Mình thấy ngoài Hà Nội có lập một nhóm trên fb: Những người phục vụ tàu 996, thấy đang hẹn nhau offline hoành tráng lắm. Mấy bạn ở Huế thì mình mail bài trước cho thấy chỉ có 2 bạn trả lời, huhu, Ôi Huệ cụa ta...
Huế với Trường Sa đây ạ :
----------
Với Huế, ở Trường Sa
Ngày cập nhật 28/05/2013 17:44
(TTH.VN)
- Tôi vẫn nhớ mãi cái hôm lên nhà giàn DK12, chỉ một số được lên, trong
ấy có mấy cô gái Huế. Lên rất khó vì tàu thì lắc dữ dội mà nhà thì cao
22m, nhưng khi xuống còn khó hơn, vì trên cao nhìn xuống, đàn ông còn
chóng mặt. Thế nhưng các cô gái Huế đã không chỉ lên, mà còn say sưa
ngồi giao lưu, hát và nhảy, với bộ đội, dù tôi biết các bạn đã rất mệt.
Hình ảnh ấy, nhiều người không quên…
Nữ sinh Học viện Âm nhạc Huế biểu diễn ở Trường Sa
Như
mọi người Huế xa quê khác, đi đến bất cứ đâu, thấy có gì liên quan đến
Huế là đều tìm cách xán đến tìm hiểu, làm quen, nhận quê. Và tôi còn một
phát hiện nữa, là phần lớn những cô gái mà tên Hương Giang thì hoặc là
quê ở Huế, con những người Huế xa quê, hoặc là bố mẹ nơi khác đến gặp
nhau ở Huế, chứ người Huế đang ở Huế ít đặt tên con là Hương Giang.
Vậy
nên tôi đã hỏi một cô bé rất đẹp, nói tiếng Bắc tên Hương Giang khi cô
ngồi bên cạnh tôi trong phòng họp của Bộ tư lệnh Hải Quân ở 01 Tôn Đức
Thắng TP HCM trong cuộc họp phổ biến việc đi Trường Sa là cháu quê Huế
à, và thất vọng nhận được câu trả lời là không phải, mà chỉ là bố cháu
người Bắc Ninh, mẹ Hà Tĩnh, gặp nhau ở Huế sinh ra cháu. Giờ cháu đang
là sinh viên Trường đại học Ngoại thương. Ngay lúc ấy thì ban tổ chức
điểm danh, và tôi biết có một đoàn Huế thứ thiệt sẽ tham gia hành trình
này, do một Bí thư Tỉnh đoàn phụ trách. Dưới trướng ông bí thư này là
một đội hình mười mấy người, trong đó có một số cán bộ và sinh viên Học
viện Âm nhạc Huế đi theo với tư cách phục vụ văn nghệ, một số đại biểu
chính thức là thanh niên ưu tú của Đại học Huế, của Trung tâm Thanh
thiếu niên…
Và
tôi đã chủ động làm quen với các cô bé này. Cô bé Nguyễn Thị Ngọc Hà,
sinh năm 1992, học Trường đại học Ngoại ngữ (Đại học Huế) quê ở Phong
Xuân. Tôi bảo: Chú với cháu 2 lần thân nhé, chú học Tổng hợp Huế khóa 1,
cháu học khoa học, cũng thuộc Đại học Huế. Hai là chúng ta cùng quê
Phong Điền. Ngọc Hà là đại biểu chính thức, đại diện cho tuổi trẻ Đại
học Huế được Trung ương Đoàn chọn đi. Ngoài hoạt động Đoàn thì cô là một
cô bé hát rất hay và bốc. Khi lên tàu, Hà đã tập rất nhanh với một cô
bé nữa, đến từ Hà Nội thành một cặp song ca rất tuyệt vời. Hà đã tham
gia tất cả các hoạt động của tuổi trẻ trên tàu, hát với cô chỉ là phụ,
nhưng hầu như tất cả các cuộc giao lưu có hát là có Hà.
Các cô gái Huế trên boong tàu 996- Lúc này trang phục ít Huế nhất |
Ngọc Hà- phải ảnh- đi chân đất hát rất sung cùng Thu Hiền trên boong tàu 996 |
Một
cô bé nữa cũng rất gây ấn tượng bởi khuôn mặt rất… Huế, là Hoàng Hồng
Điệp. Cô bé này đang là sinh viên Học viện Âm nhạc Huế, sinh năm 1992.
Mắt to, luôn tươi cười và cười rất to, sẵn sàng chụp ảnh với các chiến
sĩ, lăn vào chơi các trò chơi do Xuân Bắc bày trong các cuộc giao lưu.
Cô bé này có thể vừa hát vừa múa phụ họa. Và tất nhiên khi lên đảo thì
luôn là điểm nhấn của sự kiện, không phải bởi chỉ đẹp, mà còn là sự hết
mình, dù vóc dáng nhỏ bé thế, tôi biết cháu cũng rất mệt, nhất là khi
leo lên nhà giàn, hoặc những lúc tàu rung lắc gặp sóng.
Hoàng Hồng Điệp trong hành trình đến Trường Sa
Hầu
như lên đến đảo nào thì tiết mục đầu tiên cũng là của các sinh viên
Huế. Trong đoàn còn có 3 diễn viên nữa là Hoàng Bách, Xuân Bắc và Hoàng
Hiệp nhưng với vị thế của họ, phần lớn là họ diễn sau. Thường là Huế mở
màn mấy tiết mục, và Xuân Bắc sẽ khóa chương trình. Kể thế để thấy họ
vất vả. Từ tàu to vào đảo là phải tăng bo qua xuồng hoặc tàu nhỏ. Mọi
người vào tới đảo là có thể thư giãn, hoặc ngồi nghỉ, hoặc đi dạo vào
các phòng thăm lính đảo… còn mấy cô bé Huế là lao ngay vào chuẩn bị cho
cuộc diễn. Và khi xong, mọi người ra tàu thì họ lại là những người cuối
cùng. Khổ thân, tôi thấy các cháu mặc mấy bộ áo dài không ủi nhăn nheo
mà thương. Thế mà họ luôn hết mình, luôn cháy trọn vẹn trong cảm xúc
tuyệt vời của nghệ thuật, của tình cảm với đảo, với lính hải quân… Nghĩ
cho cùng, đời một người, mấy thuở được ra đến Trường Sa, huống gì, các
cô bé này lại được biểu diễn ngay trước hoặc bên cạnh cột mốc chủ quyền
của Tổ Quốc, ở một nơi xa đất liền đến thế…
Cùng bộ đội tham gia một trò chơi do nghệ sĩ Xuân Bắc chủ trì
Điểm
danh những cô gái chàng trai Huế thì còn là những Nguyễn Thị Mân, Phạm
Thị Mai Chung, Nguyễn Thu Thảo, Nguyễn Hữu Danh, Huỳnh Vân Kiều Trinh,
Đặng Xuân Trường, Trần Thị Bạch Trà (Học viện Âm nhạc Huế), Huỳnh
Ngọc Dũng (Trung tâm Thanh thiếu niên Huế)… Họ đã góp phần làm nên
thành công của chuyến đi, gây những ấn tượng tốt về Huế cho những người
cùng hành trình trên tàu HQ996 và các hàng chục đảo và nhà giàn mà đoàn
đã qua…
Bí thư Tỉnh Đoàn Thừa Thiên Huế Nguyễn Chí Quang đang phân công công việc cho các sinh viên tham gia đoàn công tác |
Đến ngày thứ 6 thứ 7 gì đó mà tôi vẫn không biết mặt Bí
thư Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế vì thấy cậu rất ít xuất hiện ở những chỗ
long trọng, ở hàng đầu hay ở các cuộc chém gió thành tàu, dù cậu là
trung đội trưởng một trung đội. Tôi hẹn Ngọc Hà là khi nào cháu chỉ cho
chú xem nhân vật bí ẩn này nhé. Cô bé bảo: anh ấy đang khiêng bàn trong
kia chú ạ. Trời ạ, té ra cái tay cứ lui hui khiêng vác và chuyên ngồi
chỗ dàn âm thanh như một nhân viên âm thanh là Bí thư Tỉnh đoàn Thừa
Thiên Huế à? Trên tàu có mấy bí thư và phó bí thư tỉnh đoàn các tỉnh tôi
đều chuyện trò hết, và cùng họ đi vào các phòng ở của lính, các nhà
dân… bắt tay thăm hỏi… nhưng với Bí thư Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế thì giờ
mới thấy. Chờ cho Quang vừa khiêng xong cái bàn, tôi lại chào và tự
giới thiệu, chuyện trò chừng… 3 phút thì anh lại khiêng cái này chuyển
cái kia, và cuối cùng là ngồi bệt ngay chỗ lằng nhằng dây nhợ loa đài
như một công nhân thực thụ. Có lẽ trên tàu không nhiều người biết cái
ông cứ lặng lẽ khiêng vác xếp đặt, áp tải máy móc từ tàu xuống xuồng rồi
từ xuồng lên đảo và ngược lại là ông Bí thư tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế.
Hôm ở đảo Trường Sa lớn, mọi người lên tàu hết, dàn hết trên boong chào
xuống, bộ đội xếp hàng dưới đất chào lên, hát hết cả chục bài rồi mà
chưa thấy tàu nhổ neo, ai cũng ngạc nhiên và thấy khá… nhạt nếu cứ tiếp
tục đứng trên thành tàu hát xuống và dưới đảo hát lên lâu thế, thì một
cái xe tải chở dàn âm thanh nhạc cụ xuất hiện. Người ngồi sau thùng xe
là… Bí thư Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế. Anh lại lom khom cũng các chiến sĩ
chuyển máy móc lên tàu xong hộc tốc chạy lên tàu, con tàu hú lên 3 hồi
còi rồi rời đảo…
Tôi
vẫn nhớ mãi cái hôm lên nhà giàn DK12, chỉ một số được lên, trong ấy có
mấy cô gái Huế. Lên rất khó vì tàu thì lắc dữ dội mà nhà thì cao 22m,
nhưng khi xuống còn khó hơn, vì trên cao nhìn xuống, đàn ông còn chóng
mặt. Thế nhưng các cô gái Huế đã không chỉ lên, mà còn say sưa ngồi giao
lưu, hát và nhảy, với bộ đội, dù tôi biết các bạn đã rất mệt. Hình ảnh
ấy, nhiều người không quên…
Văn Công Hùng- Link gốc Ở ĐÂY
6 nhận xét:
Anh VC HÙNG,anh cho phép tui đưa bài
ni về trang kho4suphamhueưn.vnweblog nhé anh.Cám ơn.PHANVANCHO 637 TRƯỜNG CHINH,PLEIKU
VCH,Anh cho phép tui đưa bài ni về trang khoa4suphamhue.vnweblog nhé anh.VÌ BIỂN ĐẢO.
PHANVANCHO
Bài viết hay quá Bác Hùng ơi. Viết rất Huế, đậm đà và rất tình cảm. Cám ơn Bác, cám ơn tất cả mọi người!
Hay và cảm động. Đúng chất cán bộ Đoàn.
Hay và cảm động. Đúng chất cán bộ Đoàn.
Các bài viết của anh về Trường Sa kỳ này đều tuyệt vời . Việc đầu tiên trong ngày của tôi mấy tuần nay là vào blog của anh và Mai Thanh Hải để đọc về chuyến đi vừa rồi của các anh .
Riêng về các cô gái và các chàng trai Huế trong chuyến đi TS vừa rồi , tôi xin tiếp câu hát của anh :
Ơi Huệ cụa ta
Ta có Huế tuyệt vời ...
My iP
Đăng nhận xét