Nhân viên của mình đều được mình khuyến cáo: phải tranh thủ mọi nơi mọi chỗ đọc sách. Sách thì chú cung cấp, cứ vào phòng chú lấy, đọc xong trả lấy cuốn khác. Nếu ở phòng làm việc hết thì về nhà chú. Nhưng thấy chúng đọc... mạng là chủ yếu, sách rất ít. Bạn bè mình cũng thế, cứ đến lấy đọc, xong trả lại lấy đợt khác. Có một chú ở huyện, ra lấy được 2 đợt, cho vào bì tải chở, nhưng từ hồi đến giờ không thấy mượn nữa... Duy nhất năm ngoái, mình ôm một chồng sách lọt vào chung khảo hội nhà văn, thông báo mãi, được nhõn 3 người mượn...
Nhớ linh tinh thế, chợt thấy bài này viết từ hồi nào, đưa lên vậy:
----------
Không
vơ đũa cả nắm, vì rất nhiều người vẫn đọc sách kinh hoàng lắm, vẫn chăm
chỉ mua sách, vào thư viện... mà bản thân mình đây, ngoài chuyện vẫn
chăm chỉ đọc thì... sách của mình cũng được bạn bè và công chúng thương
mà mua cho.
Song
về cơ bản thì, dân ta giờ đọc sách ít quá. Nhà mình có cả nghìn cuốn
sách, giấu trong buồng ngủ, ai vào thấy cũng kinh, nhưng hai cô con gái
thì... chả mó đến bao giờ. Chúng không có thời gian và cả không...
thích. Vừa rồi cô em về nghỉ 30/4, bảo ba tìm cho con một cuốn đọc đỡ
buồn, chu choa, hôm ấy mình vui như được... huân chương sao vàng...
-----------------
Trong một chương trình "Chiếc nón kỳ diệu" có chủ đề Văn
Học Thế Giới, bốn tên sách thuộc loại kinh điển được đưa ra để đố là Tây du ký, Ông già và biển cả, Người mẹ và thần thoại Hy Lạp. Bốn người đoán (mò) trúng
tên sách gồm một kỹ sư, một
bác sĩ, một giáo viên tiểu học, và một học sinh phổ thông trung học. Điều kinh hoàng là khi người dẫn chương trình hỏi rằng
bạn đã đọc cuốn sách ấy chưa, thì họ đều trả lời rằng... chưa có điều kiện đọc? Hỏi tên tác giả cũng chịu.
Có một người nhận đã đọc
sơ sơ cuốn Thần Thoại Hy Lạp, nhưng khi hỏi lại rằng biết nhân vật nào trong ấy thì
lại chỉ biết mỗi... Venus. Thực ra nếu đã đọc Thần Thoại Hy Lạp thì nhân vật
đầu tiên không thể không biết là thần Dớt, rồi đến Hêra, Prômêtê, Apôlông,
Hêraclít... chứ Vênus chỉ thấp thoáng, có chăng là ở các phiên bản tượng đang
bày bán nhan nhản mà thôi? Người khác biết tiếng Nga, thế mà người dẫn chương
trình mớm đến cay đắng tiếng Nga là gì cũng không hiểu. Mà cuộc chơi này đã
được thông báo chủ đề cho các người chơi, chứ nếu không báo, không hiểu còn
sượng sần tê tái và vô duyên đến như thế nào? Ở chương trình Đường lên đỉnh Olimpia
hôm sau có 2 cháu "vượt chướng ngại vật" rất giỏi, trả lời được gần
hết các câu hỏi đề ra, trừ một câu: Tác giả Bỉ Vỏ là ai? cháu chịu không trả
lời được, đây là câu duy nhất hai cháu chịu thua. Quá thất vọng, nhân có khá
đông các cháu học sinh cấp 3 đang tụ tập học nhóm, tôi hỏi các cháu một số tên
sách có tính chất kinh điển nhưng lại đã trở thành phổ thông, thì trời ạ, phần
đông là không đọc. Các cháu lập luận rằng học nhiều quá không còn thời gian đọc
sách, kể cả những cuốn được trích trong chương trình học, các cháu cũng chỉ đọc
phần trích trong sách giáo khoa mà thôi. Thế đọc gì? Chúng cháu đọc... Đô rê
mon và mực tím, hoa học trò...! Điều này lý giải một phần tại sao nhiều kiến
thức tương đối phổ thông trên các trò chơi truyền hình như Chiếc nón kỳ diệu,
Đường lên đỉnh Olimpia, Hành trình Văn hoá... mà nhiều người chơi không trả lời
được.
Thời gian vừa qua có khá nhiều ý kiến tranh luận rằng tại sao
độc giả quay lưng lại với văn học Việt Nam đương đại. Khá nhiều ý kiến đổ lỗi
cho các nhà văn. Không sai. Nhưng qua hiện tượng vừa rồi thì có thể thấy rằng
không chỉ văn chương Việt Nam bị độc giả quay lưng, mà cả các đại văn hào trên
thế giới cũng bị chung số phận. Vậy cắt nghĩa hiện tượng trên như thế nào? Thử
phân tích các nguyên nhân chính sau:
Một là người ta quay cuồng với kinh tế thị trường, lo làm
giàu... Nhưng nguyên nhân này không chỉ là độc quyền của nước ta, và cũng không
phải bây giờ mới có. Ở các nước người ta vẫn đọc, và ở nước ta, một thời, sách
là nhu cầu không thể thiếu. Đã từng có cảnh cả một trung đội bộ đội chuyền tay
nhau cuốn "Ruồi Trâu" đã nhàu nát, hoặc chép nguyên cả tập thơ tặng
nhau. Thế hệ chúng tôi đã từng nhịn ăn sáng, dành dụm từng đồng để mua sách.
Trẻ con bây giờ thì cũng có hiện tượng nhịn ăn sáng, nhưng để chơi điện tử, để
"chat"..., số để mua sách văn học cũng có, nhưng hiếm, thuộc vào hàng
"điển hình tiên tiến"...
Hai là sự bùng nổ thông tin khiến người ta bão hoà. Ngày nay
thông tin cập nhật ngay từng giờ từng phút, vào tận buồng ngủ, khiến cho con
người có vẻ năng động nhưng thực sự họ đang lười đi. Họ không chịu tư duy suy
nghĩ, mà chỉ lướt qua các thông tin giật gân kiểu như Đoan Trang lộ hàng thế nào?
Hà Hồ đẻ con ở đâu? Cường đô la chơi xe gì..., một cách hời hợt thoả trí tò mò, rồi thôi...
không day dứt trăn trở, không đau đớn dằn vặt, không buồn phiền, không phân
thân...
Ba là cách dạy văn của
chúng ta khiến người học sợ văn, và họ mang tâm trạng ấy vào đời.
Bốn là sách hiện nay rất
đắt. Nguyên nhân này không phải là chính bởi vì hệ thống thư viện công cộng bây
giờ sẵn sàng phục vụ người đọc một cách tận tình...
Năm là tổng hợp các nguyên nhân xã hội khiến cho tâm hồn con
người trơ cứng và vô cảm...
Sáu là thói kiêu ngạo và tự mãn của con người trước các hiện
tượng tự nhiên và xã hội...Vân vân và vân vân...
Tác hại của không đọc sách tưởng không cần nhắc lại. Vô cảm
và trơ lỳ, tàn nhẫn và tội ác, ích kỷ và trơ trẽn... được bắt nguồn từ sự khô
cằn tâm hồn con người. Mà sách chính là cơn mưa tưới vào sự khô cằn ấy. "Không
có sách thì không có tri thức...", câu ấy luôn luôn đúng với mọi thời đại.
Đấy là sách nói chung, còn không có sách văn học, dứt khoát không thể có một
tâm hồn phong phú và nhạy cảm, và như thế chưa thể có một con người hoàn thiện
về nhân cách... Vì thế, cần phải lo lắng về nạn không
thèm đọc sách hiện nay...
10 nhận xét:
Bác nói đúng nỗi đau của em. Mời mọc mãi mà mấy đứa cháu không đứa nào thèm đọc. Mua sách về dí vào tận tay, chúng nó vẫn không đọc. Chúng nó cũng có vài cuốn sách, là Đô rê mon, Bảy viên ngọc rồng, v.v và v.v... trong đó có những quyển vài trang không có câu nào, chỉ "chát", "bụp", "hự", "ối"... Đứa lớn hơn tí thì đọc truyện diễm tình (cực kỳ thỉnh thoảng!) Em mua về toàn loại Nobel, với kinh điển, kiểu như Cuộc phiêu lưu của Tom Soyer, Peter Pan, best buy như Harry Potter, vẫn bị vứt xó. Đau thương quá!
Bác hơi nhầm rồi
Thần thoại Hy Lạp không gọi Venus là Venus đâu mà gọi là tên khác cơ
Bác hơi nhầm rồi
Thần thoại Hy Lạp không gọi Venus là Venus đâu mà gọi là tên khác cơ
Sao bác không trích dẫn tiếp câu nói của ông Lê ..." không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có ...."
Đúng đúng, gọi là nữ thần Aphorodite
Bác khôn nẻ vỏ, cứ nhè người không đọc sách mà mời chứ iem đây đời lào bác có nhời mời iem, ngỏ í mượn 1 cuốn mà bác cứ súp lơ cải bắp.
Có cả nghìn cuốn sách mà dấu kín trong buồng thì ngoài chính chủ hỏi ai dám đọc?
Có cái chương trình "Hành trình khám phá" ở đài DVTV tối chủ nhật hằng tuần cũng zui lắm anh ạ. Câu hỏi tuy đơn giản, chủ yếu là kiến thức ở trường phổ thông, nhưng trả lời thì hoặc là ko bit (mặc dù cô MC đã gợi ý đến sát nút), hoặc là ngô nghê đến phì cười, mà người thi chủ yếu là sinh viên và công chức cả đấy nhá. Hu hu.
Venus là tên của nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp (còn đọc là thần thần Vệ Nữ)là bắt nguồn từ trong thần thoại của La Mã cơ bác Hùng ạ!
Hihi, không phải là em không mượn nữa mà là...chưa mượn đó thôi bác ợ!
Đăng nhận xét