Vầng, thứ 2, lại bài của nhà cháu, "Nặc" danh là Hùng Tây Nguyên trên Reatimes ạ. LINK GỐC Ở ĐÂY Ạ.
-------
Nước ta chia thành ba vùng rất rõ rệt, Bắc Trung Nam, là chia theo hàng ngang, hàng dọc thì có duyên hải và Trường Sơn Tây Nguyên chẳng hạn. Đây đang kể ba miền theo hàng ngang. Và Miền Trung thì người ta gọi là khúc ruột. Có người hài hước, bảo con người có 3 phần. Cái ngon thì phần đầu hưởng, cái sướng thì phần dưới hưởng. Cái phần lộn xộn thì của miền Trung, thì ruột mà, nơi chứa thức ăn và phân loại thức ăn nên nó nửa tinh hoa nửa cặn bã.
Miền
Trung khắc nghiệt thế nên người miền Trung thông minh để thích nghi với sự khắc
nghiệt. Tôi hay nói với bạn bè rằng là, thực ra cái sự vĩ đại nhất của con người
chính là khả năng thích nghi. Tự nhiên lớn lên, gặp một người, chả anh em ruột
rà gì, vác về nhà, thành vợ/ chồng, và rồi sống với nhau cả đời, chịu đựng nhau
cả đời, thì chả phải thích nghi là gì?
Và,
cái sự thích nghi vĩ đại nhất của người miền Trung, theo tôi, nó thể hiện rõ nhất
ở những ngôi nhà, và đặc trưng nhất là nhà rường Huế và nhà lá mái Bình Định.
Đến
giờ vẫn còn nhiều cách giải thích tên gọi nhà rường. Những là rường cột, rường
mối, những là lương gọi chệch, và cả rương gọi chệch nữa.
Nhưng
đấy là ngôi nhà rất đẹp, tất nhiên rồi. Xứ thần kinh mà. Và, người Huế đã rất
tài khi bất cứ ngôi nhà rường nào cũng có cái rương hay còn gọi là rầm thượng ở
trên. Cái này được thiết kế như một phần của ngôi nhà, hết sức hài hòa, chứ
không phải ghép vào cho có, bằng chứng là nó được làm rất cầu kỳ, công phu, hết
sức hòa hợp với ngôi nhà, và cũng được chạm trổ rất cầu kỳ như mọi chỗ khác
trong nhà, thậm chí những con tiện còn kỹ lưỡng hơn các nơi khác trong nhà.
Thế
nhiệm vụ của nó làm gì? Đơn giản, nó là nơi chứa đồ hàng năm khi mùa lụt đến.
Mà không lụt thì những gì quý hàng ngày người ta cũng để lên đấy. Người không
biết, nhìn lên cái rương ấy, tưởng nó là cái trần nhà. Và cả nhà chính, buồng,
nhà ngang đều có rương như thế. Người Huế đã sống chung với lũ hàng năm như thế.
Và họ đã như thế hàng mấy trăm năm nay, còn trước đấy nữa thì... chưa biết.
Thì
năm nào mà Huế không lụt, mà không bị nước bò lên hỏi thăm. Cái rương/ rầm thượng
ấy là cái cách mà người Huế sống chung với lụt, thích nghi với lụt. Tất nhiên,
nói cho công bằng, ngày xưa lụt Huế nó cũng từ từ và... an nhiên như Huế, chứ
bây giờ, đương không, uỵch phát, nước cuồn cuộn chảy về, không kịp chạy, đến mức
có cô giáo dạy đại học sư phạm Huế ví: Nước lên nhanh như... người yêu cũ trở mặt.
Nhưng những cái rương ấy vẫn luôn hữu dụng.
Cái
nhà lá mái Bình Định thì lại cũng độc đáo hơn nữa. Nó nhỏ và thấp, và họ lợp
mái bằng... đất sét. Chính xác là tường trát đất sét (nhiều vùng nông thôn của
ta cũng làm tường bằng đất sét, nhất là nhà trình tường của người Hà Nhì thì
còn hết sức vĩ đại), nhưng lợp bằng đất sét thì tôi mới thấy ở nhà lá mái Bình
Định. Chính xác là họ lợp nhà làm 3 lớp. Lớp dưới cùng là đất sét, rồi tới phên
tre, và trên cùng là tranh làm bằng cỏ tranh hoặc rạ. Nó xử lý vấn đề thuộc về
thời tiết. Ai cũng biết khí hậu miền Trung khắc nghiệt, mùa hè thì nóng chảy mỡ,
mùa đông thì lạnh cắt da. Cái nhà này, mùa hè thì mát mà mùa đông thì ấm. Nó xử
lý vấn đề cháy nhà nữa. Nhà tranh, nỗi ám ảnh lớn nhất là cháy. Hở ra là cháy,
nhất là ở cái vùng mà, để chống cái lạnh, thì họ hút thuốc như một cách giữ ấm.
Và nhiều công dụng khác nữa.
Ở
khu du lịch Một thoáng Việt Nam ở Củ Chi có cả 2 ngôi nhà này dựng sát nhau. Và
khách tham qua bao giờ cũng lưu lại đây lâu nhất. Ngoài việc khâm phục khả năng
thích nghi vĩ đại và sự thông minh của cha ông, thì họ liên tưởng tới... hôm
nay.
Nó
hài hòa khiêm nhường trước thiên nhiên nhưng lại cũng rất tự tôn và kiêu hãnh,
khẳng định sự tồn tại của mình trong vũ trụ dù nó chỉ là một chấm hết sức li ti
trước tự nhiên vĩ đại. Nó cùng/ giúp con người sống một cách an nhiên trước những
khốc liệt của tự nhiên. Và khi đã hòa hợp được với tự nhiên, trở thành một phần
của tự nhiên, đừng nhăm nhăm chinh phục, nhăm nhăm chống, nhăm nhăm cải tạo...
chúng ta sẽ được tự nhiên chấp nhận làm bạn bè, sẽ sống hiền lành như con kiến
con ong con chim con cá. Trước khi tự nhiên có việc gì biến động, đa phần một số
con vật đều được... báo trước. Và những người có kinh nghiệm thì thường nhìn
con vật để biết tự nhiên. Những người kiêu căng không biết điều này. Họ ưỡn ngực
đón gió đón bão...
Giờ
chúng ta nhân danh hiện đại, toàn thách thức thiên nhiên. Cứ đòi chống. Mà nghĩ
cho cùng, dẫu bộ óc con người có vĩ đại đến đâu thì trước tự nhiên, chúng ta vẫn
chỉ là những hạt cát, một phần triệu hạt cát, nhỏ nhoi vô cùng, yếu đuối vô
cùng dễ vỡ dễ thiệt hại vô cùng...
Lại
nhớ tới những cảnh báo của tiền nhân về sự kiêu ngạo của con người. Cũng cần
kiêu ngạo, nhưng là kiêu ngạo thuận tự nhiên chứ không chống lại tự nhiên,
không mo cơm quả cà sắp xếp lại giang sơn. Những hậu quả của phá rừng, nắn
sông, của hiện đại với bê tông, khí thải nhà kính... đang hiện hữu một cách vừa
thách thức vừa khổ sở trong cuộc sống hôm nay, mà những gì đang diễn ra ở miền
Trung những ngày vừa qua không loại trừ có sự tác động của sự kiêu ngạo, thách
thức tự nhiên này...
Chỉ
cần đọc lại ca dao tục ngữ của các cụ xưa cũng học được khối điều về ứng xử với
tự nhiên.
Bên
cạnh nhà Rường Huế, nhà lá mái Bình Định, ở khu du lịch Một thoáng Việt Nam còn
có khu Tây Nguyên, trong đó có cái nhà rông, cũng là một cách mà những nghệ
nhân làm nhà này, cả đời chưa ra khỏi làng, hoàn toàn mù chữ, thể hiện sự ứng xử tuyệt vời của mình với
thiên nhiên, để nó, dẫu luôn dựng ở nơi cao nhất của làng, như một lưỡi búa ngược,
nhưng lại luôn mềm mại, luôn vững bền trước gió Tây Nguyên. Mà Tây Nguyên, gió
luôn hào phóng và miên man...
Ảnh: Nhà Truyền thống Bình Định và nhà Rường Huế ở khu du lịch Một thoáng Việt Nam.
Rầm thượng/ rương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét