Tôi
chơi với Tạ Chí Tào phải đến mấy chục năm nay, dù anh ở huyện, huyện Chư Sê,
còn tôi ở thành phố. Cái thời anh học đại học tại chức ở Huế, hồi ấy xe còn khó
khăn, đi xe sáng sớm từ Huế, nửa đêm tới Pleiku, anh hay ghé vào nhà tôi ngủ đợi
sáng lại ra bến xe nội tỉnh về Chư Sê.
Anh
hay khoe, dòng họ Tạ Chí nhà anh có ông Tạ Chí Đại Trường là nhà sử học rất giỏi.
Anh lấy ông ấy làm gương để phấn đấu. Nhưng phấn đấu mãi, anh cũng tới gần hai
chục năm làm phó phòng giáo dục, đơn giản vì lý lịch của anh không làm trưởng
được.
Ham
nghề, ham việc, ham đọc sách và ham... làm thơ nữa. Cứ cặm cụi làm việc và nuôi
con như thế, cho đến một ngày, cách đây 5 năm, anh phát hiện mình bị ung thư.
Ban
đầu cũng hoảng. Ai chả hoảng. Nhưng rồi nghĩ, có hoảng cũng thế, mà lại còn suy
sụp nữa. Cả hai vợ chồng cùng nghề giáo, nên sự am hiểu đủ để biết rằng: lạc
quan, không sợ, bình tĩnh... chiếm đến 50% thắng lợi.
Thì
tự nhiên thấy có... hạch ở cổ, dưới tai trái. Bạn bè và gia đình khuyên đi bệnh
viện Hoàng Anh Gia Lai khám. Cũng chụp sinh thiết nhưng không phát hiện ra, mà
hạch thì sưng to và người gầy rất nhanh. Thế là khăn gói quả mướp vào bệnh viện
Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh khám. Và kết quả là, anh bị ung thư vòm hầu. Đã
chuẩn bị tâm thế nên anh và vợ xác định ngay mấy việc cần làm: Một là yên tâm
chữa trị. Hai là xin về hưu trước tuổi. Có được ít tiền chế độ để chữa bệnh. Thực
ra thì hồi ấy là khá lớn, hơn 500 triệu. Ba là lo cho các con. Chỗ ở ngày xưa
là vùng heo hút của thị trấn Chư Sê đầy muỗi và côn trùng. Giờ có con đường lớn
mở ra, lại thành ra có giá. Cắt bán rồi cho mỗi đứa một ít, đứa thì mua nhà
trên Pleiku, đứa thì mở quán cà phê, trai cũng như gái. Liên tục xe đò Chư Sê
Sài Gòn, anh và vợ kiên cường và đều đặn mấy đợt theo đúng y lệnh của bác sĩ. Lần
đầu xạ trị 35 tia. Nghỉ một thời gian, ăn cháo đúng 7 tháng liên tục, xạ trị lần
hai 25 tia nữa, và giờ thì vẫn tiếp tục tái khám nhưng thưa hơn.
Hơn
một lần tôi viết về bệnh ung thư từ những nhân vật cụ thể là bạn bè xung quanh
trên báo mà đáng nhắc nhất là về cô giáo Lữ Hồng,
ung thư tụy cấp giai đoạn cuối, gần 20 năm và giờ vẫn đang đi dạy hàng ngày,
trường cách nhà 7 cây số (trước đấy cách gần 50 cây, phải trọ lại cuối tuần mới
về). Và rất lạ, giờ tôi vẫn đang chơi với khá nhiều bạn bè ung thư, người ít 5
năm người nhiều hơn chục năm rồi, và như cô bé Lữ Hồng thì đã gần hai chục năm.
Điều
rút ra chung nhất từ nhừng người ấy là tinh thần lạc quan, không sợ bệnh nhưng
kiên trì chữa, mỗi người chọn một cách. Anh bạn nhà văn Chử Anh Đào của tôi,
nguyên hiệu phó trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, còn mỗi tuần ngồi một cuộc
"cà phê" gốc nhãn với nhóm bạn bè thân. Cà phê trong ngoặc kép là bởi
đây là quán cà phê cóc dưới cái gốc nhãn cổ thụ, nhưng anh và các bạn, như từ
khi chưa phát hiện bệnh, vào đây chỉ uống... bia. Xưa chưa bệnh thì dày và nhiều
hơn. Giờ mỗi tuần ngồi một lần vào chiều thứ 4, mỗi lần anh uống 1 chai bia, bạn
bè thì người 2 chai. Đúng số lượng ấy, rồi về ăn cơm.
Và
viết. Cô giáo Lữ Hồng từ khi bị bệnh tới giờ liên tục in thơ và báo, xuất bản một
tập thơ. Chử Anh Đào cũng thế, vừa xuất bản thêm một tập...
Tạ
Chí Tào cũng không ngoại lệ. Và đây là việc thứ 4 của anh.
Mới
tuần trước, chưa thực hiện giãn cách xã hội ấy, anh phóng xe máy từ nhà lên nhà
tôi, 45 cây số giữa... mùa dịch, để tặng tôi thơ làm tôi phát hoảng. Nhưng anh
bảo anh yên tâm, tôi nai nịt kỹ lắm, cái
giống thơ này mà không tặng ngay cho nó nóng sốt thì... phí lắm.
Từ
khi phát hiện bệnh, đây là tập thơ thứ 2 của anh. Tập thứ nhất là trường ca
"Cờ đào Tây Sơn" và thứ hai là "Bài thơ viết về người". Cả
hai tập đều theo chủ đề tập trung, trường ca thì về Quang Trung Nguyễn Huệ,
chính là ở quê anh. Và tập sau là về chủ tịch Hồ Chí Minh. Vấn đề là, bệnh tật
thế nhưng, tập trước in xong thì anh xe đò xuống tận ban quản lý khu di tích
Tây Sơn để tặng. Tập sau thì anh cũng xe đò ra tận ban quản lý khu di tích Kim
Liên, đưa bản thảo nhờ họ đọc, và giám đốc khu di tích viết lời giới thiệu.
Khoan
hẵng nói về chất lượng thơ (Tạ Chí Tào là hội viên hội Văn học Nghệ thuật Gia
Lai), mà chỉ riêng việc cẩn trọng trong việc viết, gom tư liệu rồi xuất bản của
một người đang mang bệnh trọng cũng đủ thấy kỳ khu đến như thế nào rồi. Tôi có
nhắc anh nhớ giữ gìn sức khỏe để còn... chiến đấu, cuộc chiến đấu này còn dài đấy,
và càng dài càng mừng, không chỉ anh mừng mà vợ con mừng, bạn bè mừng. Nhưng
anh bảo, yên tâm đi, anh lượng sức mình, vẫn tự nghe mình hàng ngày để sống cho
có ích. Người khỏe mạnh giờ có in thơ cũng ít ai cẩn thận ngồi xe đò hàng hơn nửa
nghìn cây số ra tận Kim Liên thắp hương, gặp gỡ cán bộ nhân viên, rồi trình bày
bản thảo, nhờ đọc xin góp ý, và đề nghị họ viết lời giới thiệu, cũng như sau đó
xuống tận nơi tặng sách như thế.
Ăn
rất ít và chỉ ăn được những thứ rất mềm vì răng anh hầu như đã hỏng hết sau mấy
đợt xạ trị, nhưng nếu thoạt nhìn, ít ai biết anh đang ung thư giai đoạn 3. Thì
cũng như nhìn cô giáo Lữ Hồng, nhà văn Chử Anh Đào, chả ai biết họ đang mang
căn bệnh ai nghe cũng lắc đầu: Ung thư.
Thì
ra, bên cạnh việc chữa bệnh bằng thuốc, tinh thần lạc quan, và quan trọng nữa,
được làm việc mình thích, ở đây là viết văn, làm thơ, yêu công việc ấy, sống hết
mình với nó, thì hình như, ung thư cũng đứng từ xa mà... ngó.
Cũng
như những ngày này, cả thế giới đang căng mình chống covid. Không lo sợ, tự tin
và bình tĩnh xử lý là đã góp phần lớn vào thành công rồi...
2 nhận xét:
❤❤❤
+Gần 15 năm, 1976-1990, các HTX nông nghiệp cả nước được khuyến khích diệt cỏ trong làm ruộng. Công cấy là công bỏ. Công làm cỏ là công ăn. Mà đồng loạt phải dùng loại 0,24D. Phun xong 3 ngày thì cỏ không còn một mống. Cây lúa khỏe khoắn, xanh tốt. Đặc biệt bộ rễ lúa không nằm dưới chân ruộng mà phát triển trên gốc lúa những vài tấc. Dạng rối loạn tế bào tự nhiên. Mỗi năm 2-3 vụ, 0,24D thấm vào trong nước ngầm, đẫm vào rau trái. Và... biết bao nhiêu người dân bị bệnh "Rối loạn sắp xếp tế bào" trong một bộ phận nào đó của cơ thể. Không ai chịu trách nhiệm. Trời và Mỹ là đối tượng được nhận tội. May mắn cho dân tộc này. Sau 2002, 0,24D bị cấm sản xuất, cấm sử dụng trong nông nghiệp.
+Chữ nghĩa: Ung thư, tiếng Pháp viết là cancer. Bác sĩ sợ bệnh nhân biết bệnh sẽ bị suy sụp nhanh sức khỏe nên gọi, viết gọn là 'ca'. Đọc là "ca". Nhưng "ca" có khi bị hiểu là 'trường hợp'(cas) hoặc chất vôi (calci) nên âm ra là "k" cho giản đơn, chắc chuyện. Từ đó"K" dùng trong y tế được hiểu là "ung thư".
+Bộ Dân Chính và Quốc vụ viện TQ đã có văn bản phê duyệt chính thức: Đặt lỵ sở của huyện Hoàng Sa tại đảo Phú Lâm; lỵ sở của huyện Trường Sa tại đảo Chữ Thập. Hết. Ông Trọng ơi, Ông Trọng ơi!!!
Đăng nhận xét