Gia
Lai có một địa chỉ luôn luôn được khách, không chỉ khách xa, mà ngay cả nội tỉnh,
chọn làm nơi “check in” lý tưởng mỗi khi có điều kiện, và kể cả không có điều
kiện thì người ta phải tạo ra “điều kiện” để đến, ấy là hàng thông cổ thụ cùng
với cánh đồng trà bao la được trồng từ năm 1921 ( do tư bản Pháp trồng) tọa lạc
tại Xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai (trước đây là xã Biển Hồ, thị xã
Pleiku, tỉnh Gia Lai).
Nó
nổi tiếng vì khi lên ảnh cực đẹp, dù có người đến xong thì... thất vọng vì nó
ngắn quá, và quả là đoạn đường này cũng xuống cấp nhiều, lở lói ổ gà. Thế nhưng
hầu như bất cứ lúc nào đến cũng đều có xe đang đậu, và tất nhiên là người đang
thăm thú ở đấy.
Tôi
có môt kỷ niệm rất đẹp ở đây. Đấy là hôm ấy đậu xe sát mép đường rồi dẫn mấy
người bạn đi lên phía trước chụp ảnh. Thấy chị bán cà phê ở đấy vẫy vẫy, quay lại
thì chị ấy chỉ tay lên ngọn thông: Có một cành khả năng rơi vì nó khô và bị gió
bẻ xoắn rồi, anh đánh xe đi chỗ khác không lỡ nó rơi vào xe. Từ qua tới giờ tôi
chỉ cho mười mấy xe rồi...
Quả
là tôi đã rất ấm lòng dù chúng tôi không uống nước ở quán của chị, cái quán đơn
sơ ở ngay trên con đường ấy, chỉ để phục vụ khách đến thăm con đường đẹp này.
Ngoài
hàng thông trăm tuổi thì ở đây còn vườn chè cũng tương đương niên đại với
thông. Chè cũng rất đẹp, được chăm sóc cắt tỉa rất kỹ để nó bằng lỳ, cái chính
là thuận tiện cho thu hái, nhưng nó cũng tạo ra một cảnh quan rất đẹp, đi cặp với
hàng thông, nó trở thành một địa điểm du lịch tự phát nhưng thu hút rất đông
khách, chưa kể thẳng con đường ấy ta sẽ đến chùa Bửu Minh, một ngôi chùa khá đẹp
do thầy Thích Giác Tâm trị trì. Vị sư này, nhẩn nha từng tí một, từng năm một,
đã xây được ngôi chùa được rất nhiều khách, không chỉ là phật tử, đến chiêm bái
và cúng phật.
Theo
cung cấp của các cụ cao tuổi trong vùng cho thầy Thích Giác Tâm, thì trước năm
1975, đường thông này có tất cả 150 cây. Nhưng hiện tại, nó chỉ còn 86 cây, mất
gần một nửa. Đấy là lý do mà đường thông này... ngắn và khoảng cách giữa các
cây thông không đồng đều. Dẫu vậy, nhiều bạn trẻ vẫn gọi đây là “con đường Hàn
Quốc”, và rất nhiều bộ ảnh cưới đã được thực hiện ở đây. Nó nổi tiếng đến mức
trong cẩm nang du lịch cả nhiều tour, nhiều bạn phượt, đường thông này đứng thứ
2 sau Biển Hồ nước. Sau Biển Hồ nước, người ta sẽ đến ngay Biển Hồ trà, chính
là con đường này.
Nhưng
đang có một hiện tượng hết sức đáng báo động, là có những người vô ý thức hủy
hoại những cây thông cổ thụ hiếm hoi này.
Đầu
tiên là người ta đẽo... ngo, tức là đẽo gốc thông lấy nhựa về nhóm lửa hoặc
bán. Những gốc thông bị đẽo lõm sâu vào, may chưa cây nào chết. Nhưng gần đây,
có nhiều người ở nơi khác đến đẽo vỏ thông để về trồng phong lan. Vấn đề là, những
người có trách nhiệm thì... không biết, còn những người dân ở gần đấy, đau xót
nhưng không dám lên tiếng.
Thầy Thích Giác Tâm phải lên tiếng trên trang cá nhân
và gửi thông tin cho tôi nhờ vào cuộc, xin trích: “Con đường chúng tôi thường
đi qua hàng ngày, thấy thông cứ héo úa chết dần, hôm nay ngày 1.12.2018, đi qua
lại thấy hàng thông bị thương tích quá nhiều, tìm hiểu thì có người cho biết là
có một nhóm người từ xa đến đem theo dao rựa vạt vỏ thông về nuôi trồng phong
lan, cứ vài hôm là họ đến một lần, vạt vỏ thông rồi mang đi, không có ai ngăn
cản họ.
Chúng
tôi đã đi đếm lại hàng thông, trước năm 1975 là 150 cây. Đến năm 2018 còn lại
86 cây. Như vậy hàng thông đã chết 64 cây. Số cây thông chết, năm 2011 ông Giám
đốc công ty chè hồi đó là Nguyễn Quốc Huynh đã trồng dặm lại, số cây thông
trồng dặm lại có một số cây đã chết.
Trong
sách "Cẩm nang du lịch Gia Lai" do Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch Gia
Lai ấn hành tháng 11 năm 2018 đã giới thiệu con đường hàng thông đẹp này cho
khách lữ hành trong và ngoài nước.
Trồng
cả trăm năm mới có được một hàng thông đẹp, và nó đã trở thành một di sản quý
cho tất cả chúng ta.
Nhưng
nếu không biết giữ gìn và giao cho ngành chức năng nào có trách nhiệm quản lý,
thì hàng thông quý có tuổi trăm năm sẽ không còn nữa (vì đã chết 64 cây thông
rồi).
86
cây thông còn lại đều bị vạt vỏ, cây nhiều cây ít. Có vài cây mang thương tích
rất nặng chúng tôi chụp vào lúc 15 giờ ngày 1.12 năm 2018 là nặng nhất. Họ đã
vạt vỏ thấu vô xương cây, nhựa chảy ra như máu, rồi đây cây sẽ chết như 64 bạn
bè đã chết trước.
Ai
là người có trách nhiệm hãy cứu lấy hàng thông trăm tuổi. Tất cả chúng ta đều
có trách nhiệm duy trì cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ trong cõi đời này”.
Quả
là, chính tôi cũng không biết ai là người có trách nhiệm chính bảo vệ và chăm
sóc hàng thông làm nên đường thông nổi tiếng này. Nó đã góp phần rất lớn cho du
lịch Gia Lai giới thiệu mình, dù tôi biết, người ta phát hiện ra nó và biến nó
thành điểm du lịch hoàn toàn tự phát, cũng tự phát như dã quỳ, như cỏ hồng, như
muồng vàng...
Và
con đường ấy nữa, đã hỏng rất nhiều. Bảo vệ và bảo tồn hàng thông nhất thiết
phải sửa lại con đường, chính thức biến nó thành một điểm du lịch “có số” tại
Gia Lai...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét