Sự
kiện ông Nguyễn Xuân Quang, Phó Cục trưởng Cục kiểm soát hoạt động bảo vệ môi
trường báo bị mất gần 400 triệu đồng ở Long An có thể sẽ không ầm ĩ đến thế nếu
như ông Quang không là “quan thanh tra” đang đi thanh tra tại địa phương ông
báo bị mất tiền. Các cụ ta có câu “sửa dép ruộng dưa” là để răn những trường hợp
nhạy cảm này. Đi qua ruộng dưa, dẫu dép có hỏng cũng cố mà đi, đừng cúi xuống sửa,
dễ bị nghi.
Kỹ
đến thế nhưng mà rồi đời sau vẫn nhiều người mắc.
Từ
hồi nào không biết, có hiện tượng là dân không tin cán bộ như xưa nữa. Nó có rất
nhiều nguyên nhân, nhưng rõ ràng là, cán bộ ta, một bộ phận không nhỏ ấy, thiếu
gương mẫu, nói cách khác, hay “sửa dép ruộng dưa” một cách cố tình. Các cụ ta
xưa thì dẫu dép tụt quai cũng quyết không sửa, đi khập khiễng để bảo vệ tiết
tháo của mình. Giờ, nhiều vị cán bộ, dép không hỏng cũng... lúi húi sửa.
Thì
mấy ông ở dầu khí, ở ngân hàng Ocean Bank không thế à, mấy ông ở VNpharma chả
thế à, ông Nguyễn Xuân Anh chả thế à, ông Nguyễn Phong Quang chả thế à, ông Phạm
Thế Dũng... vân vân chả thế à?
Tôi
từng rợn người và sốc khi nghe bà Nguyễn Thị Doan hồi còn là phó chủ tịch nước
nói rằng cán bộ ta ăn của dân không chừa thứ gì? Nhưng đến giờ thì... quen rồi,
đến nỗi, nghe tin ông này ông kia có vấn đề này vấn đề kia ít thấy xa xót nữa.
Chưa
bao giờ mà công cuộc chống tham nhũng của Đảng ta được hun đốt một cách mãnh liệt
như bây giờ. Và có lẽ vì thế mà ta nhận diện được rất nhiều gương mặt đen khoác
áo đạo mạo. Đã từng rất nhiều lần các vị ấy khoác áo đạo mạo lên bục dạy dỗ căn
dặn “thần dân” phải thế này thế kia, trong khi bản thân các vị ấy là những tấm
gương đen, ai cũng biết nhưng các vị ấy tưởng không ai biết.
Thời
bia ôm còn phát triển và đang là món khoái “thủ” của rất nhiều người, trong đó
không ít vị quan chức có tiền, người ta đãi nhau bằng những chầu bia ôm, gọi là
tăng ba tăng tư hoặc tăng cuối. Các quán bia ôm mọc lên như nấm sau mưa, nhan
nhản hang cùng ngõ hẻm từ phố đến làng. Tôi quen một ông sếp, rõ ràng hôm trước
ông ấy vừa “hoành tráng” trong quán karaoke ôm, hôm sau đạo mạo lên hội trường
nói về đạo đức, dẫn chứng luôn rằng là bia ôm là băng hoại đạo đức, là thế này
thế kia, tôi mà biết ai tham gia món này tôi kỷ luật hết. Tôi ngồi dưới mắt cứ
tròn xoe ngạc nhiên, rằng tại sao người ta lại có thể nói một đằng, làm/ nghĩ một
nẻo thế nhỉ? Sau này “phong trào” bia ôm tự nhiên xẹp hẳn xuống, nhưng chắc chắn
không phải từ những câu dọa của vị cán bộ lãnh đạo kia.
Ông
Nguyễn Xuân Anh đã từng thề sống thề chết rằng, chỉ có mỗi một căn nhà, ai thấy
ông có hơn một ấy hãy lên tiếng ngay, và ông ấy từ chức ngay. Khi ban kiểm tra
công bố thì té ra, cái việc có hơn một căn nhà đối với ông chỉ là chuyện nhỏ,
nhiều chuyện lớn hơn nhiều, kinh khủng hơn nhiều, đến mức ủy ban kiểm tra trung
ương phải kiến nghị Ban chấp hành trung ương xử lý kỷ luật.
Nói
thật, chỉ cần có một chút sĩ thì khi nghe công bố ông ấy phải kiếm cái lỗ nẻ
chui xuống. Trong đời tôi cũng có những khi sai, nhất là khi quá chén một chút,
nói năng mất tự chủ một chút, sáng ra nhớ lại, xấu hổ cả tuần, nhìn ai cũng cảm
thấy như người ta biết việc hôm qua xỉn nói lung tung của mình, dù sau đấy hỏi
lại thì phần lớn khi ấy cũng ai nói nấy nghe thôi, chả ai để ý mình nói gì. Thế
nhưng cứ xấu hổ mãi, áy náy mãi.
Cái
ruộng dưa nó trở thành một cái gì đấy kích thích lòng tham đến vô cùng đến mức
mà ông chủ tịch tỉnh Gia Lai khi bị ủy ban kiểm tra trung ương công bố kỷ luật
và thực hiện các bước kỷ luật thì hồn nhiên đến... thách thức nói rằng: “Tôi về
hưu rồi, xử sao thì xử”. Xử sao nữa khi bao nhiêu rừng đã trở thành đất trống đồi
trọc, khi mà hàng nghìn tỉ đồng đi đâu về đâu chỉ mình ông biết, những việc ông
làm kết quả thế nào làm sao mà kéo lại được, và quan trong hơn, lòng dân tan
tác sau những việc làm sai trái của lãnh đạo. Sự mất tin tưởng của dân vào bộ
máy bắt nguồn từ đây. Phần lớn những ông lãnh đạo sai trái nặng nề là do các
ông ấy rất độc tài, không chịu nghe ai, từ đồng cấp đến tham mưu giúp việc.
“Cái gì có lợi cho dân thì làm”, bác Hồ nói thế, nhưng các ông ấy chỉ nhăm nhăm
“cái gì có lợi cho mình thì bằng mọi giá phải làm”, kim chỉ nam như thế nên những
gì các ông ấy làm chỉ từ sai tới hỏng.
Chỉ
một cái ban chỉ đạo miền Tây Nam bộ chỗ ông Nguyễn Phong Quang mà trong mấy năm
đã bỏ ngoài sổ sách hơn 130 tỉ đồng. Cũng như thế là cái văn phòng Hội đồng
nhân dân tỉnh Gia Lai chỉ có mấy người dã chi sai hơn 11 tỷ đồng cho các công
tác tiếp khách, đối ngoại và an ninh. Chỉ riêng chi văn phòng phẩm đã hết 1,2 tỷ
đồng. Và tiền mua bia hết gần 2,6 tỷ đồng. Có người nói vui, nếu tổ chức uống
bia và dập ghim thi thì mấy ông bà ở đây sẽ vĩnh viễn vô địch địa cầu, vô đối,
vĩnh viễn không ai địch nổi. Bởi nếu chia tiền bia và văn phòng phòng phẩm cho
các ngày trong năm thì chỉ ngồi dập ghim và uống bia liên tục như robot cũng
không kịp. Và vấn đề là, không phải ai ở cơ quan ấy cũng được uống bia và dập
ghim như thế. Ủy ban kiểm tra trung ương chỉ đích danh 3 người là nguyên chánh văn phòng và đương kim chánh văn phòng, phó
chánh văn phòng.
Họ,
gần như đã mất hết liêm sỉ khi vẽ ra được những việc không tưởng như thế để biện
hộ cho sự biển thủ công quỹ của mình, phải gọi rõ tên như thế, biển thủ công quỹ.
Xây
dựng lại liêm sỉ cho cán bộ như các cụ ta xưa tránh ruộng dưa là việc rất nên
làm và cần kíp phải làm.
(Hì hì bài nhà cháu in ở báo Văn Nghệ Công An hôm nay ạ, BBT sửa chút tít cho nó nghiêm trọng. Anh nhà văn Nguyễn Thế Hùng dùng Nokia đời đầu chụp báo nên cứ như sương mù thành Lân Đân ấy)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét