Chúc mừng xuân
mới Bính Thân đến bác Văn Công Hùng & gia đình cùng vanconghung.com.
Trong các ngày qua, cuốn
tiểu thuyết thời sự của tôi - TRUNG-VIỆT VIỆT-TRUNG - vừa ra lò ở bên Mỹ. Nhà thơ – đạo diễn Đỗ Minh Tuấn viết Tựa. Phần 1
& 2 của truyện đã từng được vanconghung.com cổ vũ, cho đăng tải cùng góp ý hữu
ích và thấu hiểu.
Kèm đây xin gửi vanconghung.com bài (+ foto minh họa) thông tin về sách, một số nhận định. Mong được bác tùy nghi cho giới thiệu để thêm nhiều bạn đọc đến với cuốn sách (hay các
trích đoạn trên mạng), trong hy vọng của tác giả: qua đấy niềm yêu
nhớ biển Đông & lãnh thổ, cương vực Tổ quốc thêm chút đậm đà, và sự cảnh
giới kẻ láng giềng phương Bắc bành trướng thêm phần nào sắc nhọn.
Chân thành cảm ơn bác Văn
Công Hùng / vanconghung.com đã và sẽ dành cho TRUNG-VIỆT VIỆT-TRUNG những
quan tâm quý báu.
Thân mến
Đỗ Quyên
GIỚI THIỆU
SÁCH MỚI:
TIỂU THUYẾT THỜI
SỰ “TRUNG-VIỆT
VIỆT-TRUNG”
• •
Thông tin về
sách
Cuối tháng Giêng
vừa qua, tiểu thuyết thời sự Trung-Việt
Việt-Trung đã được xuất bản bởi Người Việt Books (California).
Khởi từ biến cố giàn khoan 981, Đỗ Quyên viết tiểu thuyết thời sự này như một sáng tác bán hư cấu gồm ba phần gần như
riêng rẽ. Phần 1 và Phần 2 giống các truyện chính sự giả tưởng; Phần 3 là chủ
đề chính và ít chất văn học hơn, gồm một chuỗi phóng sự bán hư cấu với các
chuyện xa gần về biển Đông (từ thời sự Việt Nam, thế
giới đến sinh hoạt làng văn Hà Nội), về quan hệ Việt - Trung và kết thúc ở quan
hệ Việt - Mỹ.
vanconghung.com đã
từng đăng hai phần đầu của truyện:
*
• Tên sách: Trung-Việt
Việt-Trung
• Thể loại: tiểu thuyết thời sự
• Tác giả: Đỗ Quyên; Đề tựa: Đỗ Minh Tuấn; Bìa và trình bày:
Châu Hữu Hiền
• 448 trang, khổ sách 5.5 x 1.1 x
8.5 inches
• Giá bìa: $20 USD
Tại Việt Nam sách cũng được phát hành qua
mạng Fado.vn:
• Thông tin về tác giả Đỗ Quyên
Email: doquyen.tvvt@yahoo.ca
Email: doquyen.tvvt@yahoo.ca
Tóm tắt hoạt động văn học, báo chí:
• Một vài đường dẫn khác ở Việt Nam trích
đoạn sách (phiên bản cũ so với bản in sách):
• •
Một số nhận định về tiểu thuyết Trung-Việt
Việt-Trung
Trích Lời phi lộ của tác giả:
“Tác phẩm này xin được: Tưởng
niệm các vị tiên tổ, anh hùng liệt nữ đã vị quốc vong thân vì một Việt Nam Hình
Chữ S.”
“Trong nỗi tự hào tận đáy lòng
được làm một con dân đất Việt trời Nam cùng niềm hạnh phúc tràn đầy với ngọn
bút tự do trong tay, tác giả trân trọng gửi lời thứ lỗi về nhiều điều quanh
cuốn sách và mong đón nhận mọi sắc thái tình cảm, thái độ và nhận định từ quý
độc giả gần xa.
Để làm-một-cái-gì cho nước Việt,
cho tiếng Việt trong chủ đề hôm nay và ngàn năm mà chúng ta đang phải đối diện…”
*
Trích Lời tựa:
“Trung-Việt
Việt-Trung là cuốn tiểu thuyết hậu hiện đại trí tuệ, chua chát, hài hước,
mới mẻ và hấp dẫn về thân phận thăng trầm éo le, bấp bênh đầy nghịch cảnh của
dân tộc Việt Nam trong sự xoay vần của quan hệ Việt – Trung, và về những tâm tư
bộn bề giằng xé lo âu của người trí thức trước thân phận giống nòi khi cái bóng
Trung Quốc đè nặng trong tâm tưởng, đe dọa cả tương lai, làm biến dạng thậm chí
đảo ngược các giá trị văn minh, văn hóa đã chuyển giao bền vững ngàn đời.”
“Tiểu thuyết Trung-Việt Việt-Trung không chỉ là một minh chứng của nội lực hậu hiện đại
trong tâm cảm con người phương Đông nói chung mà còn bộc lộ khả năng tự trào
ngoạn mục của chính phương Đông. Cuốn truyện không chỉ giễu nhại các ứng xử
chính trị, ngoại giao, mà còn giễu nhại một số căn tính văn hóa Việt đằng sau
các ứng xử ấy. Hơn thế nữa, tác phẩm gần gũi mà cao siêu này còn hé lộ bản chất
hậu hiện đại trong đời sống Việt và bản lĩnh thiền sư “không chấp hình tướng”
trong trí tưởng tượng sáng tạo văn chương.”
“Chắc chắn cuốn tiểu thuyết sẽ
tìm được sự tri kỷ của nhiều độc giả, kích thích cảm hứng sáng tạo của các nhà
văn.”
ĐỖ MINH TUẤN - Nhà thơ - Nhà
phê bình - Đạo diễn (Hà Nội, Việt Nam)
*
Các nhận
định in trên bìa sau:
“Đã có ai từng đọc một ‘tiểu thuyết thời sự’
tiếng Việt như thế này? Chắc là chưa đâu. Vì đây là cuộc chiến mới nhất của Đỗ
Quyên, tác giả của những trường ca dài nhất, và những chuyên luận vô cùng vạm
vỡ và chi tiết.
Mới đọc, thì có thể thấy giọng của ‘phi hư cấu sử
ký’, rồi càng đọc sẽ càng thấy Trung-Việt
Việt-Trung là rất mới, một cái mới đứng trên vai những người khổng lồ. Để
viết được thể loại này, tác giả trước hết xứng danh là ‘người đọc khỏe nhất của
chữ Việt’. Sôi động, biến hóa, biếm nhạo mà kinh điển, bung xung mà chặt chẽ,
ấy chính văn phong của tác phẩm, hòng rọi ngọn đèn pha vào
cái-thực-thể-bầy-nhầy-lùng-nhùng của thực trạng.
Một cuốn sách xứng đáng được đặt lên bàn của mọi
cơ quan văn học, báo chí, truyền thông, và từng người Việt, hiện nay.”
ĐẶNG THÂN – Nhà văn,
Nhà phê bình (Hà Nội, Việt Nam)
*
“Không
dễ để đọc hết các dòng chữ của nhà văn Đỗ Quyên, không chỉ vì anh viết gần như
bất tận, mà vì anh luôn luôn quan tâm về những khám phá mới trong ngôn ngữ. Gặp
lần đầu, khi anh từ Canada tới thăm Nam California, tôi được người bạn giới
thiệu rằng Đỗ Quyên là ‘nhà khoa học, và là nhà thơ...’ tôi nghĩ ngay rằng thế
là phải, vì những người hải ngoại quan tâm tới vận mệnh quê nhà chỉ còn lựa
chọn duy nhất là dùng ngòi bút, vì ngoài chữ viết là gắn bó với quê hương và
may ra còn góp phần chuyển đổi dòng chảy lịch sử; tất cả những chuyện khác đều
là chuyện của nước người, chuyện của xứ sở nơi chúng ta lưu thân.
Và vậy
đó, Đỗ Quyên làm thơ, rồi viết văn xuôi và dịch thuật... Không thể đọc hết
những gì anh viết. Cũng như không thể nhìn hết những nơi anh đặt chân tới. Có
hôm vừa đọc thấy Đỗ Quyên ngồi uống cà phê với một số bạn văn Sài Gòn, hôm sau
có tin anh ngồi nơi Phố Cổ Hà Nội. Tất cả những dòng chữ của anh, cũng như tất
cả những vết bụi giang hồ trên khuôn mặt sạm nắng ưu tư của anh đều hiện lên rõ
ràng, hiện lên minh bạch: anh yêu thương dân tộc Việt thiết tha.
Đọc Đỗ
Quyên, ngay cả khi anh đùa giỡn với chữ nghĩa, cũng dễ nhận ra cách anh nhìn
lại trong ngôn ngữ Việt những hồn sâu kín và thân thương của đồng bào anh. Nơi
đó, cũng là đồng bào tôi.”
PHAN TẤN HẢI – Nhà văn, Nhà báo (California, Hoa Kỳ)
*
“Khoan nói đến bút pháp đặc biệt
của tác giả.
Khoan nói đến tinh thần châm biếm
và không nhân nhượng của nhà văn.
Khoan nói đến số lượng tài liệu
ông thu nhập.
Khoan nói đến thể loại độc đáo Đỗ
Quyên dùng ở đây để trình bày một vấn đề cần phải quan tâm hàng đầu là quan hệ
giữa đất nước chúng ta và láng giềng vĩ đại…
Tôi đọc và chúc mừng tác phẩm mới
này của bạn như một tiểu thuyết ngôn tình, một ‘docu-fiction’ dựa trên bản tin
hình sự của, nói thế nào nhỉ, một người đàn ông bạo hành một cô gái bị đẩy vào
tay hắn bởi hoàn cảnh địa lý.
‘Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn.’
(Nguyễn Bính)
Như thành ngữ Mexico ‘Bất hạnh của chúng tôi là ở
xa Thượng đế mà lại gần Hoa Kỳ’.
Tất nhiên, đây là một ngôn tình
bạo lực trong chiều dài và không có hạnh phúc, nhưng có lẽ ẩn hiện đằng sau Trung-Việt Việt-Trung không phải là thời
sự cũng như không phải là lịch sử. Đó là câu hỏi cho chúng ta, người là ai và
ta là ai.”
ĐỖ KH. – Nhà thơ, Nhà văn (California, Hoa Kỳ)
• • •
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét