Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

NGHỊCH LÝ VIỆC LÀM



Nó, rõ ràng là một nghịch lý. Rõ ràng với việc vào công ty của ông họa sĩ học việc, được bao cấp toàn bộ, học xong có việc làm ngay, thu nhập ổn định, với việc cứ lao đầu vào những phù du đâu đó, để rồi cứ vật vờ thất nghiệp... là một khoảng cách của quan niệm, của việc định hướng phân nghề trong xã hội.

          Ở Pleiku có một ông họa sĩ rất giỏi. Đang là cán bộ nhà nước, những năm bao cấp khó khăn đói kém nhất, ông bỏ ra ngoài dập biển số xe cho công an giao thông và vẽ tranh cổ động thuê nuôi vợ và 3 đứa con. Sau đấy thì dạy vẽ và sáng tác. Mấy chục năm nay ông chỉ chuyên 2 việc là dạy vẽ, đông nhất là học sinh thi vào ngành kiến trúc, và sáng tác. Tranh ông rất đẹp, nhiều giải thưởng và là chi hội trưởng chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Gia Lai.

          3 đứa con, đứa nào học xong thì cũng... bỏ việc nhà nước. Cả 3 đứa đều là họa sĩ. Thằng út học xong đại học Mỹ thuật, bỏ tiền học thêm một mớ chuyên ngành sâu nữa như xây hàn leo trèo các loại để về mở công ty quảng cáo. Cu này vừa thiết kế vừa thi công, leo trèo, xây trát, hàn xì các loại... bằng những phương pháp hiện đại tối tân nhất.

          Và công ty ông này tuyển nhân viên. Rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học Mỹ thuật đến xin nhưng ông không nhận, vì họ chỉ biết mỗi... thiết kế. Trong khi ông cần những người đa năng, như con ông.

          Thế thì tự đi tuyển. Ông xuống vùng nông thôn đặt vấn đề tuyển những cháu nhà nghèo, đã xong hoặc thậm chí chưa xong cấp 3. 2 năm đầu là học việc. Ngày cơm 3 bữa chủ nuôi, ông thuê một căn nhà  cho học trò ở miễn phí, trang bị cho mỗi đứa một máy tính. Con ông dạy chúng kiểu cầm tay chỉ việc, bước đầu là leo trèo, sơn hàn, mộc nề, tóm lại là thi công, phụ việc cho chủ, lúc nào không có việc thì học thiết kế, cả ông và con trai trực tiếp dạy. Hết năm thứ nhất thì ông hỗ trợ thêm tiền (thực ra bây giờ thi thoảng ông cũng đã cho chúng tiền rồi), khi học xong thì ông nhận vào làm ở công ty của ông, trở thành nhân viên công ty, lương khoảng 4, 5 triệu.

          Kết quả, ông tuyển được... 2 cháu.


          Rất đông các cháu khác, đang thất nghiệp nhưng thiên hướng là, một là làm thuê lấy tiền tươi ngay, như đi hái cà phê, phụ hồ, dán quảng cáo, bán sim điện thoại... và 2 là cố sống cố chết vào học trường trung cấp nào đó, như trung cấp nghề, trung cấp văn hóa nghệ thuật, trung cấp sư phạm... vân vân. Và vào các trường này thì đều học phải tốn tiền, và có khi vào được cũng tốn tiền, và nữa, học xong 90% là không có việc, mà nếu có việc lương cũng rất thấp.

          Nó, rõ ràng là một nghịch lý. Rõ ràng với việc vào công ty của ông họa sĩ học việc, được bao cấp toàn bộ, học xong có việc làm ngay, thu nhập ổn định, với việc cứ lao đầu vào những phù du đâu đó, để rồi cứ vật vờ thất nghiệp... là một khoảng cách của quan niệm, của việc định hướng phân nghề trong xã hội.

          Hay là tại cái gì nữa, không hiểu được.

7 nhận xét:

Nặc danh nói...

Nói gì thì nói, chứ Chú VCH mà không cho mở đường THĐ nơi quảng trường Bác để nhân dân đi ngang qua thì chưa ai tin đâu nhé

Hoàng Cư nói...

Việc này thì cụ VCH này kg thể làm được gì rồi. Dám trơ thân, viết bài lên Báo về việc này ư? còn xưa, nên đừng tin việc này bàn dân thiên hạ đưng chờ cổ dài...thì có!

TNC nói...

Bác cho em mượn bài về nhà em nhé. Tất nhiên tên tác giả là bác và không có nhuận bút đâu

Nặc danh nói...

Mấy vụ này may ra có Nguyễn Thịnh or Huỳnh Kiên thì mới dám ra tay.

Nặc danh nói...

Sáng nay mình lái ô tô đi làm, qua ngã 3 Hoa Lư đã thấy kẹt cứng đường rồi. Lại đi thẳng, hướng về phía đường Lê Lợi để đến cơ quan cho thuận, suyt chút nữa là quẹt với 3 xe máy chỗ đương giao nhau với đường Nguyễn Tất Thành-Lê Lợi. Mình thấy, chỗ này ko an toàn rồi, nhưng tai sao ông Tiến sĩ, kĩ sư Giao thông nào lại tái hiện ngã tư (ko đặt vòng xuyến) giao nhau này? Cần xem lại đi VCH. Thế là việc đề nghị mở toang con đường Trần Hưng Đạo là ý nghĩa vô cùng với mong mỏi của lòng dân, cũng chỉ là mạng sống của con người thôi Hùng ạ.

Nặc danh nói...

Sáng nay mình lái ô tô đi làm, qua ngã 3 Hoa Lư đã thấy kẹt cứng đường rồi. Lại đi thẳng, hướng về phía đường Lê Lợi để đến cơ quan cho thuận, suyt chút nữa là quẹt với 3 xe máy chỗ đương giao nhau với đường Nguyễn Tất Thành-Lê Lợi. Mình thấy, chỗ này ko an toàn rồi, nhưng tai sao ông Tiến sĩ, kĩ sư Giao thông nào lại tái hiện ngã tư (ko đặt vòng xuyến) giao nhau này? Cần xem lại đi VCH. Thế là việc đề nghị mở toang con đường Trần Hưng Đạo là ý nghĩa vô cùng với mong mỏi của lòng dân, cũng chỉ là mạng sống của con người thôi Hùng ạ.

Nặc danh nói...

ông HÙNG này làm được gì mà các bạn kì vọng.