Lái ô tô trên đường cần chú ý:
Khi thấy 1 chị phụ nữ chạy xe máy trên
đường mà xi nhan vẫn nháy thì hãy yên trí rằng, 99% chị ấy không rẽ theo tín
hiệu xi nhan, mà là chị ấy quên tắt xi nhan. Cứ bóp còi rồi chạy ngang chị ấy
hạ kính nói to: chị ơi tắt xi nhan.
Khi thấy 1 chị đang chạy bình thường
bỗng ngoái đầu ra sau một phát thì ngay lập tức phải có phương án tránh chị ấy,
bởi, lập tức lúc ấy chị ấy đã rẽ sang đường.
Khi thấy 1 chị đang chạy bỗng giơ tay ra
cái xẹt, thì tức là lúc ấy chị ấy đã rẽ sang nửa đường rồi. Mình thắng lại cũng
chết vì bị đứa đằng sau nó húc, mà lái theo chị ấy thì húc thắng trước mặt, rẽ
trái cũng vậy, tốt nhất khi chạy sau phụ nữ thì... chạy chậm, lừa cơ hội vượt
lên...
Dẫu
là đã cuối tháng 3, nhưng tháng 5 lại đang đến, lại có dịp nghỉ dài ngày, theo
thông báo thì năm nay được nghỉ tới 6 ngày, tức lại chuẩn bị những cuộc về quê
hành xác khổ ải.
Hầu
như năm nào, trước tết, sau tết, trước và sau các kỳ nghỉ dài như 30/4, 2/9 báo
chí đều vào cuộc chuyện tàu xe, người dân ngay ngáy nỗi lo tàu xe và bản thân
chủ của tàu xe cũng lo ngay ngáy dù đây là dịp họ kiếm tiền hoành tráng nhất.
Trước
hết là nạn xe quá tải.
Không
năm nào thoát được nạn này. Cảnh sát phạt cứ phạt, xe chứa người như gà trong lồng
mang ra chợ cứ chứa, như một sự thi gan, cùng… tiến. Người hiểu biết thì bảo,
có lý của nó cả. Chả chủ xe nào dám đánh cược tài sản của mình nếu như không có
“cái gì đấy” bảo đảm. Và ai đã đi xe đò, chả cứ ngày tết, ngày thường cũng vậy,
đều dễ dàng chứng kiến cảnh các lái xe “trình giấy” rồi đi như thế nào, kệ trên
xe có bao nhiêu người. Điều lạ là, kể cả xe chở chưa đủ tải cũng “trình giấy”-
chuyến này còn chuyến sau, nhà xe rỉ tai nhau thế. Và cũng điều lạ là, tất cả
các khách đi trên xe đều thấy đấy là… đương nhiên, chả ai có ý kiến gì, thậm
chí khi cảnh sát lên phạt việc chở quá người, nhiều hành khách còn… bênh nhà xe.
Mà
lạ là các xe ấy phần lớn là xe đường dài, chạy suốt Bắc Nam. Trước tết thì xe
chiều ra đặc khách, và sau tết thì ngược lại. Chiều còn lại rỗng, và đấy là lý
do để các nhà xe tăng giá và nhồi nhét. Cả hàng nghìn cây số như thế, qua biết
bao nhiêu là trạm kiểm soát từ cố định tới lưu động, thế mà lâu lâu mới có một
vụ bị “lộ”, có xe quá tải đến mấy chục người. Nhớ có hồi nào đó tôi từng có một
bài báo cũng về đề tài này, có đề xuất, nếu xe bị phát hiện phạm luật như chở
quá tải, chở hàng cấm, bằng hoặc đăng ký xe có vấn đề thì xử phạt chốt gác phía
trước. Nếu ý tưởng này mà được thực thi có khi giảm được nạn “trình giấy” rất
nhanh rồi lại chạy tiếp thật.
Lỗi
đầu tiên tất nhiên là từ phía nhà xe tham lam, nhưng rõ ràng mình nhà xe không
thể tự tung tự tác được như thế nếu như không có sự tiếp tay của 2 lực lượng
quan trọng nữa, là các nhà quản lý và chính hành khách.
Nếu
cứ làm nghiêm, thu bằng lái, phạt nặng, bắt sang tải ngay, đền bù cho hành
khách, không cho có điều kiện “gỡ gạc” chuyến sau, chắc là chả nhà xe nào dám dỡn
mặt chính quyền đâu. Nhưng có vẻ chúng ta cứ bắt cóc bỏ đĩa nên đĩa thì ngày
càng nông còn cóc ngày càng cụ.
Nói
về hành khách. Có cái rất lạ là đi xa cả hàng ngàn cây số từ Bắc vào Nam nhưng
dân ta rất ít khi có ý thức vào bến mua vé, mà toàn ra đường vẫy. Nghiệm ra
càng người nghèo lại càng hay vẫy xe, mà vẫy xe thì bao giờ cũng phải trả tiền
cao hơn mua vé ở bến mà lại không có chỗ ngồi. Chính nạn vẫy xe dọc đường này
khiến tình trạng xe nhồi xe nhét phát triển. Họ không chỉ chịu khổ một mình (ngồi
ghế xúp, thậm chí đứng, chen chúc nhau ở lối đi trên xe) mà còn làm khổ cả hành
khách mua vé nghiêm túc, bởi khi đã chen chúc như thế thì cái anh một mình một
ghế (giường) cũng bị chen chúc, ngột ngạt. Nên có người hay di chuyển bằng xe
giường nằm lại thường mua vé tầng trên, vì không bị khách vẫy xe dọc đường ngồi
ở đường luồn gây ảnh hưởng, dù tầng trên ai cũng biết là bị lắc dữ dội hơn tầng
1.
Nhưng
một số khách cũng có cái lý của họ khi vẫy xe dọc đường, ấy là nhà họ ở nông
thôn, ra đường cái vẫy xe thuận tiện hơn lên bến mua vé. Việc này có lỗi từ
phía nhà quản lý, không bố trí các trạm trung chuyển. Nhưng cũng có nhiều người
nói, ý kiến này là ngụy biện, bởi anh cứ điện thoại đặt chỗ, rồi hẹn chỗ đón
thuận tiện, nhà xe sẽ đón. Giờ các nhà xe cao cấp đều có các đại lý bán vé khắp
nơi và phát card visit tận tay khách để đặt chỗ qua điện thoại.
Đi
xe tết hoặc lễ còn nỗi sợ nữa là xe quay đầu liên tục, tài xế hầu như không được
nghỉ. Đơn cử tuyến Pleiku Huế và ngược lại. 7 giờ tối xe xuất bến từ Pleiku, chạy
vun vút trong đêm đường Hồ Chí Minh ít cảnh sát giao thông. Chừng 4h sáng đến
Huế, trả khách xong xe chạy quay đầu ngay, gọi là xe thả, tức là chạy không, kịp
để 7 giờ tối lại xếp khách từ Pleiku. Liên tục hàng chục ngày trước tết như vậy,
sau tết lại ngược lại, khách vô cùng đông từ Huế lên. Tài xế cứ liên tục chạy,
tôi từng đi và thấy có xe có nhõn một tài một lơ, thế mà cứ ngày nọ tháng kia.
Đấy là ví dụ một tuyến chứ hầu hết các tuyến đều thế, trừ mấy hãng lớn có quy định
thời gian lái thời gian nghỉ để tài xế đổi nhau, còn lại nhà xe tận dụng tài xế
tối đa, và họ coi đấy là sự… đương nhiên.
Chuyện xe nhồi
xe nhét ngày tết ngày lễ năm nào cũng xảy ra. Thì cứ hô hào thế cho vui chứ xe
nhồi xe nhét xe lừa vẫn hoành hành, vẫn nhởn nhơ dù điện thoại đường dây nóng
luôn luôn... nóng. Cảnh sát giao thông trực 24/24 vẫn luôn 24/24, nhưng nó vẫn
nhồi, vẫn nhét, vẫn bán, vẫn lừa. Sắp đến 30 tháng 4 mùng 1 tháng 5, thế nào ta
lại cũng tiếp tục được đọc các điệp khúc xe nhồi nhét, xe quá tải và cả xe lừa
khách nữa…
Nhân nói chuyện
xe cộ, tôi chợt thấy trong sổ tay của mình có mấy ghi chép tự dặn mình, dù chả
ăn nhập gì với bài này nhưng mang ra đây biết đâu lại có người… cộng hưởng…
Lái ô tô trên đường cần chú ý:
Khi thấy 1 chị phụ nữ chạy xe máy trên
đường mà xi nhan vẫn nháy thì hãy yên trí rằng, 99% chị ấy không rẽ theo tín
hiệu xi nhan, mà là chị ấy quên tắt xi nhan. Cứ bóp còi rồi chạy ngang chị ấy
hạ kính nói to: chị ơi tắt xi nhan.
Khi thấy 1 chị đang chạy bình thường
bỗng ngoái đầu ra sau một phát thì ngay lập tức phải có phương án tránh chị ấy,
bởi, lập tức lúc ấy chị ấy đã rẽ sang đường.
Khi thấy 1 chị đang chạy bỗng giơ tay ra
cái xẹt, thì tức là lúc ấy chị ấy đã rẽ sang nửa đường rồi. Mình thắng lại cũng
chết vì bị đứa đằng sau nó húc, mà lái theo chị ấy thì húc thắng trước mặt, rẽ
trái cũng vậy, tốt nhất khi chạy sau phụ nữ thì... chạy chậm, lừa cơ hội vượt
lên...
Không dẫn chứng xe Việt Nam nữa, dẫn mấy cái ảnh xe đò Ấn Độ chơi:
Không dẫn chứng xe Việt Nam nữa, dẫn mấy cái ảnh xe đò Ấn Độ chơi:
Cái này là tắc xi Ấn Độ, tớ chạy mấy cuộc, nóng hơn lò sưởi... |
2 nhận xét:
tôi xin hỏi văn công hùng.văn công hùng đả học hết bộ luật xử lý giao thông của việt nam ta chưa
- Nghe mấy anh đi cắm mốc biên giới về kể, khi xe ô-tô chở vật liệu đang xuống dốc, thì có cái xe máy bất ngờ rẽ ngang ngay trước mũi. Cả đoàn phanh dúi dụi, chạy xuống quát: "Sao mày không xin đường". Ông xe máy ngang nhiên bảo: "Nhà tao đây, việc gì phải xin đường mày?"
- Mình có kinh nghiệm đi xe máy đường vùng cao, hễ cứ thấy cái xe trước nổi đèn hậu đạp phanh, chạy chậm lại. là y như rằng, nó sắp rẽ, phải đề phòng, chứ khôngthấy đèn xi-nhan xin đường gì đâu.
Vũ Xuân Tửu
Đăng nhận xét