Và cũng phải cám ơn truyền thông, những là truyền hình trực tiếp, những là mạng internet... để những gì có trong (được giấu trong) cái vẻ đạo mạo, phơi ra hết. Thực ra cái chuyện vĩ nhân cũng phải đi ị cũng gãi khi ngứa, cũng ham muốn điều này điều kia... là bình thường, nhưng ta cứ thần thánh nên giờ đột nhiên thấy phía sau cái áo cổ cồn có vài nốt ghẻ là rộn lên...
------------
Ông Dương Trung Quốc: "Tại sao làm luật mà cứ nói chuyện tâm tư?"- Báo Giáo dục Việt Nam.
(GDVN) - "Anh mới chỉ nói tới tâm tư của quân đội thôi. Anh có nghĩ đến
tâm tư của dân không? Tại sao làm luật mà cứ nói chuyện tâm tư?".
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã đặt ra vấn đề này trong một
cuộc trao đổi riêng với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam về dự thảo Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt
Nam.
Ông Dương Trung Quốc dẫn ra hai thí dụ điển hình từ việc Chủ tịch Hồ Chí Minh phong tướng:
Câu chuyện thứ nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh phong Đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp, dựa trên một nguyên tắc là thắng Trung tướng thì phong Trung tướng, thắng Đại tướng thì phong Đại tướng.
"Hồi ấy cũng có người tâm tư, đó là ông Nguyễn Sơn. Ông Nguyễn Sơn hồi ấy ở Trung Quốc về, đã từng qua Vạn lý Trường Chinh, là một người có tài và rất được anh em trí thức quý mến. Ông ấy cũng tâm tư tại sao chỉ là Thiếu tướng, điều đó nảy sinh là chuyện rất bình thường. Nhưng cụ Hồ ứng xử rất hay, không phải là do đáp ứng tâm tư thì phong tướng mà là do nhu cầu của cuộc kháng chiến", ông Quốc dẫn giải.
Câu chuyện thứ hai là Chủ tịch Hồ Chí Minh phong ông Nguyễn Chí Thanh làm Đại tướng.
"Đây cũng không phải vì tâm tư mà là việc nước, là do nhu cầu của đất nước. Những người có trách nhiệm phải biết điều tiết và giải quyết nó như thế nào, chứ không phải vì thỏa mãn tâm tư", ông Quốc bình luận.
Theo Đại biểu Dương Trung Quốc, còn một vấn đề khác mà xã hội đang lo lắng đấy là quy định trần số lượng tướng.
"Chúng ta cho phép tối đa 415 tướng, nhưng ai cũng thấy điều đó là bất khả thi. Luật định là ở vị trí đó thì được phong tướng, nhưng khi điều chuyển và có người khác lên thay thì rõ ràng đã tăng thêm một tướng. Tôi thí dụ Trưởng Khoa Mác-Lê Nin của Học viện Quốc phòng là Thiếu tướng, sau một thời gian có thể đi lên hoặc đi xuống (không có kỷ luật), việc này là hoàn toàn bình thường, vì luân chuyển cũng là một mặt tích cực của bộ máy. Tuy nhiên, hiện nay luật không định, khi đi khỏi vị trí ấy là phải hạ cấp, phải tính đến những chuyện ấy thì mới giữ được trần số lượng", ông Quốc nói.
Đồng tình với phát biểu trước đó của nhiều đại biểu, ông Dương Trung Quốc cũng cho rằng, đối với cán bộ công tác tại các trường đào tạo thuộc Bộ Quốc phòng thì điều quan trọng là phải có học hàm, học vị, chứ không nhất thiết phải phong tướng.
Ông Quốc bày tỏ: “Người ta nói Khoa Mác-Lê Nin hay Khoa Quân chủng là quan trọng nên cần phong Tướng. Tôi thì không bàn cái chuyện quan trọng hay không, vì cứ cho là quan trọng thì cũng còn nhiều thứ khác quan trọng. Thầy giáo trẻ, học trò già là chuyện bình thường.
Nói đến tướng là nói đến quyền lợi, đó là ô tô đi lại, cần vụ, chế độ lương bổng… và như vậy nếu phong quá nhiều tướng so với nhu cầu thực tế của đất nước thì rõ ràng là nhân dân không hài lòng, bởi họ muốn tiền thuế của mình phải được sử dụng sao cho hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất. Đương nhiên khi đất nước thực sự cần thì nhân dân cũng rất ủng hộ.
Chúng ta đang xây dựng Luật sĩ quan nhưng lại ngả sang màu quan chức. Tập trung vào quan chức thì sẽ biến tướng thành quan liêu, đấy là một nguy cơ".
Trước đó vào sáng 6/11, tại Quốc hội, trước những ý kiến về mức trần với các trường kỹ thuật quân sự, hậu cầu, quân y, sĩ quan lục quân, Học viện Chính trị… nên là Thiếu tướng, ông Phùng Quanh Thanh - Bộ trưởng Quốc phòng cho hay: "Chúng tôi đã thảo luận nhiều, xin phép giữ trần hiện hành đã thực hiện mấy chục năm Trung tướng đối với Giám đốc, Chính uỷ. Học viện Kỹ thuật Quân sự đào tạo kỹ sư cho toàn quân, cả dân sự, nghiên cứu khoa học nên đề nghị cho giữ. Cả toàn quân chỉ có trường này to nhất. Học viện Hậu cần trước đây là 3 trường sỹ quan, trung cấp hậu cần, giờ là ba trong một. Như vậy có từ lâu rồi, giờ hạ xuống, anh em rất tâm tư".
Bên cạnh đó, Đại biểu Quốc hội cũng có ý kiến không đồng tình với đề nghị phong hàm Thiếu tướng cho Chủ nhiệm Khoa Mác-LêNin và Chủ nhiệm Khoa Quân chủng; Phong hàm Thượng tướng với Giám đốc Học viện Quốc phòng.
Tuy nhiên, ông Phùng Quang Thanh cho rằng: “Quá trình thẩm định có ý kiến cho rằng giảm xuống Đại tá, nhưng chúng tôi vẫn kiên trì trình ra Quốc hội. Nếu Quốc hội cho phép để lại là Thiếu tướng tôi cho là rất mừng. Ban soạn thảo rất tâm tư, tôi trình mà Quốc hội không bấm nút hai khoa này không Thiếu tướng thì tôi về thuyết phục anh em rất khó. Người ta sẽ hỏi là thế bây giờ Khoa Mác-Lê Nin không quan trọng à? Khoa khác quan trọng thế khoa này thì sao, hay là anh có vấn đề gì, rất là khó các đồng chí ạ".
Khi nói về Khoa Quân Chủng, ông Thanh cho hay: "Trước đây có Khoa Phòng không, Khoa Hải quân, Khoa Pháo Binh, Khoa Công Binh, Khoa Đặc công... bây giờ tất cả nhập thành Khoa Quân Chủng. Sáu binh chủng hợp thành quân chủng, có mỗi Chủ nhiệm khoa trước đây là Thiếu tướng bây giờ cắt đi rất khó, tâm tư lắm các đồng chí ạ”.
Tuy nhiên, theo Đại biểu Huỳnh Thành (Gia Lai): "Đối với học viện, như các nhà trường, cái người ta cần là các chức danh liên quan đến Giáo sư, Tiến sĩ, chứ không phải là hàm cấp tướng. Hàm cấp tướng cũng cần, nhưng không phải tuyệt đối. Nếu chúng ta làm theo cách này thì Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phải là Ủy viên Bộ trính chị. Vì vậy, không nhất thiết phải quy định dạy cũng phải cấp tướng ở đây. Ở trường cần những người có kiến thức cao về an ninh quốc phòng, có kỹ năng sư phạm tốt. Tôi nghĩ người ta tôn trọng trên cương vị ông là Giáo sư giảng dạy vấn đề này".
Còn Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, phong nhiều tướng chưa chắc đã được người dân đồng tình: "Sức mạnh của quân đội cơ bản do lòng dân, chứ còn phong nhiều tướng quá thì thực sự là người dân chưa đồng tình. Các đồng chí giải quyết thế nào đó để khi chúng tôi là Đại biểu về giải thích cho cử tri thông suốt. Tôi đề nghị các đồng chí cân nhắc cái đó. Xác định phong tướng để phục vụ yêu cầu tác chiến, yêu cầu xây dựng quân đội, còn nếu xác định phong tướng để giải quyết chế độ chính sách thì nên tách tiền lương ra khỏi quân hàm thì tốt hơn.
Trước đây nghe đến tướng là khủng khiếp lắm. Tôi ngày xưa đi bộ đội nghe đến Thiếu tá là ghê gớm lắm rồi… Vì vậy, tôi cho rằng cần phải cân nhắc để giới hạn việc phong tướng để nhân dân đồng tình, còn phong nhiều quá thì dân không yên tâm lắm".
Link gốc ở đây
Ông Dương Trung Quốc dẫn ra hai thí dụ điển hình từ việc Chủ tịch Hồ Chí Minh phong tướng:
Câu chuyện thứ nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh phong Đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp, dựa trên một nguyên tắc là thắng Trung tướng thì phong Trung tướng, thắng Đại tướng thì phong Đại tướng.
"Hồi ấy cũng có người tâm tư, đó là ông Nguyễn Sơn. Ông Nguyễn Sơn hồi ấy ở Trung Quốc về, đã từng qua Vạn lý Trường Chinh, là một người có tài và rất được anh em trí thức quý mến. Ông ấy cũng tâm tư tại sao chỉ là Thiếu tướng, điều đó nảy sinh là chuyện rất bình thường. Nhưng cụ Hồ ứng xử rất hay, không phải là do đáp ứng tâm tư thì phong tướng mà là do nhu cầu của cuộc kháng chiến", ông Quốc dẫn giải.
Đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh, cần phải nghĩ đến tâm tư của dân. Ảnh: Ngọc Quang. |
"Đây cũng không phải vì tâm tư mà là việc nước, là do nhu cầu của đất nước. Những người có trách nhiệm phải biết điều tiết và giải quyết nó như thế nào, chứ không phải vì thỏa mãn tâm tư", ông Quốc bình luận.
Theo Đại biểu Dương Trung Quốc, còn một vấn đề khác mà xã hội đang lo lắng đấy là quy định trần số lượng tướng.
"Chúng ta cho phép tối đa 415 tướng, nhưng ai cũng thấy điều đó là bất khả thi. Luật định là ở vị trí đó thì được phong tướng, nhưng khi điều chuyển và có người khác lên thay thì rõ ràng đã tăng thêm một tướng. Tôi thí dụ Trưởng Khoa Mác-Lê Nin của Học viện Quốc phòng là Thiếu tướng, sau một thời gian có thể đi lên hoặc đi xuống (không có kỷ luật), việc này là hoàn toàn bình thường, vì luân chuyển cũng là một mặt tích cực của bộ máy. Tuy nhiên, hiện nay luật không định, khi đi khỏi vị trí ấy là phải hạ cấp, phải tính đến những chuyện ấy thì mới giữ được trần số lượng", ông Quốc nói.
Đồng tình với phát biểu trước đó của nhiều đại biểu, ông Dương Trung Quốc cũng cho rằng, đối với cán bộ công tác tại các trường đào tạo thuộc Bộ Quốc phòng thì điều quan trọng là phải có học hàm, học vị, chứ không nhất thiết phải phong tướng.
Ông Quốc bày tỏ: “Người ta nói Khoa Mác-Lê Nin hay Khoa Quân chủng là quan trọng nên cần phong Tướng. Tôi thì không bàn cái chuyện quan trọng hay không, vì cứ cho là quan trọng thì cũng còn nhiều thứ khác quan trọng. Thầy giáo trẻ, học trò già là chuyện bình thường.
Nói đến tướng là nói đến quyền lợi, đó là ô tô đi lại, cần vụ, chế độ lương bổng… và như vậy nếu phong quá nhiều tướng so với nhu cầu thực tế của đất nước thì rõ ràng là nhân dân không hài lòng, bởi họ muốn tiền thuế của mình phải được sử dụng sao cho hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất. Đương nhiên khi đất nước thực sự cần thì nhân dân cũng rất ủng hộ.
Chúng ta đang xây dựng Luật sĩ quan nhưng lại ngả sang màu quan chức. Tập trung vào quan chức thì sẽ biến tướng thành quan liêu, đấy là một nguy cơ".
Trước đó vào sáng 6/11, tại Quốc hội, trước những ý kiến về mức trần với các trường kỹ thuật quân sự, hậu cầu, quân y, sĩ quan lục quân, Học viện Chính trị… nên là Thiếu tướng, ông Phùng Quanh Thanh - Bộ trưởng Quốc phòng cho hay: "Chúng tôi đã thảo luận nhiều, xin phép giữ trần hiện hành đã thực hiện mấy chục năm Trung tướng đối với Giám đốc, Chính uỷ. Học viện Kỹ thuật Quân sự đào tạo kỹ sư cho toàn quân, cả dân sự, nghiên cứu khoa học nên đề nghị cho giữ. Cả toàn quân chỉ có trường này to nhất. Học viện Hậu cần trước đây là 3 trường sỹ quan, trung cấp hậu cần, giờ là ba trong một. Như vậy có từ lâu rồi, giờ hạ xuống, anh em rất tâm tư".
Bên cạnh đó, Đại biểu Quốc hội cũng có ý kiến không đồng tình với đề nghị phong hàm Thiếu tướng cho Chủ nhiệm Khoa Mác-LêNin và Chủ nhiệm Khoa Quân chủng; Phong hàm Thượng tướng với Giám đốc Học viện Quốc phòng.
Tuy nhiên, ông Phùng Quang Thanh cho rằng: “Quá trình thẩm định có ý kiến cho rằng giảm xuống Đại tá, nhưng chúng tôi vẫn kiên trì trình ra Quốc hội. Nếu Quốc hội cho phép để lại là Thiếu tướng tôi cho là rất mừng. Ban soạn thảo rất tâm tư, tôi trình mà Quốc hội không bấm nút hai khoa này không Thiếu tướng thì tôi về thuyết phục anh em rất khó. Người ta sẽ hỏi là thế bây giờ Khoa Mác-Lê Nin không quan trọng à? Khoa khác quan trọng thế khoa này thì sao, hay là anh có vấn đề gì, rất là khó các đồng chí ạ".
Khi nói về Khoa Quân Chủng, ông Thanh cho hay: "Trước đây có Khoa Phòng không, Khoa Hải quân, Khoa Pháo Binh, Khoa Công Binh, Khoa Đặc công... bây giờ tất cả nhập thành Khoa Quân Chủng. Sáu binh chủng hợp thành quân chủng, có mỗi Chủ nhiệm khoa trước đây là Thiếu tướng bây giờ cắt đi rất khó, tâm tư lắm các đồng chí ạ”.
Tuy nhiên, theo Đại biểu Huỳnh Thành (Gia Lai): "Đối với học viện, như các nhà trường, cái người ta cần là các chức danh liên quan đến Giáo sư, Tiến sĩ, chứ không phải là hàm cấp tướng. Hàm cấp tướng cũng cần, nhưng không phải tuyệt đối. Nếu chúng ta làm theo cách này thì Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phải là Ủy viên Bộ trính chị. Vì vậy, không nhất thiết phải quy định dạy cũng phải cấp tướng ở đây. Ở trường cần những người có kiến thức cao về an ninh quốc phòng, có kỹ năng sư phạm tốt. Tôi nghĩ người ta tôn trọng trên cương vị ông là Giáo sư giảng dạy vấn đề này".
Còn Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, phong nhiều tướng chưa chắc đã được người dân đồng tình: "Sức mạnh của quân đội cơ bản do lòng dân, chứ còn phong nhiều tướng quá thì thực sự là người dân chưa đồng tình. Các đồng chí giải quyết thế nào đó để khi chúng tôi là Đại biểu về giải thích cho cử tri thông suốt. Tôi đề nghị các đồng chí cân nhắc cái đó. Xác định phong tướng để phục vụ yêu cầu tác chiến, yêu cầu xây dựng quân đội, còn nếu xác định phong tướng để giải quyết chế độ chính sách thì nên tách tiền lương ra khỏi quân hàm thì tốt hơn.
Trước đây nghe đến tướng là khủng khiếp lắm. Tôi ngày xưa đi bộ đội nghe đến Thiếu tá là ghê gớm lắm rồi… Vì vậy, tôi cho rằng cần phải cân nhắc để giới hạn việc phong tướng để nhân dân đồng tình, còn phong nhiều quá thì dân không yên tâm lắm".
Link gốc ở đây
2 nhận xét:
Tui lại rất tâm tư vì hiện đã có quá nhiều tướng và tá thì vô số kể.
Anh VCH ạ ,thật tình tôi cũng tâm tư lắm . Tôi tâm tư cỡ đại tướng mà bàn chuyện pháp luật quốc gia như bàn chuyện gia đình ,mua cho cu Tý cái áo mà không sắm cho con Tũn cái váy thi e là nó tâm tư ,vì con Tũn nó ngoan hiền chăm chỉ hơn cu Tý .Đại mà thế thì cỡ thượng ,trung ,thiếu như thế nào ?
Đăng nhận xét