Thế
là cuối cùng hôm nay bộ Giáo Dục yêu quý của chúng ta đã quyết định chính thức chỉ
còn một kỳ thi. Cái việc lẽ ra phải thế, ai cũng thấy nên thế, mãi đến
năm nay mới bắt đầu được thực hiện.
Nhưng còn một việc nữa, nếu quý bộ
cải tiến được nữa thì tuyệt vời. Ấy là lễ khai giảng. Tôi thấy gần như
toàn bộ giáo viên, cả các hiệu trưởng, đều rên với cái sự vừa hình thức
vừa sáo rỗng vừa hành hạ vừa coi thường nhau của cái cách khai giảng
hiện nay. Chắc là các quan chức quý bộ cũng biết, cũng nghe, nhưng chắc
cũng như cái việc bỏ bớt kỳ thi vô lý kia, cứ phải rên la cho nó khản
cổ, đến... mất hứng thì quý bộ mới... cải tiến. Cải tiến tức là... trở
lại như cũ. Chao ơi những ngày xưa thân ái...
Khai
giảng bây giờ thiệt lạ, ngoài việc học một đường khai giảng một nẻo,
thầy và trò còn phải nghe thư của hai bác chủ tịch, một chủ tịch nước và
một chủ tịch tỉnh, mà nội dung thì na ná nhau, rồi còn nghe phát biểu
của bác to nhất có mặt ở đấy nữa, cũng na ná nốt. Mà hai cái thư ấy báo đã đăng trước đấy mấy hôm rồi...
Thương nhất là các cháu lớp một, lớp hai, chúng có hiểu gì đâu?
Chưa kể các cháu còn mất cả tuần, thậm chí nửa tháng, để tập khai giảng, đến nhão ra, đến lử lả ra, thì còn đâu cảm xúc mà khai mới giảng.
Nghe nói nước ngoài họ không khai giảng như thế, mà trước đấy cả tháng, cho các cháu làm quen nhau, làm quen môi trường, rồi học, cái ngày gọi là khai giảng ấy, đơn giản nhưng ấm áp, giáo viên vì học sinh, chứ không phải vì... quan khách. Hiệu trưởng đứng đón từng cháu, như ông bà đón cháu về thăm... Giáo viên thì đã biết rõ từng cháu, cứ thế mà học, và chơi...
Bác Phạm Vũ Luận dũng cảm, làm cái thay đổi khai giảng nữa, oách xà lách ngay. Lấy học sinh làm trung tâm, không vì quan khách, không vì cấp trên, cả xã hội sẽ hoan hô bác và bộ Giáo dục...
Nói thêm, bên fb của tôi, có một bạn giáo viên còn còm thêm một vấn đề thế này: "bác Văn Công Hùng
ơi, còn chuyện này mới đau lòng nữa kia. Bác viết mạnh vào nhé, viết
báo hẳn hoi nhé. Em mà nói ra họ bảo em ...phản ... Ấy là các vị quản
lý: hiệu trưởng hiệu phó ( thông thường mỗi trường là 3 vị ) đã có tiền
phụ cấp chức vụ rồi lại
còn tiền phụ cấp đứng lớp nữa, thực tế là chỉ có giáo viên dạy đứ đừ đư
và phụ cấp đứng lớp chỉ dành riêng cho người trực tiếp giảng dạy . Thế
là các vị ấy sau nhiều năm làm quản lý mà không dạy nhưng vẫn lĩnh trợ
cấp đứng lớp đầy đủ. Năm rồi có thanh tra về thế là lòi ra... đòi truy
thu... năm nay các vị quyết tâm dạy, nhận lớp, nhận thời khóa biểu, dạy
trực tiếp... khổ cho học sinh và giáo viên vì các vị ấy cứ họp hành công
tác suốt... hu hu ... thế là GV dạy thay mà không có tăng thay, trò thì
ô hô thích nhỉ...nhiều thầy cô dạy sướng quá còn gì. Sao cứ phải làm
khổ nhau thế? Chính sách của chúng ta hay thật phải không các bác?".
21 nhận xét:
Anh Văn Công Hùng thân mến.
Em đi dạy học năm nay đã hơn 30 năm thì nghiệm ra thế này: Trong xã hội ta mấy chục năm gần đây, cứ cái gì mà người ta hăng hái làm, nhiệt tình làm, làm chí chết, làm bất chấp lẽ phải, bất chấp ta thán từ người dân... thì hầu hết là những việc người quản lí kiếm được danh và lợi. Họ nhiệt tình bảo vệ những - giá - trị - truyền thống (ví dụ như khái giảng chẳng hạn) chắc chắn không nằm ngoài quy luật này.
Hi hi.Ai không tin thì tùy.
Ý kiến thẳng thắn nhưng nhạy cảm. Theo tôi chỉ thay đổi cách thức lễ khai giảng thôi chứ không nên bỏ.
@Văn Nông:
Vâng, tôi cũng không nói bỏ, chỉ là cải tiến, thay đổi cho nó khỏi hình thức, hãy vì học sinh chứ không vì quan khách...
Chào Anh,
lần đầu ghé nhà anh, vì trước hết là bài báo nhỏ này. Mong anh nói thêm về chủ đề giáo dục, theo em, có lẽ phải thay đổi từ cái triết lý anh ạ. Ở ta, lạ cái các cháu có tập văn nghệ cũng chỉ để biểu diễn cho các bác xem chứ có vì các cháu đâu! Suy rộng ra, nhiều cái khác cũng vậy. Gần đây có đoàn sinh viên Thái Lan đến trường tôi biểu diễn văn nghệ, có những bạn cực béo, xấu vẫn lên diễn nhiệt tình. Đảm bảo bạn đó là SV Việt Nam sẽ không bao giờ được chọn, vì đơn giản họ biểu diễn trước hết vì họ (sinh viên), còn ta biểu diễn vì người khác.
Sáng này lại nghe vợ than: trường bắt mặc đồng phục, trong lớp có những em chỉ có 01 cái áo mà phải mặc cả tuần nên cho HS thay bằng áo trắng để giặt, thì bị ghi 5 em không mặc đồng phục, hạ thi đua, giáo viên chủ nhiệm bị phê bình!
Anh viết hộ em bài về đồng phục họ sinh nhé, vì các cháu con em nhà con nhà nghèo khó, hơn nữa cũng là vì quan điểm giáo dục, anh ạ!
Trân trọng!
Bọn chúng mày vừa ngu lâu lại vừa dốt. Cứ trỏ nõm vào sủa và nói xấu ngành giáo dục. Nếu khg có ngành giáo dục thì sao bọn mày biết chữ để lên lớp dạy đời?
Chỉ nguyên việc viết có mấy chữ mà cũng sai lỗi chính tả cũng biết Bình Minh là hạng người nào, được giáo dục ra sao rồi...
Là một giáo viên mầm non, tôi khẳng định 2 điều từ cái còm của Bình Minh:
Một là Bình Minh không phải tên thật.
Hai là Bình Minh là một quan chức ngành GD.
Từ đó tôi nhận xét: Xấu hổ vì là đồng nghiệp, cấp dưới của Bình Minh, cũng vì 2 lẽ:
Một là lối nói hỗn hào vô giáo dục như của một trẻ trâu chưa qua mẫu giáo.
Và 2 là, đúng như bác chủ nhà nói, viết còn sai lỗi chính tả thì hoắng với ai. Chữ Nõm có thể là gõ nhịu, nhưng Chõ mà thành Trỏ thì, xin lỗi, ngu đến không giáo dục được.
1. Có mấy còm thôi mà đã thấy cả xã hội.
2. " Vì lợi ích trăm năm trồng người". Mấy mươi năm qua trồng không chuẩn thì hậu quả còn đến vài trăm năm sau là điều có thể thấy trước rồi.
Tiếp mạch "bức xúc" cho ngành GD, đề nghị Bác Văn cho một entry về tình trạng GV không dạy (và không thể dạy!) hết nội dung trên lớp, gián tiếp gây áp lực buộc HS phải đi học thêm quá cỡ thợ mộc: Cha mẹ nhọc nhằn đưa đón, con cái mệt mỏi vì liên tục nhồi nhét kiến thức!Phải nói rằng đại đa số GV của chúng ta đáng tôn vinh trong vai trò người thầy và cũng không phải ai cũng có thể dạy thêm, nhất là GV vùng nông thôn, GV sử địa...Nhưng cũng "không ít" GV đã và đang...làm giàu bằng món này! Trong đó, cũng không hiếm người đánh mất cái tâm ngừoi thầy thông qua những hành động như "tiếp thị", chèn ép HS không học thêm mình, thu học phí quá cao, không thật sự dạy kiến thức mà chỉ cho điểm "đẹp" cho vừa lòng cha mẹ!Cũng xin nhắc lại: Đây chỉ là những điểm đen đáng báo động còn bức tranh chung vẫn "chủ đạo" là màu sáng với biết bao các thầy cô đang hết mình vì thế hệ trẻ!
Con chó Bình Minh đâu rồi, hiện hồn ra đi. Chúng ta là những nhà giáo thức thiệt đây, có giỏi hiện nguyên hình tranh luận tử tế, chứ cứ núp trong bui cắn càn thế. Mày có phải dạy không, có con đi học không, hay là ngồi trong phòng lạnh đẻ ra những thứ vớ vẩn, đẻ ra dự án rồi về các tỉnh bắt GV ký vào nhận 10 ngàn phải ký khống rồi về mày điền vào 500 ngàn. Có giỏi lộ mặt ra đi...
Chất lượng học sinh hằng năm đi xuống thấy rõ nhưng số lượng học sinh, khá giỏi mỗi năm một tăng. Làm sao để thay đổi được nghịch lý này?
Hiện nay, không ít nhà quản lý trường Trung học cơ sở phải trực tiếp xuống từng lớp học để hù doạ gây áp lực với học sinh buộc phải học ngày 02 buổi mặc dù Bộ GD& ĐT không bắt buộc học sinh. Họ làm điều đó vì lý do gì? Tất nhiên, không phải là vì học sinh mà có thể ở đây có vấn đề lợi ích nhóm. Thật đau xót cho ngành giáo dục VN.
Bọn nhóc chúng mày ra Hà Nội về Bộ thì biết tớ nhé. Nếu bọn mày là GV thật sự thì xin nêu rõ họ, tên, địa phương nào nhé. Quê Ninh Bình tớ đôi lúc viết nhầm tí thôi, bọn mày lại sủa dữ quá.Gái Nam bọn mày láo quá.
Bọn mày nói đúng, làm dự án mà chả ăn mới lạ. Với DA Giáo dục thì càng dày bọn mày ạ
Lê Bình Minh đây, chúng mày tự tìm hiểu sẽ biết nhé
Xin lỗi các bạn, tôi để mấy cái còm của Bình Minh mà không xóa vì ta được thấy rõ hơn tư cách 1 người (có thể là) thầy.
Bài viết hay, nói đúng cái tâm tư của những người đã 30 năm được khai giảng. Mấy năm nay, tôi chữ ít, nên tôi cứ gọi cái lễ ấy là TÁI GIẢNG. Cứ hô hào đổi mới, nhưng 30 năm nay nó có thay đổi gì đâu ? Quan khách cứ đọc cái mà người ta viết từ lâu rồi (sưả sang lại tí chút). Thậm chí học đã được 20 ngày rồi, nhưng ông BT huyện ủy vẫn đọc là: "Trước thềm năm học mới", thật đau lòng cho cái nghành GD. học sinh đi dự khai giảng về, bố mẹ hỏi hôm nay KG thế nào? Có HS nào để ý đâu mà trả lời được????
Bác Hùng đề xuất với Bộ học thay đổi cách khai giảng năm học mới của cả hệ thống giáo dục nước nhà là trúng quá rồi. Có điều các ông, các bà có trách nhiệm có đọc, có nghe và có chia sẻ không? và có mạnh dạn thay đổi không? hay là đàn gảy tai trâu, việc "bay, bay" nói, việc "tao, tao" làm. Em có đứa con học lớp 2, sau khi khai giảng về , cháu nói, mấy bác, các thầy khôn ghê, mấy bác, các thầy chui vào chỗ mát, học sinh thì ngồi phơi nắng, nắng quá nên mấy bác, các thầy đọc gì, quán triệt gì đâu có lọt vào tai các cháu, cháu còn nói trường con đọc thư của hai ông chủ tịch nước cơ- nói không phải của nợ, cháu có phân biệt được đâu, ông nào là chủ tịch nước, ông nào là chủ tịch tỉnh, khi đọc thư của hai ông thì học sinh phải đứng để nghe thư, đại biểu thì được ngồi, nếu quy định như ngày trước, khi nghe chiếu chỉ của vua thì phải đứng lên hết,thậm chí phải quỳ chứ sao chỉ có các cháu đứng, bất công quá, mà lại phỉ báng quá, người lớn lại không tôn trọng vua, em phản ánh vậy có phản động không Bác Hùng, đừng báo công an nghen!!!Còn món này nữa Bca Hùng cho ý kiến nhé, phần lớn các ông bà hiệu trưởng các trường đều muốn trường mình khai giảng đều muốn có lãnh đạo - ông giữ chức vụ càng to càng tốt- về dự, để tranh thủ báo ccong một tý, ai đời đại biểu về dự khai giảng là trách nhiệm của vị ấy nhưng nhà trường lại nghĩ lắm chiêu, bắt học sinh sắp hàng đón từ xa, sau khi vị ấy phát biểu xong lại được nhậ hoa chuacs mừng ... nhiều giáo viên có hiểu biết đã can các ông bà hiệu trưởng làm điều xằng bậy đó nhưng đa phần các ông các bà không nghe mà làm theo ý mình - cho là duy nhất đúng- cái này em nghĩ chăc căn bệnh nan y của xã hội đã lây sang ngành giáo dục vô phương cứu chữa, nhờ Bác Hùng nghiên cứu vac xin để nhanh chóng trị bệnh, cứu con em chúng em với
Các Bác ơi! Buồn và đau khổ nhất là các trường đại học bằng mọi giá xin cho được chỉ tiêu tuyển sinh rồi gôm hết con nông dân vào học. Bao nhiêu của cải công sức, vay mượn cho con đi học, ngày đậu đại học mừng bao nhiêu thì ngày ra trường đại học buồn bấy nhiêu. Chỗ làm dành cho con quan chức và con của người có điều kiện đi học nước ngoài về tranh hết rồi; vay mượn cầm cố thêm 100 triệu để cúng nạp nhưng vẫn không có cửa, nên đã tạo lớp danh hiệu trí thức bất mãn có kẻ bị đẩy thành lưu manh hoặc phải tốn thêm tiền để học cao học. Đắng lòng, có bằng cao học nhưng khi vô phỏng vấn hỏi tiếng Anh thì há miệng không trả lời được, hỏi chuyên môn thì nói không có tài liệu nên em chịu...Khổ cho ai là nông dân thì mới biết mù mịt của chuyện học hành. Thôi chào bác Hùng, tui đi phụ hồ để kiếm 200 ngàn cho đủ 2 triệu trả lãi vay đi học cái đã, chiều túi lên đọc bài Bác viết nhé!
Hà Nội của ông nội Bình Minh đó mà, theo em đọc sử thì khởi thủy chỗ ở của tổ tiên của người Việt ta ở chỗ khác chứ không phải Hà lội, Bác có tên Bình Minh đem Hà lội ra dọa em sợ té đái luôn, nếu đem Băc Kinh ra dọa em hết thở luôn, chắc ở đó côn đồ nhiều lắm hả Bác Hùng, thôi em ứ ra Hà lội đâu, ở Gia Lai với Bác, đỡ dây vào đám côn đồ đó rách việc lắm, Bác Bình Minh có đem hàng sư đoàn côn đồ ra cũng chẳng làm được sợi lông của em,
Thật quá xấu hổ nếu Binh Minh là cb gd thật.
Đăng nhận xét