Từ năm 71 đến năm 75 của thế kỷ trước mình sống ở xã Triệu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa. Từ đây lên thành phố Thanh Hóa đúng 17 cây số, mình thường xuyên đạp xe lên về. Đây cũng là nơi có đền Bà Triệu nổi tiếng. Mình chơi với mấy thằng cùng học cấp 3, tức là nhà có máu mặt cả (Lớp mình cả xã chỉ có 4 thằng được vào cấp 3). Bữa ăn thường là như sau: Chiều, đợi cho mát sân, đứa con gái quét sân để dọn cơm. Cái mâm bằng tre có 4 cái chân như cái chõng nhưng nhỏ hơn, xung quanh là các đòn để ngồi. Cơm thường độn khoai hoặc sắn. Thức ăn có mắm hoặc cà. Rau muống luộc hoặc nấu canh (không mỡ, mì chính). Thi thoảng có tí cá tép vụn kho nếu hôm ấy có ai trong nhà đi làm bắt được- nhà có điều kiện nên mới để ăn, chứ phần lớn là mang bán. Nhà mình là cán bộ về hưu, có "điều kiện" hơn, thì ăn canh mì, tức bột mì cán ra, thái sợi nấu với bầu hoặc rau gì đó cho dễ nuốt, hơn nhà bọn bạn là có mì chính và tí mỡ. Mỡ thì dùng đũa chọc vào lọ rồi rút ra nhúng vào nồi. Mì chính cũng dùng đũa chấm phát rồi rút ra. Khác nhà bọn bạn là ăn cơm thì trải chiếu và có cái mâm nhôm.
Có hôm mình đến nhà thằng Ch, cả nhà mời mình ngồi ăn khoai luộc. Thấy cái đòn úp ở vách, mình lại lấy ngồi. Mẹ nó đang ở giếng chạy vội lại nhưng mình đã kịp lấy lên: mặt ghế có... máu. Té ra ghế ấy dành riêng cho đàn bà đến tháng. Hồi ấy nông thôn cũng chưa băng biếc vệ sinh vệ siếc gì, cũng chả sịp siếc gì, nhõn cái quần chân què, cái đũng đến khoeo chân, đến ngày là cứ để tự chảy ra quần, hết thì thôi. Cái ghế cũng thế, để cho hết thì rửa một đợt, nên riêng cái ấy úp vào tường bếp, cái bếp trát đất thủng loang lổ, trong nhà tự biết với nhau, khách không biết thì ráng chịu, như mình- mà đang học cấp 3, hồi ấy ngốc nghếch chứ không khôn như giờ...
Đấy là những năm 70 của thế kỷ 20 đấy ạ. Đấy là đã xây dựng Chủ nghĩa xã hội được mấy chục năm rồi đấy ạ.
Vậy nên thấy mấy cái ảnh trong triển lãm cải cách ruộng đất đưa lên mạng, mình thấy ngạc nhiên tột độ.
Nông dân Việt Nam, quả thực, trong máu của họ
cũng có tí ti lòng tham. Nhưng họ cũng rất khảng khái, không phải ai
cũng muốn nhận vơ lấy tất cả những gì không phải của mình. Họ cũng biết
xấu hổ, cũng có lòng tự trọng, vì vậy, cứ đi ca ngợi mãi
nụ cười hớn hở khi nhận quả thực (đồ tịch thu từ nhà bị phong địa chủ
rồi chia cho họ) thấy nó cứ sao sao ấy, và đấy là một kiểu xúc phạm họ.
Đành rằng cũng có người tham như thế- bây giờ vẫn có, tham lắm ấy- nhưng
phía sau ấy là sự xấu hổ ngầm, là sự ân hận, chứ quyết không hơn hớn
như thế.
Vậy nên thấy tấm ảnh sau tôi phải xa xót mà thốt lên: Trời ạ, đến
việc này mà còn phải dựng ư, trong ảnh là một gia đình bần cố nông ngồi
ăn cơm đũa nhựa trắng, nồi gang trắng như nấu gas và điện ấy, bát nhựa đồng
bộ, thìa sứ, mâm nhôm bốn năm món, có môi múc cơm chứ không phải đũa cả... Ngay bây giờ, ở nông thôn, không phải
nhà nào cũng có thể ăn như tấm ảnh CCRD dưới đây:
19 nhận xét:
Tinh & Tuyệt
Anh Hùng" bắt giò" đúng ngay chóc luôn. Chuẩn không cần chỉnh!
Nhem nhuốc là nhem nhuốc ơi.
Cả đời nhem nhuốc còn bôi làm gì.
Thật khâm phục "thế giới quan" của Bác
Hồi đó nền đất lổm nhổm, có cái chổi cùn kê đít là may. Lấy chi được ngồi ván sàn moi âm dương như ri...Hi hi
Trắng trợn trong việc nói dối qoen rồi, các bác thông cảm.
Hôm qua, mình vừa thăm Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam, chuyên đề Cải cách ruộng đất. Có ghi Sổ nhận xét và phiếu tham gia ý kiến. Riêng bức ảnh trên, mình cũng không đồng tình. Nếu hiện vật phục dựng lại đi một nhẽ, đằng này là ảnh đen trắng (cũng may mà họ không làm ảnh màu). Thời ấy, nông dân làm sao có nồi nhôm, mâm nhôm, đũa nhựa, thìa nhựa, bát đĩa sứ; mà thường dùng chã đất, nồi đồng, mâm gỗ, chõng tre bát đàn, lẹm... nếu ảnh chụp trường hợp đặc biệt, thì phải ghi rõ xuất xứ, hoàn cảnh... nếu không sẽ phản cảm.
nội dung trưng bày thì thiếu Lời giới thiệu tổng hợp, nên không rõ cuộc CCRĐ diễn ra từ năm nào đến năm nào, bao nhiêu đợt, tại những đâu, kết quả thu được bao nhiêu ruộng đất, diệt được bao nhiêu địa chỉ, sai lầm và khắc phục ra làm sao? Nhưng cơ bản nhất là thiếu phần đấu tố. Đó là mấu chốt trọng tâm nhất, sai lầm nhất của CCRĐ thì lại không có. Mình lấy làm tiếc, nhưng dù sao, BTLSQGVN tổ chức được chuyên đề như thế cũng là cố gắng và dũng cảm lắm rồi. Mình cũng hiểu và chia sẻ với các bác bảo tàng. Nhưng một nửa sự thật sẽ làm méo mó sự thật. Lịch sử phải là sự thật. Chính sự thật đau lòng ấy, sẽ góp phần soi sáng, để khắc phục sai lầm về chính sách ruộng đất hôm nay. Như thế là tốt, chứ không phải bôi xấu chế độ, như có người lo ngại.
Vũ Xuân Tửu
Đồng chí nào nghĩ ra cái món triển lãm CCRĐ này chắc là đối tượng chống phá chế độ . Đang yên thì bới móc điểm đen trong lịch sử phe mình ra cho thiên hạ chửi .
Ngoai ra may dien vien tu gia den tre con beo phay phay nua chu. Co dieu chua ai giai thich cho em la tai sao ho lai bay dat ra cuoc trien lam nay vao thoi diem nay nhi, nho bac Hung giai thich cho em voi
Khi lừa dối đã thành bản chất thì không bao giờ thay đổi được!
dựng như L...
A Hùng nói chuẩn không cần chỉnh. Ngày ấy ở nông thôn ai có mâm là mâm đồng nhưng chỉ dành đến ngày cúng và lễ Tết mới đưa ra dùng. Xúc cơm bằng đũa cả, cạo nồi(cháy) bằng vỏ con hến ở biển.
LÚC BẤY GIỜ CẢ MIỀN BẮC "Cơm thường độn khoai hoặc sắn. Thức ăn có mắm hoặc cà. Rau muống luộc hoặc nấu canh (không mỡ, mì chính). Thi thoảng có tí cá tép vụn kho nếu hôm ấy có ai trong nhà đi làm bắt được- nhà có điều kiện nên mới để ăn, chứ phần lớn là mang bán. Nhà mình là cán bộ về hưu, có "điều kiện" hơn, thì ăn canh mì, tức bột mì cán ra, thái sợi nấu với bầu hoặc rau gì đó cho dễ nuốt, hơn nhà bọn bạn là có mì chính và tí mỡ. Mỡ thì dùng đũa chọc vào lọ rồi rút ra nhúng vào nồi. Mì chính cũng dùng đũa chấm phát rồi rút ra. Khác nhà bọn bạn là ăn cơm thì trải chiếu và có cái mâm nhôm" CHỨ CHẢ GÌ RIÊNG CỦA THANH HÓA NHÀ BÁC NHÉ
Toàn miền Bắc là như thế đấy và còn hơn thế nữa ! vài trăm tấn giấy viết ra cũng chưa hết được thời CCRĐ bấy giò....
Nếu không có nhân dân miền bắc thì làm sao dân miền nam các bạn được sống sung sướng và hưởng tự do như ngày hôm nay, dân miền bắc phải thắt lưng buộc bụng ăn uống phải tiện tằn từng chút như thế đấy. Nhưng khi người Miền Bắc mang ÁNH SÁNG VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG VÀO CHO MIỀN NAM, nhưng dân miền miền nam tại sao ưa phân biệt người MB và ko bao giờ chịu dân MB làm lãnh đạo cao nhất tại các tỉnh trong Nam, dù người ấy quá tài giỏi. Xin Bác VCH cho ý kiến?
Bọn Nghệ an -Hà tĩnh nhà ông cục bộ phe cánh làm khuynh đảo biết bao cơ quan công quyền trong Nam, nay đã bị tẩy chay là xứng đáng
Bác Hùng thử đưa tấm ảnh này lên mục "dân hỏi-BT trả lời" thử xem?
Huongkhe-Hatinh ạ! Xin lỗi bác, hà cớ gì phải thắt lưng buộc bụng để giải phóng cho người đang sung túc? Nói ra thì phạm tư tưởng, nhưng quả thật là thế. Thành ra bác đừng hỏi "làm sao...." nữa nhé!
Thị à! Hãy ngẫm suy cho thật chuẩn Thị nhé. Đầu bé, cũng cố mà nghĩ cho ra nhẽ nhé.
Đăng nhận xét