-----------
"Cháu dạo vừa rồi bận quá không có thời gian ghé thăm nhà bác. Vừa làm công tác thi về bác ạ. Không biết diễn tả thế nào. GD ta ngẫm mà vui buồn lẫn lộn. Một mình nhà cháu cũng không biết phải làm gì. Thôi thì nhà cháu kể cho bác một câu chuyện (Cháu không biết xếp nó vào thể loại gì) và không dám đính kèm tệp số liệu để minh chứng đâu.
Cách đây độ mấy năm có một người vừa được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng một trường THPT khá danh tiếng. Danh tiếng vì tỷ lệ HSG, vì tỷ lệ đậu vào ĐH, vì mấy năm liền có HS thủ khoa, á khoa ĐH Y Hà Nội, Dược Hà Nội. Với nhiệt huyết tuổi trẻ người đó quyết tâm rất nhiều thứ ...và kỳ Khảo sát cuối học kỳ 1 năm đó do quyết tâm "Hai không" của Bộ GD nên tỷ lệ HS dưới TB là 35%. Người đó nộp nguyên kết quả đó lên cấp trên... Hu hu hai ngày sau thì được mời gặp riêng. ...
Lại còn một chuyện khác nữa, hiện nay dân số ở
nông thôn quê nhà cháu giảm trầm trọng. Những người trong độ tuổi sinh
đẻ đều ly hương đến các khu công nghiệp của các thành phố lớn làm ăn
sinh sống. Hệ lụy kéo theo là học sinh giảm, quy mô trường lớp giảm. Đến
mùa tuyển sinh là phải họp bàn để chia sẻ học sinh cho các trường Dân
lâp, TTBDTX... Đầu vào ít hơn số lượng cần tuyển. Bác nghĩ xem chất
lượng không thấp mới lạ.
Thế rồi 3 năm học ít, chơi nhiều các cháu cũng đến ngày
thi tốt nghiệp. Lại kéo theo rất nhiều hệ lụy khác nữa... Thầy cô đâu có
muốn vậy. Các cháu đâu có muốn vậy. Bố mẹ các cháu đâu có muốn vậy.
Thêm vào đó ĐH mọc ra như nấm sau mưa. Bác có biết cái khoa
Toán của ĐHSP Vinh quê cháu những năm gần đây mấy điểm thì trúng tuyển
không? Hu hu vậy mà ra trường toàn Thạc sỹ. Thầy không giỏi lấy đâu ra
trò giỏi.
Trong ngành nhà cháu cũng có rất nhiều người tâm huyết.
Họ cần mẫn với học sinh không kêu ca, không đòi hỏi; họ tâm niệm là học
sinh sẽ vinh danh họ.
Cái Bộ học nhà cháu toàn
"Đẽo cày giữa đường" nên cơ man nào dự án, thí điểm, liên kết. HS trở
thành một mớ chuột bạch, tha hồ vật, vạch, kiểm... Cháu nhớ nhà thơ Lâm
Thị Mỹ Dạ có làm thơ "Đẽo cày theo ý người ta; Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra
việc gì"...
5 nhận xét:
Giáo dục "làm ra" những con người được "nể trong" như những nhân vật ta biết thì trách sao được !!! Xin nối 2 chuyện:
- Thành phố ta không biết có phải đem chuyện cho dân bàn hay không, khi định lấy tên "Giáo sư" Nguyễn Lân đặt tên đường nào đó. Đáng lẽ ém nhẹ thành tích của Nguyễn gia tộc, thì lại "phơi ra" để bàn dân thiên hạ biết làm cho Nguyễn gia khó chịu, mặc dù cái khó chịu đã diễn ra hơn mười năm nay mà chưa dẹp được.
- Danh vọng ảo AHLLVT của ông Hồ Xuân Mãn được nhận danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân dân”. Lẽ ra ông Hồ Xuân Mãn là Bí thư Tỉnh ủy 2 nhiệm
kì, thế là đủ rồi "hạ cánh an toàn" thì trọn vẹn biết mấy !!!
Tham danh như hai chuyện vừa rồi cũng là tham ô đó. Tham ô tiền bạc thì rồi cũng ăn đến đẫy đà rồi thì ... dân cũng quên hết, còn tham danh thì tiếng tăm để mãi muôn đời cho con cháu !!!
Cũng nên lấy tên các danh nhân như Anh hùng Hồ Xuân Mãn, Giáo sư Nguyễn Lân, Anh hùng Giáo sư Vũ Khiêu vv...đặt tên đường phố để răn dạy con cháu muôn đời sau về sự trung thực làm người.
Tới lá thư này thì em chịu, em chả biết phải "phình" luận nàm sao nữa. Huhu...
LíBis: Đọc thấy Thông tư số 11/2014/TT-BGDDT mà mừng cho các bác ở Hội Người cao tuổi.
Trước mắt thì còn bác nào con của người hoạt động CM trước ngày 01/01/1945 mà chưa học qua THCS và THPH thì phen này sẽ được ưu tiên xét chọn, mà có thể cũng không cần học đâu mà vẫn “đâu vào đấy” như GS Nguyễn Lân có phải phong đâu mà vẫn là Giáo sư xưa nay rồi.
Hay như ông Hồ Xuân Mãn là Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế 2 nhiệm kì có thành tích khai man vẫn ngang nhiên được phong Anh hùng LLVT nhân dân. Nhưng ông lại có thành tích “được làm vua, thua làm càn” với phát biểu đanh thép giọng côn đò hè: “Mười năm nữa tau trả thù cũng chưa muộn. Bọn bay cứ liệu hồn”, “Tau sẽ giết mi”- Lời đe dọa này còn lưu trong máy điện thoại di động của một cựu chiến binh.
Và xin chờ xem, nếu ai già cả mà chưa có các loại bằng cấp thì chớ vội đóng nắp quan tài. Biết đâu Bộ GDDT còn đang nghiên cứu để kịp ban hành Thông tư mới có lợi cho dân đó !!!
Có một thực tế ai cũng nhìn thấy nhưng không nghe ai nói tới đó là những biến tướng sau vụ cấm dạy thêm tràn lan của bộ : Dựa vào lệnh của bộ các sở nhanh chóng cấm dạy thêm tràn lan nhưng lại cho phép mở trung tâm dạy thêm rất tràn lan một huyện có khoảng 10 trung tâm, tỉnh khoảng trên 100 trung tâm vậy là sở có tiền tỉ rồi, khỏe re1
Đăng nhận xét