Có người nói đùa, chị là một người Mường rất… Kinh, là để chỉ một nửa dòng máu Mường trong con người chị…
----------
Báo Thời nay đặt mình viết bài này. Tròn một tháng sau khi gửi bài đi, hôm nay nhận được báo biếu, tức là đưa lên blog được, không bị treo... nhuận bút...
--------
Hoàng
Thanh Hương là một cây bút gọi trẻ cũng được, mà không trẻ cũng chả ai thắc mắc.
4 tập sách, có 3 tập thơ, tuổi trên 30, viết văn làm thơ hơn 10 năm rồi… chị
đang vào độ chín.
Đấy
là một người rất có ý thức về sự viết của mình, chứ không viết chơi chơi như
nhiều bạn trẻ hay tuyên bố. Chị biết khai thác thế mạnh, sở trường của mình, biết
khai thác môi trường sống của mình để xuất hiện trên văn đàn. Có người nói đùa,
chị là một người Mường rất… Kinh, là để chỉ một nửa dòng máu Mường trong con
người chị…
Hôm
rồi, tại một khách sạn lớn ở Pleiku, chị đã tổ chức ra mắt tập thơ “Mùa gió
hát” khá ấn tượng. Ở Pleiku những hoạt động như thế không nhiều, vì thế cuộc ra
sách của chị thành công là đương nhiên.
Đến
tập này dường như Hoàng Thanh Hương đã thật sự làm chủ tư duy, cảm xúc và cả những
con chữ, đủ để người đọc có một cái nhìn về tác giả khá toàn diện. Và như đã
nói ở trên, chị cũng biết khai thác mình một cách triệt để để có một “Mùa gió
hát” khá chững chạc và cuốn hút.
Ấy
là cái chững chạc của người đàn bà ba mươi nhưng vẫn có gì đấy xốn xang nông nổi:
“em- đóa xuyến chi mọc ven đường/ miên
man tỏa hương miên man hát/ em- cô dế nhỏ dưới trăng/ hát hoài bài ca tuổi thơ
giấc mơ công chúa/ thành phố như mùa đông/ ngày em tuột trôi cảm xúc/ ngày em bất
lực trước em/ chiếc gương soi và tín điều số phận/ một phút muốn bay lên/ một
phút muốn biến tan vào vô hạn/… Cũng là cách khai thác tâm trạng chính mình
như những người viết trẻ hiện nay, nhưng Hoàng Thanh Hương đã vượt qua được sự
quẩn quanh, sự rối rắm trong cái bản thể bé nhỏ để tan vào thế giới. Cái thế giới
rất dễ làm người viết đi lạc, lẫn vào đấy, tan ra, nhưng nếu biết cách, thì lại
làm nên tên tuổi, ít nhất khiến người đọc không nhàm chán khi cứ bị cái tôi bí
bách của tác giả hành hạ.
Ấy
là sự chiêm nghiệm sống trong cái nhìn
nhân bản của một người đàn bà đa cảm. Chị xẻ chia và đau xót với những cảnh đời,
những người ăn xin, những đứa trẻ lội xuống bùn, kiếm sống bằng tuổi thơ cơ cực
của mình, những thân phận cá biệt nhưng không đặc biệt ta gặp hàng ngày trên đường,
vấn đề là có để ý đến họ không, có day dứt không? “Chợ quê chiu chắt/ Lũ trẻ quần cộc/ Bì bọp lùa vịt/ Bản hòa âm cạp cạp/
Môi tím, chiều tím, ý nghĩ tím/… Những đứa trẻ cánh đồng/ Sách nhét sau mông/
Quần cộc/ Bản hòa cạp cạp/ Môi tím chiều tím ý nghĩ tím…
Và
tất nhiên, chị không bỏ qua cái lợi thế mà không phải ai cũng có thể có, như chị,
ấy là khai thác cảm xúc với ngay mảnh đất mình đang sống. Chị khá dụng công với
mảng này. Hơn một nửa số bài trong tập là về đề tài Tây Nguyên, chị “thấy” nó ở
nhiều góc, nhiều chiều, nhiều tâm trạng. Chỉ điểm tên các bài thơ cũng thấy điều
ấy: “Tình yêu Bazan”, “Iapa mùa gió”, “Làng biên giới”, “Viết ở khu nhà mồ”,
“Bazan”, “Plei Sơr”, “Tiếng chiêng”, “Những vùng đất đi qua”, “Krông Pa ngày
tôi mơ”, “Amí”, vân vân… Tuy thế, dụng công là một chuyện, còn hiệu quả là một
chuyện. Có cảm giác, ở mảng này, chị chưa tới được tận cùng của cảm xúc, và vì
thế mà vẫn có những câu thơ, bài thơ liệt kê, kể chứ chưa ngẫm, thấy chứ chưa đọng,
trôi chứ chưa dừng…
Nhưng
với những gì đã có, cả đầu sách và bút lực, Hoàng Thanh Hương khiến ta phải nhớ,
cả tên tác giả và những câu thơ của chị…
3 nhận xét:
Cám ơn nhà thơ chú rất nhiều về sự động viên này. Cháu sẽ cố gắng hơn.
Cũng đã đọc"Hòang Thanh Hương" một ít và hiểu một ít nhưng khi đọc lời bình của một nhà chuyên nghiệp như thế này, chúng ta hiểu những cống hiến của nữ văn sĩ họ Hoàng này hơn. Có thể nói hồn thi sĩ mang giai điệu Kinh và âm hường Mường của nữ sĩ thật sự có ý nghĩa với VHNT Gialai nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây nguyên nói chung và cho cả chúng ta nữa!
Thế là Tình yêu Bazan rồi.
Đăng nhận xét