Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

WHY MÔN SỬ?

Hành động sung sướng đến "không đừng được" trong cái "lễ hội" xả giấy trắng sân trường của học sinh một trường cấp 3 khi nghe tin không phải thi môn sử, thực ra, chỉ là giọt nước cuối cùng để chúng ta nhận ra rõ hơn sự thật môn sử?

Hồi đi học cao cấp chính trị, nhân lúc ngồi uống nước, tôi có nói đùa với một nữ giáo sư dạy sử là: cô có bắt vào lớp đúng giờ, có làm đến... đại giáo sư thì... ông cụ vẫn sinh ngày... 19/5, thì các Vua Hùng vẫn có tuổi thọ mấy trăm năm một cụ, thì vẫn không lý giải được tại sao quân Tây Sơn tiến ra Bắc nhanh thế, vừa đi bộ vừa đánh vừa tuyển quân vừa luyện quân mà chỉ mấy chục ngày đã ào ạt vào Thăng Long đánh tơi tả quân giặc, và cũng càng không giải thích được tại sao dân Nghệ An, nơi không phải vùng vải, lại phải gánh vải tươi sang nộp cho Tàu để dâng lên Dương Quý Phi cho đẹp da, trong khi vải Lục Ngạn bây giờ, chở xe lạnh chạy như máy bay mà vào nam vẫn bị hư, vân vân...

Là sử của chúng ta hiện đang có những điểm mờ, những lỗ hổng rất lớn không lý giải được. 

Và chúng ta cứ dạy cho học trò như thế. Cứ bắt học thuộc lòng những chiến công, những số người chết, số vũ khí thu được... trong khi căn cứ để có những chiến công... thì không lý giải. Thêm nữa, thời đại gúc gồ chấm tiên lãng, có cần bắt học trò bịt mắt lại mà học thuộc lòng một cách sáo rỗng không?

Và cứ toàn... ta thắng địch thua? toàn chiến công nối tiếp chiến công, không thấy những số phận, những bước ngoặt, những máu, nước mắt, những trùng phùng những chia ly, những đau đớn nồi da xáo thịt, những sai lầm, thậm chí là to lớn... để có hôm nay.

Hồi tôi học khoa văn đại học, có một lời nói đùa, nhưng đau đớn vì nó là sự thật: thi rớt văn thì vào học sử?

Học trò chán ngấy môn sử, phải trệu trạo nhai môn sử vì môn sử có quá nhiều vấn đề, từ vĩ mô tới vi mô, vừa không thể lý giải được, vừa cố tình không lý giải.

Dưới ánh sáng mặt trời, sự thật chỉ có một. Trước đời sống hiện đại hôm nay, sự thật lại càng không dễ nói khác. Học sử, nghiên cứu sử, dạy sử... không chỉ là số liệu, là những sự kiện khô khan, mà nó là số phận dân tộc, là thân phận con người, là vai trò cá nhân trong từng khoảnh khắc, từng thời gian nhất định... và trên hết nó là sự thật thấm đẫm tính nhân văn...

Chả phải con nhà sử, chia sẻ vài "nỗi niềm" với các cháu học trò hôm nay, và mừng vì các cháu... không phải thi môn sử.

Cũng xin nói thêm, việc bộ GD ĐT không thi môn văn đầu vào các trường chuyên ngành VHNT, giờ lại không thi tốt nghiệp môn sử... là một báo động rất SOS trong việc bồi dưỡng nhân cách và văn hóa cho con người...

9 nhận xét:

Nặc danh nói...

hêhe bố Hùng uôi .con van dang bao con gai con la .ko hoc su cho bo ,con tap trung hoc toan va Anh cho bo .no hoi lai - sao ko hoc ha bo - con chi tra loi gon lon - dieu va nhat -be ty da dc hoc Tam Cam giet nguoi .roi thi la me Au Co de tram trung ,de xong ly hon chia doi con voi Bo Hung .chán .huhu

Unknown nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Unknown nói...

"Sự khác biệt lớn nhất giữa lịch sử và địa lý là lịch sử được chép lại bởi người thắng trận". Do đó, khó có thể đòi hỏi "sự thật dưới ánh mặt trời" có mặt trên những trang SGK 100%. Vụ Lê văn Tám là một ví dụ!
Cụ thể hơn: Thầy giáo dạy sử đã nói:"Dân ta phải biết sử ta/ Em nào không biết thì ...tra Gu gồ!" Thử hỏi, chính thầy có thích sử không?

Tư phú nói...

Hồi học cấp 3 tôi làm Tập làm văn duy có một lần 6,5 điểm, còn lại toàn điểm 7 điểm 8, cá biệt có bài được 9. Thi vào đại học chẳng biết sao họ lại xếp vào khoa Sử. rồi tôi cũng phải học Sử( học thật) cho đến tốt nghiệp. Khi các con vào cấp 3, tôi nghĩ mình không làm được tích sự gì thì giúp con học vậy. Tôi đem SGK môn Sử ra đọc. Càng đọc tôi càng thấy mình u mê không biết đâu mà lần, không hiểu sao mà các cháu có thể học nỗi... Đành bảo con: mẹ thua rồi, thôi ở trường thầy, cô bảo sao thì con làm vậy.

Tư phú nói...

Hồi học cấp 3 tôi làm Tập làm văn duy có một lần 6,5 điểm, còn lại toàn điểm 7 điểm 8, cá biệt có bài được 9. Thi vào đại học chẳng biết sao họ lại xếp vào khoa Sử. rồi tôi cũng phải học Sử( học thật) cho đến tốt nghiệp. Khi các con vào cấp 3, tôi nghĩ mình không làm được tích sự gì thì giúp con học vậy. Tôi đem SGK môn Sử ra đọc. Càng đọc tôi càng thấy mình u mê không biết đâu mà lần, không hiểu sao mà các cháu có thể học nỗi... Đành bảo con: mẹ thua rồi, thôi ở trường thầy, cô bảo sao thì con làm vậy.

Nặc danh nói...

Bỏ qua cái cố tình không nói.
Còn những mãng không biết nói ra sao ví dụ như Vua Hùng mấy trăm tuổi một người thì làm cho nó có logic bằng cách kéo lùi lịch sử dựng nước lại vài ngàn năm. Số năm còn lại chia đều cho 18 thời Vua Hùng.
Người lớn còn láo thế thì trách sao tụi nhỏ không xé tài liệu môn Sử trước mặt.
Đại Việt Sử ký toàn thư đã ghi rõ, nước ta thời cổ đại, Đông giáp biển, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba Thục, Bắc giáp hồ Động Đình. Mà hồ Động Đình bây giờ ở "nước lạ" nên không dám nói. Sợ đụng chạm nên sửa cả lịch sử cha ông. Đã không "dũng" còn bày đặt dạy tụi nhỏ dũng cảm, cho nên tụi nhỏ bị tẩu hỏa, mới có chuyện xé bỏ tài liệu môn Sử.
Gieo nhân nào gặt quả đó. Kể cũng tội cho tụi nhỏ.

Tư Mã Địa nói...

Huyền thoại được xây dựng từ trí tưởng bở không cần hợp với quy luật nào cả và đặc biệt không cần logic vấn đề.
Lịch sử cũng được xây dựng từ trí tưởng bở từ những sự kiện có thật hoặc không có thật nhưng nó phải phù hợp với các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội và loogic vấn đề.
Vì vậy trí tưởng bở kiểu nào thì có lịch sử kiểu ấy.
Ví dụ sau này có người viết về Đoàn văn Vươn là một nông dân tự phát đấu tranh chống lại cường quyền,ông đã anh dũng hy sinh bản thân và gia đình mình để giành lại ruộng đất cho dân cày,nông dân Tiên lãng đã tôn ông là anh hùng và lập miếu thờ ông giữa đầm,nay gọi là miếu ông Vươn.
Trí tửơng bở khác lại viết,Vươn là một đại chủ đồn điền đã tụ tập bọn thảo khấu cướp phá ruộng đất, chống phá chính quyền dân chủ nhân dân,nông dân căm phẫn đã kéo đến đập tan nhà hắn,chính quyền đã xử tử hắn và đồng bọn....

Daniel nói...

Cái chuyện 18 đời vua Hùng trị vì mấy ngàn năm chứng tỏ các nhà sử học ko thèm học 4 phép tính cộng trừ nhân chia và bỏ luôn môn sinh vật .
Ngày sinh của ông Cụ ( chưa) chắc chắn là 19/5 , cũng như ngày mất của ông Cụ chắc chắn ( có thể ) là trùng ngày Quốc Khánh 2/9 .
Cũng như chương trình chính trị cao cấp mà anh Hùng bắt buộc phải học trước khi trở thành sếp không có môn lịch sử , mà chỉ có môn lịch sử Đảng CS .

Nặc danh nói...

Đối chiếu những gì mình đang có trong đầu hôm nay, với những điều mình đã bỏ công học suốt hai mấy năm, em thấy hình như mình phải xé gần hết bác Hùng ạ!