Các bạn văn và báo ở Phú Yên đang khốn nạn khốn khổ với mấy bác hưu trí nhưng nguyên là lãnh đạo tỉnh. Các bác ấy chứng minh sở học của mình bằng cách lâu lâu phát hiện trong mấy tờ báo của tỉnh lại có bài này bài kia, truyện này truyện kia, bài thơ này bài thơ kia... là... phản động. Ai nói cũng không nghe, chỉ các bác ấy là đúng...
Mới đây nhất là cái truyện ngắn của Dzoãn Dũng. Truyện này đã in tứ tung ở báo Văn Nghệ, ở báo Người đại biểu nhân dân, báo Tuổi trẻ, ở sách của tác giả, huhu nhưng khi báo Phú Yên đăng thì sinh chuyện. Cũng như thế, trước đó có mấy vụ nữa, cũng mấy bác thông thái này "phát hiện" ra và quy kết om sòm. Đáng lưu ý là, ngay cả sau khi có sự nhập cuộc thẩm định của Hội Nhà Văn, báo Văn Nghệ, hội đồng lý luận phê bình VHNT trung ương, vụ Văn nghệ ban Tuyên giáo Trung ương, Ban tuyên giáo Trung ương... rằng các tác phẩm ấy không "nguy hại", không "phản động" như quy kết của các bác ấy thì các bác ấy vẫn nằng nặc bắt nó phải nguy hại, phải phản động, nếu không nguy hại, không phải động thì sẽ không yên với các bác ấy. Các bác ấy sẽ làm cho ăn không ngon ngủ không yên... Tỉnh ủy Phú Yên rất khó xử. Một bên là chân lý với các cơ quan chuyên môn, một bên là mấy bác thông thái biết tuốt này...
Rất nhiều người không tin điều ấy đã xảy ra, ngay bây giờ, năm thứ mười mấy của thế kỷ 21, thế mà nó vẫn xảy ra và đanh xảy ra, kéo dài, dai dẳng. Mình hiểu tâm trạng của các đồng nghiệp ở Phú Yên, thấy ông TBT báo Phú Yên già hẳn đi khi phải theo hầu những vụ kiện vớ vẩn như thế...
Cũng có thể, bằng cách này, các bác thông thái kia muốn chứng tỏ quyền lực của mình, dù đã về hưu. Cũng có thể các bác ấy chứng tỏ dẫu về hưu nhưng mình vẫn rất "thông thái"...
Mình đã từng bị nhiều vụ như thế, nhưng là từ thế kỷ trước. Ở đây, ở đây, và ở đây. Mới đây ông bạn Đàm Chu Văn cũng khốn khổ khốn nạn với các bác Đồng Nai về bài thơ của mình.
Mình còn một vụ cũng bị khá lớn, so với ba vụ của mình mà mình dẫn ở trên. Tên bạn mình nó bảo, thôi đừng nhắc nữa. Bác nọ cũng về hưu, cũng hàm từng rất lớn, cũng muốn chứng tỏ mình thông thái. Nhưng nói thật, tỉnh ủy GL hồi ấy cũng oách, cho tất cả đơn từ ấy vào... sọt, dù bác này cấp tập mỗi tuần 1 đơn (Mỗi đơn in hàng ngàn bản, gửi khắp nơi nữa, vận động thêm được mấy ông hưu trí "thông thái" nữa, cùng nhau phát tán...). Sau gửi ra tận Hà Nội, tận UVBCT NKĐ. Không ai trả lời thế là bác ấy... lấy vợ mới sau khi vợ cũ mới mất một thời gian rất ngắn, vui thú điền viên đến giờ...
Đây là cái bài nhà báo Đình Thắng viết hồi ấy, cũng định in báo Tuổi trẻ nhưng báo đã không đăng, Thắng gửi cho mình làm kỷ niệm:
Chuyện làm văn nghệ ở tỉnh lẻ, nhiều khi cười
ra nước mắt. Tỷ như nhà thơ V ở tỉnh G nọ, vốn là Hội viên Hội Nhà văn Việt
Nam, lại đang là phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh nhà, vừa bị “kiện"
chỉ vì mấy câu thơ lãng mạn của mình!
Số là tập thơ mới xuất bản của anh có một
bài, hay dở thì người viết chưa dám bàn đến, nhưng bài thơ tình này lành như
đất, xin trích vài câu : “... một con đường nghiêng gió ở ngoại ô. Một cô bé
khăn voan đỏ rực. Lướt xe trong ký ức lặng thầm. Và buổi ấy thông già như muốn
khóc. Níu trời xanh tuyệt vọng chốn không cùng. Bên vệ cỏ chú sẻ đồng ngơ
ngác. Em hát về dằng dặc nỗi hoàng hôn ...”, thế mà có một nguyên đơn gửi đến
lãnh đạo tỉnh với những lời lẽ đầy tính quy chụp, đại khái rằng, nhà thơ này
đang tìm cách phá hoại xã hội, phá hoại đất nước, phá hoại địa phương.
Dẫn chứng của nguyên đơn: Tại sao không lướt
xe về với tương lai mà lại là ký ức? Tại sao thông già lại muốn khóc? Tại sao
trời xanh lại tuyệt vọng đến không cùng ?... Cũng may là, lãnh đạo tỉnh G vốn
bình tĩnh và cũng hiểu rằng, chuyện thi ca lãng mạn vốn cũng cần cho cuộc sống
này như bên cạnh bánh mì thì phải có hoa hồng vậy, nên cái chuyện chụp mũ dán
tem kia, chẳng ai thèm quan tâm. Chỉ có anh nhà thơ nọ là buồn (và cả bực nữa), bởi nhà thơ ở Việt Nam ta vốn nổi tiếng hiền lành, chẳng làm đau dù chỉ một
cọng cỏ, vậy mà nguyên đơn kia nỡ lòng nào xúc xiểm...
Chuyện chẳng có gì đáng quan tâm, nếu đó chỉ
là thói đời ghen ăn ghét ở. Nhưng ngặt nỗi, nguyên đơn chính là một quan về hưu
vì bị thất sủng sau hàng loạt cuộc tranh đấu dành ghế. Quan này, vốn liên quan
đến rừng và tài nguyên rừng nói chung ở tỉnh G nọ, từng nổi tiếng với việc ...
triệt thoái những hàng thông cổ thụ đặc thù vốn là niềm tự hào của cư dân tỉnh
lỵ. Chuyện xưa, nhưng nay thì đang nóng hổi tính thời sự khi vấn đề bảo vệ
rừng, bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ cảnh quan môi trường đang là chuyện hơi
thở cuộc sống. May mà quan hạ cánh an toàn vào cái thời điểm còn tranh tối
tranh sáng, dẫu báo chí tỉnh nhà lúc ấy đã nhiều lần lao xao truy cứu trách
nhiệm. Cho nên, có lẽ quan chột dạ vì cái câu thơ “và buổi ấy thông già như
muốn khóc" chăng?
Thật tội nghiệp cho nhà thơ và bài thơ. Lại
nhớ năm xưa ở thành phố đô hội này, có nhà thơ viết hai câu về con đường Nguyễn
Du : “Con đường dài thiên tài nằm phơi nắng. Hàng me xanh đã bị cắt cụt
đầu...” chỉ để buồn cho cái hàng me xanh vốn một thời đi vào thơ, vào nhạc của
bao thế hệ Sinh viên Văn khoa. Hai câu thơ ấy không ám chỉ ai, không truy cứu
ai, nhưng xét ra, “tính chiến đấu" (nếu có) của nó hẳn còn “vi diệu" hơn
cái câu thơ thông khóc trên kia. Vậy mà chẳng có ai vác đơn đi kiện để nhà thơ
kia phải theo hầu!
Thật đúng, làm văn nghệ tỉnh lẻ, đau đớn trăm bề!
11 nhận xét:
Tại sao không lướt xe về với tương lai mà lại là ký ức?
Tại sao thông già lại muốn khóc?
Tại sao trời xanh lại tuyệt vọng đến không cùng ?
...
Tay này kém thật, nếu tui tui hỏi chỉ mỗi câu:
- Tại sao tay hói mần ... thơ ?
hơ hơ hơ
Ai chủ trương cho đăng lại bài báo này? Ai?
Để rồi ai đọc cũng thấy bức xúc.
Như thế là lợi hay hại? Lợi hay hại??
(Nhà về hưu Thông thái)
Hehe!
Thập kỉ thứ 2 của thế kỉ 21 chứ anh ?
@ PTN:
----
Huhu sửa rồi, cám ơn bạn
Bác Tấn Định:
-----
hehe may là bác về hưu nhưng thông thái từ trước, và không... mần thơ...
Tại làm sao không mần thơ về đề tài ca ngợi cnxh mà lại đi ca ngợi cây thông cây me? Rõ ràng là các nhà thơ này suy thoái chứ còn gì nữa?hả? Các đồng chí phải xử lý cái này!
Nếu quyết liệt do5n sach, khong con chim se, cay thong, cay me nào nưa thi2 bon nhà tho se chang co1 gi2 ma2 ...phan đong.
Bài thơ của Hùng, đúng ra phải có câu Nhiệt Kiệt!Bố bác nào dám cãi.
Trần Ngọc Tuấn
Bác Hùng ơi, thực ra từ năm ngoái trở về trước, các bác “biết tuốt” Phú Yên cũng chỉ biết… khiêm tốn thôi. Em đồ chắc là dịp 7.5.2012 các bác ấy lên thăm Điện Biên và bị lây thứ vi rút chết người ấy rồi. Nhưng cơ mà, các bác già Phú Yên mới chỉ khăng khăng bắt truyện ngắn của Dzoãn Dũng phản động thôi, chứ các bác công thần Điện Biên còn bắt các nhà phê bình thuần túy là “Văn nhân giai phẩm”, trong khi chả ai dại gì đi đấu tranh đòi văn nghệ phải được làm Bí thư Tỉnh ủy, hay Chủ tịch tỉnh(!)
Anh Du An ở Điện Biên đẻ được thằng con giữa thành phố. Nó làm bài văn tả con lợn kêu za za như siêu nhân. Du An bỗng thương con lợn thời thi đua hai tốt, nên viết bài thơ rưng rưng nhớ con lợn. Các bác ấy kiện đến tận hang con cà cuống, bảo bao nhiêu cái tốt đẹp không nhớ đi nhớ con lợn: “Thế hóa ra thằng ấy (Du An) coi con lợn to hơn ông… to nhất tỉnh à?”
Bài trên báo Dân Việt:
http://danviet.vn/129393p1c30/chup-mu-van-chuong-dau-kho-ngut-troi.htm
TUY HOÀ ....! ! !
Tháng Tư sông Ba đục lòng quặn thắt
Loài chim Núi Nhạn thân đầy thương tích
Đà Rằng oan khiêng sinh tử gập ghềnh .
Ngày xa Tuy Hoà trời đổ cơn mưa
Cơn mưa nhỏ , qua thành phố nhỏ
Mưa giăng giăng , mù tăm sông mẹ
Cơn mưa nghiệt ngã , cơn mưa trái mùa
Ngày ai trở về , như kẻ mồ côi
Mồ côi góc phố , mồ côi phận người
Thân giữa Ngã Năm , hồn về năm ngã
Đi nhặt cát bụi in dấu chân người
Tháng Tư đầu hạ sao trời không mưa
Ai đi lang thang , theo từng con phố
Như nhánh rong rêu bồng bềnh giữa lộ
Đi tìm Tuy Hoà , tìmTuy Hoà xưa
Tuy Hoà đã mất , vào tháng Tư xưa ...!!!
Thân như nhánh rêu , vàng hoe giữa lộ .....
Bipam
Đăng nhận xét