Hôm kia vào nhà mình ở Sài Gòn, trong mấy cái ảnh con gái mình cho vào khung để trên kệ sách của nó có cái ảnh hai chị em nó bé tí ngồi trên đùi ông Nguyên Ngọc ở cái nhà tập thể sở Văn Hóa thời bao cấp. Cái ảnh đã mờ hết chen giữa ảnh chụp kiểu Hàn Quốc bây giờ làm mình cảm động...
Mình là người đã đi với ông nhiều chuyến ở Tây Nguyên, từ cái thời còn liên hiệp lâm nông công nghiệp Đăk Glleei, đến xuống Dân Chủ cùng ông Núp nơi mình nếm quả sốt rét đầu đời. Ông cũng nhiều lần ngồi chiếu ở nhà mình, uống rượu ăn cơm với bạn bè mình, bế 2 đứa con gái mình...
Hôm nay ông Nguyên Ngọc tròn 80 tuổi, mình đăng bài này viết hồi ông 78 tuổi, khi mình cùng ông về lại làng Kong Hoa nổi tiếng của Đất nước đứng lên.
----------------
Chả
có sự kiện gì quan trọng ở sân bay này, có chăng là sự xuất hiện của nhóm làm
phim chúng tôi với bó hoa từ tay các cô gái Viettel. Và người chúng tôi đi đón
đã xuất hiện, đấy là nhà văn Nguyên Ngọc, người nổi tiếng với tiểu thuyết Đất
nước đứng lên, và cũng nổi tiếng với sự gắn bó tình nghĩa với Tây Nguyên, cũng
như sự hiểu biết thấu đáo tường tận, minh triết về Tây Nguyên.
Lần
này ông vào là để dự một cuộc tưởng niệm mười năm ngày mất của người anh của
ông, nhân vật văn học của ông, cũng là một phía của cặp bài trùng xuyên suốt
lịch sử văn học và cả đời sống Tây Nguyên suốt gần trăm năm nay: anh hùng Núp.
Bảy mươi tám tuổi mà cái va ly của
ông nhằng nhịt tem an ninh sân bay, nó chứng tỏ những cuộc đi không ngừng nghỉ
của ông. Nhưng còn với Tây Nguyên, với Gia Lai và với S'tơ Kông Hoa là ông trở
về. Và chúng tôi theo ông trở về. Về để tự nhìn lại mình. Về để thấy những món
nợ mình còn mắc. Về để thấy những tấm lòng rộng mở. Về để chứng kiến tình bạn
chung thủy đến kỳ lạ giữa nhà văn và nhân vật. Tình bạn ấy khởi đầu từ năm
1953, khi anh lính trẻ Nguyễn Trung Thành trên đường đi "điều nghiên"
chuẩn bị trận đánh nổi tiếng GM100 đã ghé qua làng S'tơ và được đội trưởng du
kích Đinh Núp trực tiếp nhiều lần dẫn đi và bảo vệ, để rồi sau đó mấy năm, họ
gặp lại nhau ở đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn miền, và sau đó nữa thì
"Đất nước đứng lên" ra đời, và hôm 4/7 thì bà Ch'rơ, vợ ông Núp và
một người cháu gọi Núp bằng cậu đã ôm nhà văn Nguyên Ngọc khóc ròng... Và chính
như cái cách mà hai ông này đã nói về nhau: Có Núp thì mới có Nguyên Ngọc, và
ngược lại, có Nguyên Ngọc thì mới có Núp. Về để thấy thêm và tự hào sức mạnh và
vai trò kỳ diệu của văn chương trong đời sống nói chung và trong cuộc kháng
chiến khổ đau và thần thánh của dân tộc...
Về thăm nhà mới của bà Chrơ
Cái
sự trở về của một nhà văn già bảy mươi tám tuổi nó nói lên nhiều điều lắm. Hãy
xem những giọt nước mắt. Những trùng phùng ân nghĩa, những vỡ òa xúc cảm,... Có
gì mong manh hơn nước mắt, nhưng cũng không có gì mạnh bằng nước mắt, dẫu trong
veo nhưng mặn chát nghìn trùng. Mà nước mắt đâu chỉ là nước mắt, nó là bể dâu
sấp ngửa phận người. Nó được chắt ra từ tận cùng khổ đau tận cùng sung sướng,
từ tận cùng nhịp thổn thức trái tim. Nó cứng như đá hoa cương mềm hơn hoa pơ
lang, mềm hơn cả những gì dịu dàng nhất. Nó là tinh hoa của hạnh phúc, là những
điều không thể nói người ơi. Có những lúc ta ngồi nhâm nhi nước mắt, nghe rưng
rưng năm tháng chảy qua đời, nghe phập phù bao điều ân nghĩa, nghe mặn mòi
những kỷ niệm vời xa...
Người
vợ Chrơ của anh hùng Núp, trong trí nhớ của bà vẫn vẹn nguyên một Nguyên Ngọc
thủy chung nên Nguyên Ngọc vừa đến là bà yêu cầu con cháu dìu sang. Người cháu
gọi ông Núp bằng cậu đây. Ông Núp chỉ có hai anh em. Người đàn bà này là con
của người em, gọi ông Núp bằng cậu.
Ông Núp có khuôn mặt rất lạ, rất ăn ảnh. Bộ
râu dài trắng như cước, đôi mắt nhỏ hiền từ như mắt voi con lúc nào cũng long
lanh như cười. Hầu như ai đã có chiếc máy ảnh trong tay, từ thời cái máy
Zennhít cổ lỗ sĩ đều có thể có một bức ảnh đẹp về Núp, về một ông già vừa quắc
thước vừa hiền từ, vừa lãng mạn vừa cổ điển, như ảo như thật, hiện hữu đấy mà
như cổ tích phương nào...
Một cảnh quay, mình đang nói chuyện với ông Ngọc và thu trực tiếp...
Lịch
sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ, ấy là một nhân vật
văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hàng hơn nửa thế
kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật cũng nổi tiếng. Một tiểu thuyết viết về
toàn cái tốt, cái đẹp mà nổi tiếng. Rồi nữa, tác giả tiểu thuyết và nhân vật
cũng gắn bó với nhau hơn nửa thế kỷ. Họ có những kỷ niệm cực đẹp về nhau. Và từ
nhân vật ấy, cả cộng đồng làng đã coi tác giả văn học là người của cộng đồng
mình. Vì thế sự trở về hôm nay của nhà văn Nguyên Ngọc thực sự là cuộc về lại
với cộng đồng, về lại chính mình cho dẫu hoàn cảnh sống và tuổi tác chẳng dễ gì
để một nhà văn gần tám mươi tuổi ngày một ngày hai có thể thích là về nơi mình
hằng gắn bó...
Cặp
bài trùng anh hùng nghệ sĩ này là một hiện tượng của văn chương Việt Nam, của
một giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc và nó sẽ còn sống mãi, không chỉ
trong văn chương, mà trong ký ức của những người đã sống, đang sống và sẽ còn
mãi đến mai sau. Không ai quên và không được phép quên lịch sử. Và may mắn
thay, văn chương đã góp phần góp một phần làm nên lịch sử, lưu giữ lịch sử cùng
với những con người bình dị S'tơ hôm nay. Trong họ có một phần lịch sử. Lịch sử
nhỏ nhoi từ cái giọt nước mắt trùng phùng đến cả một dân tộc vĩ đại, từ cái bến
nước nơi Núp đã trao vòng cầu hôn cho Liêu đến cái dáng còng của bà Chrơ, người
em của Liêu, người vợ nối dây tảo tần chịu thương chịu khó của Núp. Từ ngọn núi
Tơ Tung hùng vĩ đến dấu tích hầm chông bẫy đã vẫn còn ở làng S'tơ ngày nào...
Con dâu và cháu gái ông Núp.
Nhận quà tượng trưng của Viettel (để... chụp ảnh)
Những
đứa trẻ lớn lên lá rừng thay tiếng hát, lời trái tim nói giọng của rừng, rừng
che chở con hoài thai tuổi trẻ, đất rùng mình đón nhựa tình yêu. Những đứa trẻ
chuốt mình tên nhọn, vút vào đêm khoảnh khắc của rừng, những đứa trẻ mang linh
hồn của đá, vạm vỡ chiều thiên di...
Và
như thế, với Kông Hoa, đây là một chuyến trở về. Về để yêu thương và đáp
nghĩa...
12 nhận xét:
Bác Văn Công Hùng ạ! 123 mượn lời Chí Phèo tí nhá: MẸ BỐ CHÚNG NÓ, NÓ LỠ ĐÁNH SẬP LETHIEUNHON.COM ĐỂ CÚNG CỤ NHÀ CHÚNG NÓ CHẮC, 123 TÔI KHÔNG CÒN ĐIỀU KIỆN TRUY CẬP NỮA...HU HU HU...Tiên nhân nhà chúng nó, công tằng tiên tổ nhà chúng nó, nó sống thì chui lủi như chuột cống lang mà chết thì làm con ma cụt đầu nhớ nhớ nhớ!!!
Ông Nup là anh kết nghĩa của ông Phi-đen,ông Ngọc là bạn thân của hai anh em Nup Phi.
Hình cuối Thấy ông "Rừng Xà Nu" có tay vệ sỷ hơi ngon cơm, đeo quả kiếng đen hơi bị ngầu.
Ủa, dưng mà tay vệ sao lại nhận quà của Viettel ta ?
Trong các nhân vật của Nguyên Ngọc tui thích nhất Thú trong "Rừng xà nu " .
Và cũng thú vị khi biết xà nu là 1 giống thông lá trơn chùm 3 .
Có thời bọn tui chơi cùng một anh người cao nguyên là anh Y Nguyên Blao dạy ở ĐH Tây Nguyên .Y Nguyên đẹp trai và giỏi võ , cứ đùa gọi anh là Thú xà-nu .
Bài ca về những đứa trẻ S’tơ
Văn Công Hùng
Những đứa trẻ lớn lên
lá rừng thay tiếng hát,
lời trái tim nói giọng của rừng,
rừng che chở con hoài thai tuổi trẻ,
đất rùng mình đón nhựa tình yêu.
Những đứa trẻ chuốt mình tên nhọn,
vút vào đêm khoảnh khắc của rừng,
Những đứa trẻ mang linh hồn của đá,
vạm vỡ chiều thiên di...
Những câu thơ đã chạm vào nỗi đau của đá (chữ của Thái Bá Vân), nỗi đau vạm vỡ, thiên di. Thiên di được hiểu là sê dịch, là chuyển động.
Linh hồn đá đang chuyển động. Chúng đi đâu, định nói gì hay im lặng... Chúng đi về phía sự thật và định nói thật!
Nỗi đau của đá nằm ở vỉa trong, vùng lõi đá. Bìa đá là lời thì thào vuốt ve mơn trớn lọt tai bùi như đậu như lạc. Ở phía lõi, vùng trong, nỗi đau chuyển màu. Tuổi đá già thêm, nỗi đau già thêm. Thêm tuổi vào nỗi đau chưa được giải mã, linh hồn đá thiên di. Chúng đi về phía sự thật và nói thật.
Bài ca về những đứa trẻ S’tơ
Văn Công Hùng
Những đứa trẻ lớn lên
lá rừng thay tiếng hát,
lời trái tim nói giọng của rừng,
rừng che chở con hoài thai tuổi trẻ,
đất rùng mình đón nhựa tình yêu.
Những đứa trẻ chuốt mình tên nhọn,
vút vào đêm khoảnh khắc của rừng,
Những đứa trẻ mang linh hồn của đá,
vạm vỡ chiều thiên di...
Những câu thơ đã chạm vào nỗi đau của đá (chữ của Thái Bá Vân), nỗi đau vạm vỡ, thiên di. Thiên di được hiểu là sê dịch, là chuyển động.
Linh hồn đá đang chuyển động. Chúng đi đâu, định nói gì hay im lặng... Chúng đi về phía sự thật và định nói thật!
Nỗi đau của đá nằm ở vỉa trong, vùng lõi đá. Bìa đá là lời thì thào vuốt ve mơn trớn lọt tai bùi như đậu như lạc. Ở phía lõi, vùng trong, nỗi đau chuyển màu. Tuổi đá già thêm, nỗi đau già thêm. Thêm tuổi vào nỗi đau chưa được giải mã, linh hồn đá thiên di. Chúng đi về phía sự thật và nói thật.
Cách đây chục năm, nhà văn Nguyên Ngọc và Trung Trung Đỉnh đã từng lên Tuyên Quang, giảng bài cho Trại sáng tác văn học của Hội VHNT tỉnh. Nhờ có nhà văn Nguyên Ngọc, mà mình hiểu được câu chuyện sáng tác văn chương "vừa là, vừa là". Một sự khai sáng cho cái đầu văn chương tỉnh lẻ, miền núi của mình. Nhân dịp mừng nhà văn Nguyên Ngọc 80 tuổi, qua blog Nhà thơ Văn Công Hùng, cháu xin kính chúc sức khỏe và bày tỏ lòng biết ơn bác.
Trân trọng.
Vũ Xuân Tửu
My iP: Nhân vật ấy tên đúng là T'nú bạn ạ. Khi in ở ngoài Bắc bị in sai, sau này đã sửa. Việc này tôi đã viết trong bài "Đi tìm rừng Xà nu của nhà văn Nguyên Ngọc".
@ Trường Lưu: hehe, giá mà đủ... hoành tráng để làm vệ sĩ, đằng này đấm thì thiếu đạp thì thừa chỉ làm được... thơ thôi, huhu...
Bác Vũ XUân Tửu:
-----
Mời bác 10h ghé lại em đọc thơ Hoàng Hưng ạ.
Lớp tui có 41 sinh viên thì có tới 37 đứa không biết NN là nhà văn.
"Bọn phản động" ở Mỹ mới ra 1 quyển truyện : Đỗ Lệnh Dzũng. Thực hơn cả NN viết về Đinh Núp nữa kia. Có cả hình ảnh nhân vật chính từ xưa đến giờ. Hiện nay ĐLD vẫn đang sống ở Mỹ!
Nếu bác vẫn ôm cái hào quang đảng ta đã "giải phóng" cho nd mN thoát khỏi cảnh đói, nghèo của bọn Mỹ ngụy thì đừng nên đọc!
Đăng nhận xét