----------------------
CHOÁNG VỚI NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM (P2)
Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế là nơi tập hợp những cái "nhất" thế giới.
Việt Nam được coi là thiên đường ẩm thực châu Á, thành phố Hồ Chí Minh là một trong thanh phố có ẩm thực đường phố ngon nhất thế giới. Theo các tạp chí và báo nước ngoài, thịt chuột, tiết canh lòng lợn, mì dế rán và trứng vịt lộn của Việt Nam luôn là một trong số các món ăn được cho là kinh dị nhất trên thế giới.
Nhiều người tỏ ra e dè, ngần ngại không dám thưởng thức
khi trông thấy vịt con đã thành hình đủ lông đủ cánh trong quả trứng.
Nhiều du khách nước ngoài còn rất sợ món thịt chó và mắm tôm. Họ không thể hiểu tại sao người Việt lại “làm thịt” con vật nuôi trong nhà. Tuy nhiên, đây lại được coi là món ăn "truyền thống", rất hấp dẫn, đặc biệt là đối với dân nhậu.
Người Việt có thói quen mua vàng dự trữ.
Trong năm 2011, Việt Nam cũng xuất khẩu khoảng 35 - 38 tấn vàng.
Lạm phát chung của Việt Nam ở nhóm 4 nước cao nhất thế giới, trong khi năm 2010 đứng thứ 17/182 nước. Theo ADB, lạm phát ở châu Á năm 2011 ở khoảng 3-6%. Trong đó, Việt Nam ghi nhận mức lạm phát cao nhất trong khu vực với 20,8%. Ảnh: Giá các mặt hàng tăng mạnh những năm qua.
Chỉ xếp sau Trung Quốc và Mexico, các doanh nhân và chủ doanh nghiệp Việt Nam được xếp vào diện bị stress (căng thẳng) nhất thế giới trong năm 2009. 72% doanh nhân Việt Nam được hỏi đã cho rằng họ rất căng thẳng bởi nhiều sức ép trong môi trường kinh doanh. Họ chỉ có 1 tuần/năm dành cho nghỉ ngơi, du lịch, trong khi các doanh nhân vùng Bắc Âu có tới 3 tuần/năm. Ảnh: Các doanh nhân Việt Nam.
Với mức tiêu thụ 2,7 tỷ lít bia trong năm 2010, khoảng 24 lít trên/đầu người/năm, bằng 1/10 so với châu Âu, Việt Nam đã trở thành nước thứ ba có sản lượng tiêu thụ bia cao nhất châu Á, sau Nhật và Trung Quốc. Trong đó 4 thành phố Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng năm nay dự báo tiêu thụ 300 triệu lít với tổng trị giá 7.250 tỷ đồng.
Việt Nam hiện có 350 cơ sở sản xuất bia phục vụ thị trường 87 triệu dân. Việt Nam được dự báo sẽ trở thành thị trường tiêu thụ bia lớn nhất thế giới của hãng bia Heineken.
Sau 10 năm, tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi cũng đã giảm 14% (xuống còn 29,3%) năm 2010 nhưng Việt Nam vẫn nằm trong số 36 quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trên phạm vi toàn cầu.
Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới. Trong vòng 12 năm qua (từ 1998 - 2010), Nhà nước tăng dần đầu tư GD-ĐT từ mức hơn 13% lên 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Đến nay đã có khoảng 1,6 triệu HS, SV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn với số tiền 18.000 tỷ đồng. 53% số học sinh, sinh viên được miễn giảm học phí.
Tuy vậy tỷ lệ thi trượt đại học ở Việt Nam lại cao nhất thế giới. Hơn thế, là quốc gia nghèo và trình độ dân trí thấp, nhưng hằng năm Việt Nam có hàng ngàn sinh viên đi… du học.
Theo GDVN, con gái mình về, mình chơi với nó nên mình cop thôi, hì hì...
Việt Nam được coi là thiên đường ẩm thực châu Á, thành phố Hồ Chí Minh là một trong thanh phố có ẩm thực đường phố ngon nhất thế giới. Theo các tạp chí và báo nước ngoài, thịt chuột, tiết canh lòng lợn, mì dế rán và trứng vịt lộn của Việt Nam luôn là một trong số các món ăn được cho là kinh dị nhất trên thế giới.
Nhiều người tỏ ra e dè, ngần ngại không dám thưởng thức
khi trông thấy vịt con đã thành hình đủ lông đủ cánh trong quả trứng.
Nhiều du khách nước ngoài còn rất sợ món thịt chó và mắm tôm. Họ không thể hiểu tại sao người Việt lại “làm thịt” con vật nuôi trong nhà. Tuy nhiên, đây lại được coi là món ăn "truyền thống", rất hấp dẫn, đặc biệt là đối với dân nhậu.
Người Việt có thói quen mua vàng dự trữ.
Trong năm 2011, Việt Nam cũng xuất khẩu khoảng 35 - 38 tấn vàng.
Lạm phát chung của Việt Nam ở nhóm 4 nước cao nhất thế giới, trong khi năm 2010 đứng thứ 17/182 nước. Theo ADB, lạm phát ở châu Á năm 2011 ở khoảng 3-6%. Trong đó, Việt Nam ghi nhận mức lạm phát cao nhất trong khu vực với 20,8%. Ảnh: Giá các mặt hàng tăng mạnh những năm qua.
Chỉ xếp sau Trung Quốc và Mexico, các doanh nhân và chủ doanh nghiệp Việt Nam được xếp vào diện bị stress (căng thẳng) nhất thế giới trong năm 2009. 72% doanh nhân Việt Nam được hỏi đã cho rằng họ rất căng thẳng bởi nhiều sức ép trong môi trường kinh doanh. Họ chỉ có 1 tuần/năm dành cho nghỉ ngơi, du lịch, trong khi các doanh nhân vùng Bắc Âu có tới 3 tuần/năm. Ảnh: Các doanh nhân Việt Nam.
Với mức tiêu thụ 2,7 tỷ lít bia trong năm 2010, khoảng 24 lít trên/đầu người/năm, bằng 1/10 so với châu Âu, Việt Nam đã trở thành nước thứ ba có sản lượng tiêu thụ bia cao nhất châu Á, sau Nhật và Trung Quốc. Trong đó 4 thành phố Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng năm nay dự báo tiêu thụ 300 triệu lít với tổng trị giá 7.250 tỷ đồng.
Việt Nam hiện có 350 cơ sở sản xuất bia phục vụ thị trường 87 triệu dân. Việt Nam được dự báo sẽ trở thành thị trường tiêu thụ bia lớn nhất thế giới của hãng bia Heineken.
Sau 10 năm, tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi cũng đã giảm 14% (xuống còn 29,3%) năm 2010 nhưng Việt Nam vẫn nằm trong số 36 quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trên phạm vi toàn cầu.
Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới. Trong vòng 12 năm qua (từ 1998 - 2010), Nhà nước tăng dần đầu tư GD-ĐT từ mức hơn 13% lên 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Đến nay đã có khoảng 1,6 triệu HS, SV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn với số tiền 18.000 tỷ đồng. 53% số học sinh, sinh viên được miễn giảm học phí.
Tuy vậy tỷ lệ thi trượt đại học ở Việt Nam lại cao nhất thế giới. Hơn thế, là quốc gia nghèo và trình độ dân trí thấp, nhưng hằng năm Việt Nam có hàng ngàn sinh viên đi… du học.
6 nhận xét:
Mấy món nhất đó chắc Bác cũng là chuyên gia ấy nhỉ.
VN mình cũng có lẽ là quốc gia có người đi học mà không biết viết cao nhất thế giới
Những hình ảnh cực kì đối nghịch nhau, nhất là bia- thấp còi.
Hình như nỗi niềm với giáo dục vẫn thường xuyên day dứt trong lòng bác?
Có con gái về thăm mà được chơi với nó là nhất bác rồi.
Thiên hạ họ bảo: con rồng cháu tiên mình là dân hạnh phúc nhất trên thế giới, sao bác nói toàn những điều tiêu cực thế ? Bác muốn "diễn biến hòa bình" phải không ? Hehe...
Có một "học giả" ở quê tui phát hiện ra rằng: những người thích ăn thịt chó đều rất vui tính rất hay cười, còn những người thích ăn trứng lộn thì hay bị stress. Hehe!!!
Có vài con số về tiêu thụ bia năm 2009,xin chia xẻ với các bác :
- Tiêu thụ bia trung bình của EU là 69,5 l/người.
- Trong EU người Czech tiêu thụ nhiều bia nhất (159,3 l/người) , kế đó là Đức (109,6 l/người), ít nhất là Italy (28 l/người).
-Năm 2008 mức tiêu thụ bia của người Mỹ khoảng 82 l/người.
- Trong 27 nước của EU có 3500 xưởng nấu bia , với 130 họ(loài?) bia khác nhau , và khoảng 40.000(!) tên bia .
/The Contribution made by Beer to the European Economy (Ernst&Young, 2011)/
Mấy món của ta kinh dị nhưng mà ngon kinh hồn.
Đối với cái mũi của tui thì phó-mát lên men , hay món ruột bò non khai vị với whisky của người Scoth gặp lần đầu cũng thật kinh dị , nhưng người ta vẫn tự hào là món ngon mời khách.
Năm 2010 dân số Việt nam ta là 86,92 triệu , nếu xài 2,7 tỷ lít bia thì tính ra phải là 31 lít/người
Đăng nhận xét