Thề với các vị, bài này đáng đọc lắm. Và cũng thề là, cho đến bây giờ tôi vẫn chưa biết chủ nhân của blog này là ai? Ai phát hiện ra thông báo giùm nhé.
---------
CHUYỆN VUI QUANH NHỮNG CÁI TÊN
Cái tên
do cha mẹ đặt ra ngay từ lúc chào đời, nói như vậy có nghĩa là người ta
không thể tự đặt tên cho mình. Nhưng xem ra điều này chỉ đúng một phần,
thực tế đã chứng minh nếu tên xấu quá, sau này ta có quyền làm đơn xin
đổi tên.
Bài viết dưới đây chỉ là góp nhặt chuyện vui-buồn qua cái tên của người Việt, hoàn toàn không có ý châm chọc một ai. Nếu có sự trùng hợp chỉ là ngoài ý muốn của tác giả.
Trước hết nói về một số tên của người Việt ở hải ngoại. Có một ông thuộc thế hệ người Việt thứ nhất khi còn ở Việt Nam mang họ Bùi, tên Liêm: Bùi Liêm. Sang đến Mỹ, tên của ông được chính thức trở thành Liêm Bùi theo cách viết tên trước họ sau của người Mỹ. Nhưng khổ nỗi, trong tiếng Anh không có dấu nên tên của ông trên giấy tờ được viết là Liem Bui. Các bạn đồng hương nói đùa: “Tên gì mà kỳ cục, nghe như… liếm cái gì đó, tục quá!”.
Để không bị chế giễu, ông vẫn giữ họ Bùi nhưng tên Liêm đổi thành Robert hầu tránh ngộ nhận chết người… Tưởng đâu thoát nạn nhưng ông lại gặp thêm rắc rối vì cái tên mới. Số là người Mỹ thường gọi Robert qua cái tên thân mật Bob. Tưởng đã yên thân với tên Robert Bui, nay ông lại khốn đốn vì cái tên thân mật Bob Bui. Bạn đồng hương lại có dịp chọc quê: “Liếm b… chưa đủ hay sao mà lại còn đổi là bóp …”.
Có những gia đình Việt được Mỹ hóa hoàn toàn. Những cái tên quen thuộc như thằng cu Bi, con Út, ông Lượm, bà Thắm nay được thay bằng thằng John, con Cecile, ông Jim, bà Jolie. Hình như họ muốn không còn dính dáng gì đến cái xứ Việt Nam bên kia bờ Thái Bình Dương. Họ muốn quên hẳn tổ tiên ông bà, xa lánh đồng hương và thậm chí còn tìm mua nhà ở vùng Mỹ trắng vì ở gần người Việt có nhiều… phiền toái.
Nói đi thì phải nói lại. Không phải người Việt nào cũng gặp chuyện rắc rối khi đổi tên tại Mỹ. Trái lại, việc đổi tên nhiều khi cũng gặp may với một số người, chẳng hạn như chữ Văn trong tên đệm thường thấy ở tiếng Việt. Van, không dấu, vốn là tên thường dùng ở Hà Lan như tên các cầu thủ Van Basten, Van de Saar hoặc tên họa sĩ nổi danh Van Gogh nên nghe cũng thấy oai oai.
Bài viết dưới đây chỉ là góp nhặt chuyện vui-buồn qua cái tên của người Việt, hoàn toàn không có ý châm chọc một ai. Nếu có sự trùng hợp chỉ là ngoài ý muốn của tác giả.
Trước hết nói về một số tên của người Việt ở hải ngoại. Có một ông thuộc thế hệ người Việt thứ nhất khi còn ở Việt Nam mang họ Bùi, tên Liêm: Bùi Liêm. Sang đến Mỹ, tên của ông được chính thức trở thành Liêm Bùi theo cách viết tên trước họ sau của người Mỹ. Nhưng khổ nỗi, trong tiếng Anh không có dấu nên tên của ông trên giấy tờ được viết là Liem Bui. Các bạn đồng hương nói đùa: “Tên gì mà kỳ cục, nghe như… liếm cái gì đó, tục quá!”.
Để không bị chế giễu, ông vẫn giữ họ Bùi nhưng tên Liêm đổi thành Robert hầu tránh ngộ nhận chết người… Tưởng đâu thoát nạn nhưng ông lại gặp thêm rắc rối vì cái tên mới. Số là người Mỹ thường gọi Robert qua cái tên thân mật Bob. Tưởng đã yên thân với tên Robert Bui, nay ông lại khốn đốn vì cái tên thân mật Bob Bui. Bạn đồng hương lại có dịp chọc quê: “Liếm b… chưa đủ hay sao mà lại còn đổi là bóp …”.
Có những gia đình Việt được Mỹ hóa hoàn toàn. Những cái tên quen thuộc như thằng cu Bi, con Út, ông Lượm, bà Thắm nay được thay bằng thằng John, con Cecile, ông Jim, bà Jolie. Hình như họ muốn không còn dính dáng gì đến cái xứ Việt Nam bên kia bờ Thái Bình Dương. Họ muốn quên hẳn tổ tiên ông bà, xa lánh đồng hương và thậm chí còn tìm mua nhà ở vùng Mỹ trắng vì ở gần người Việt có nhiều… phiền toái.
Nói đi thì phải nói lại. Không phải người Việt nào cũng gặp chuyện rắc rối khi đổi tên tại Mỹ. Trái lại, việc đổi tên nhiều khi cũng gặp may với một số người, chẳng hạn như chữ Văn trong tên đệm thường thấy ở tiếng Việt. Van, không dấu, vốn là tên thường dùng ở Hà Lan như tên các cầu thủ Van Basten, Van de Saar hoặc tên họa sĩ nổi danh Van Gogh nên nghe cũng thấy oai oai.
Tôi có
biết một nhà thơ ở xứ sở của thương hiệu nổi tiếng Ama-kông, anh mang họ
Văn, một dòng họ nổi tiếng. Tôi tin rằng anh sẽ nổi tiếng hơn khi đi ra
nước ngoài. Đặc biệt cứ mỗi lần anh lên sân khấu ngâm thơ trước hàng
ngàn người hâm mộ, nghe cô MC tóc vàng xinh đẹp xướng tên Thi sĩ
Van-con-hun, cả đám đông lặng người ngưỡng mộ cứ tưởng đây là nhà thơ
hào hoa của xứ Bắc Âu yên bình và lãng mạn! Một số fan nữ ra vẻ hiểu
biết sâu rộng thì tán thêm: "Van-con-hun là nhà thơ Hà Lan lãng mạn nhất
mọi thời đại, nhìn đầu thi sĩ tài hoa thì ai cũng ngã mũ kính phục, bởi
vì ai cũng biết, tài thơ luôn tỉ lệ nghịch với số tóc còn lại trên đầu,
ha ha ha..."
Nhiều người Việt tại Mỹ đã đổi họ Lê hay Lý sang Lee. Nổi bật trong phong trào này là hệ thống 32 cửa hàng bánh mỳ thịt theo kiểu Việt Nam tại các tiểu bang California, Arizona, Oklahoma và Texas của gia đình ông Lê Văn Chiêu.
Thay vì lấy tên là Lê’s Sandwiches ông đã chọn thương hiệu Lee’s Sandwiches, cái tên này nghe có vẻ dễ nhớ hơn đối với khách hàng người bản xứ. Lee’s Sandwiches cũng đã khai trương cửa hàng Lee’s Coffee tại Sài Gòn vào một ngày chỉ toàn số 8: 8 giờ 8 phút, ngày 8 tháng 8 năm 2008 tại số 80 Hàm Nghi, Quận 1 ! (Chơi số 8 không thua gì Trung Quốc chọn ngày khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh 8/8/2008)
Không phải người Việt đổi sang họ Lee vì họ muốn mang quốc tịch Hàn Quốc mà vì Lee là cái tên khá phổ biến tại Mỹ. Như Robert E. Lee, vị tướng Mỹ nổi tiếng trong thời Nội chiến Nam-Bắc. Hiện tại có đến hàng chục thị trấn mang tên Lee trải dài khắp nước Mỹ từ Đông sang Tây.
Dù có dấu hay không dấu, những cái tên như Đỗ Văn Sơn đổi sang tiếng Anh chỉ cần bỏ dấu thành Do Van Son, dễ đọc và cũng dễ hiểu đối với người bản xứ, tương tự như Davidson, Ericson, Dickinson…
Trường hợp Lê Văn Thơm sẽ biến thành Lee Van Thom, cũng giống như tài tử nổi tiếng Lee Van Cleef trong các phim cao bồi Wild Wild West của Mỹ. Tên Thơm phát âm giống như Tom của Mỹ mà lại trùng tên với nhà toán học nổi tiếng người Pháp, René Thom. Hoàn toàn không có ý ‘thấy người sang bắt quàng làm họ’ vì ông Lê Văn Thơm đâu có biết René Thom là ai!
Những người có tên thuộc loại trên chắc cũng thầm cám ơn cha mẹ đã khéo đặt tên cho mình. Ngược lại, có những cái tên rất đẹp khi còn ở đất Việt, sang đến Mỹ bỗng trở thành một nỗi phiền muộn.
Các cô có tên đẹp như Mỹ Dung, Hạnh Dung, các cậu quý tử như Anh Dũng, Hùng Dũng đều nhanh chóng đổi tên vì những ‘bất đồng’ về ngôn ngữ và văn hóa giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Những tên như Dung hoặc Dũng lại trở nên ‘khó nghe’ đối với người bản xứ vì khi phát âm hoặc khi viết nó lại đồng nghĩa với từ ‘dung’ trong tiếng Anh, có nghĩa là… chất thải của súc vật. Hóa ra, Mỹ Dung lại biến thành ‘my dung’, nghe kỳ kỳ sao ý.
Nhiều người Việt tại Mỹ đã đổi họ Lê hay Lý sang Lee. Nổi bật trong phong trào này là hệ thống 32 cửa hàng bánh mỳ thịt theo kiểu Việt Nam tại các tiểu bang California, Arizona, Oklahoma và Texas của gia đình ông Lê Văn Chiêu.
Thay vì lấy tên là Lê’s Sandwiches ông đã chọn thương hiệu Lee’s Sandwiches, cái tên này nghe có vẻ dễ nhớ hơn đối với khách hàng người bản xứ. Lee’s Sandwiches cũng đã khai trương cửa hàng Lee’s Coffee tại Sài Gòn vào một ngày chỉ toàn số 8: 8 giờ 8 phút, ngày 8 tháng 8 năm 2008 tại số 80 Hàm Nghi, Quận 1 ! (Chơi số 8 không thua gì Trung Quốc chọn ngày khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh 8/8/2008)
Không phải người Việt đổi sang họ Lee vì họ muốn mang quốc tịch Hàn Quốc mà vì Lee là cái tên khá phổ biến tại Mỹ. Như Robert E. Lee, vị tướng Mỹ nổi tiếng trong thời Nội chiến Nam-Bắc. Hiện tại có đến hàng chục thị trấn mang tên Lee trải dài khắp nước Mỹ từ Đông sang Tây.
Dù có dấu hay không dấu, những cái tên như Đỗ Văn Sơn đổi sang tiếng Anh chỉ cần bỏ dấu thành Do Van Son, dễ đọc và cũng dễ hiểu đối với người bản xứ, tương tự như Davidson, Ericson, Dickinson…
Trường hợp Lê Văn Thơm sẽ biến thành Lee Van Thom, cũng giống như tài tử nổi tiếng Lee Van Cleef trong các phim cao bồi Wild Wild West của Mỹ. Tên Thơm phát âm giống như Tom của Mỹ mà lại trùng tên với nhà toán học nổi tiếng người Pháp, René Thom. Hoàn toàn không có ý ‘thấy người sang bắt quàng làm họ’ vì ông Lê Văn Thơm đâu có biết René Thom là ai!
Những người có tên thuộc loại trên chắc cũng thầm cám ơn cha mẹ đã khéo đặt tên cho mình. Ngược lại, có những cái tên rất đẹp khi còn ở đất Việt, sang đến Mỹ bỗng trở thành một nỗi phiền muộn.
Các cô có tên đẹp như Mỹ Dung, Hạnh Dung, các cậu quý tử như Anh Dũng, Hùng Dũng đều nhanh chóng đổi tên vì những ‘bất đồng’ về ngôn ngữ và văn hóa giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Những tên như Dung hoặc Dũng lại trở nên ‘khó nghe’ đối với người bản xứ vì khi phát âm hoặc khi viết nó lại đồng nghĩa với từ ‘dung’ trong tiếng Anh, có nghĩa là… chất thải của súc vật. Hóa ra, Mỹ Dung lại biến thành ‘my dung’, nghe kỳ kỳ sao ý.
Ví dụ có
nhà hàng Mỹ Dung trên đất Mỹ. Người Mỹ không thể hiểu nổi vì cớ gì mà
nhà hàng sang trọng như vậy lại được người Việt đặt tên là My Dung?
Họ đâu biết rằng thật ra nó là Mỹ Dung, một cái tên Việt rất đẹp. Đẹp vì
nó chứa cả thành tố Hoa Kỳ trong đó!
Lại đã có
ông thời xưa , khoảng đầu thế kỷ 20, đặt tên đứa con thứ 10 là.... (xin
lỗi phải nói thật!) là "Đít ", theo danh từ Dix tiếng Pháp là số Mười
(10) ! Ở ngoài Bắc chữ "Đít " không được dùng, vì cho rằng nó có nghĩa
xấu! Trong Nam, chữ "Đít" không có nghĩa xấu, chữ tương đương là " Khu
"! Trong lúc ở ngoài Bắc chữ "Khu" lại không có nghĩa xấu, phức tạp
quá, hehe!
Vì vậy
mới có chuyện, đã có họa sĩ tên là " Đít ", được thày Nam Sơn khuyên nên
đổi sang tên khác kẻo điểm danh hằng ngày đọc lên nghe nó...không tiện!
Họa sĩ đó đã nghe lời , và sau này cũng đã khá nổi tiếng, tất nhiên nổi
tiếng vẽ tranh đẹp chứ không phải nhờ cái tên!
Chuyện
đặt tên, cách gọi con phố con đường có khi là do quan niệm và thói quen
từng nơi. Ví dụ ở Paris có đường phố đặt tên rất ...lạ , do thói quen từ
xưa : Phố con Mèo câu Cá, "La rue du chat qui pêche" ở gần đồi
Montmartre, nơi có nhiều nghệ sĩ, họa sĩ tài hoa. Nhắc đến phố Mèo câu
Cá, tôi bỗng nhớ đến một anh bạn thân của bà chị họ của tôi. Tên cúng
cơm của anh này làm ta liên tưởng đến cái búa và một bức tường - đó là
tên Đinh! Đinh thì không có gì đặc biệt, nhưng nếu mà khi trêu nhau lại
nhắc đến đinh to đinh nhỏ thì cánh chị em lại hay đỏ mặt ngượng ngùng,
hi hiii. Không hiểu xuất xứ từ nguyên do gì anh này lại lấy nick là Mèo,
và thế là những chân dài tuổi Tý được một phen...sướng âm ỉ, he he!
Còn ở New
York? Ở New York lại đặt tên phố bằng các con số, đó là lấy theo thông
tin trên blog Hiệu Minh và cô em Nho Xinh của cụ MH !
Hà nội
trước đây cũng có phố ghi..."cấm..." việc nọ việc kia, làm người ngoại
quốc rất ngạc nhiên vì cứ tưởng đó là tên Phố. Ví dụ phố "COM PHO", Phố
"CAM DAI" hay Phố "CAMDAI BAY" - lấy hẳn tên của một cái Vịnh nào đó để
đặt, hehe!
Người
Pháp mới sang VN từ mươi năm nay, cứ chê mãi người Việt dùng sai tiếng
Pháp khi đặt tên Phố: phố "Le Loi" (họ không đọc dấu ê), đáng lẽ phải
đặt là "La Loi", vì chữ Loi (Luật pháp) thuộc giống cái, phải dùng mạo
tự (Article) "La", chứ không được dùng Le (giống đực!). Đó là những
người Pháp chưa biết VN ta có Vua Lê Lợi ! Lịch sử là như vậy, và đôi khi đã làm khách du lịch ngạc nhiên!
(Sưu tầm)
Tên riêng bổ sung cho kho tàng tiếng Việt hiện đại
Khoảng
mươi hai mươi năm trở lại đây, kho tàng tiếng Việt được bổ sung một số
tên riêng nghe rất ngộ. Những tên riêng của một số người nổi tiếng, hoặc
tên một vài con phố, địa danh nào đó được dùng làm tính từ hoặc động từ
trong những hoàn cảnh vui nhộn.
Dễ gặp
nhất là trong các cuộc nhậu, các bạn nhậu thường nói "Bắc Cạn nhé!",
hoặc khi dặn đầu bếp nhà hàng chế biến mồi nhậu thì nói "Thái Nguyên cả
con nhá!" thì phải hiểu là đừng có thái miếng ra, mà phải để nguyên cả
con cho nó...mấu! Nhậu biêng biêng rồi thì thế nào cũng khề khà với bợm
ngồi cạnh "Nhậu ở đây Nguyễn Khoái thật!". Chê thằng nào đó thì bảo
"Thằng í thế mà Hàng Chuối thật!".
Bạn bè
làm ăn, cuối năm thanh lý hợp đồng kéo nhau đi nhậu để thống nhất phương
án ăn chia thì hẹn: "Nhớ chiều mai đi Căm pu chia nhé, quán cũ nhé!".
Người nghe không thủng tưởng mấy ông tướng này mua được tour du lịch đi
chơi Pnông Pênh, hehe!
Tuy vậy
cũng có trường hợp "bé cái nhầm", ví dụ khi mượn tên Bà Triệu chẳng hạn,
có người nói: "Làm thế thì đúng là Triệu Ẩu quá!". Thực ra tên cúng cơm
của Bà là Triệu Ấu (dấu sắc), dân mình quen mồm lâu ngày cứ gọi Bà là
Triệu Ẩu (dấu hỏi). Gọi như thế thì đúng là "trứng vịt lộn", hehe!
Bà con ai biết thêm trường hợp nào nữa thì bổ sung nhé. Ý Xuân chỉ nhớ được bi nhiêu, đưa lên đây góp vui cùng bà con.
----------
Trang ấy nó ở đây ạ. Và cho đến bây giờ nhà cháu vẫn chưa biết chủ nhân của nó??? Huhuhu...
8 nhận xét:
Bác V.C.H ơi, ở các nước khác trên thế giới thì không đâu có qui định là khi nhập quốc tịch của nước đó thì người nước ngoài phải bắt buộc đổi cả họ lẫn tên theo họ, tên thông dụng của nước này. Hình như VN mình là nước duy nhất có qui định đó. Mỗi khi xem tivi hay đọc báo thấy mấy ông cầu thủ da đen mang họ, tên VN mà tôi cứ phì cười. Tại sao phải như vậy???
@ Phú Hòa:
------
Đấy là để các ông HLV và Bờ lờ vờ bóng đá dể... đọc tên họ ấy mà. Cứ đà này vài năm nữa ta sẽ không phải đi đâu xem bóng đá tây mà cứ ra sân cỏ VN sẽ xem toàn tây đá bóng, vui phết. Và như thế là ngành TDTT hoàn thành kế hoạch... Việt Nam hóa tây cũng như kế hoạch nâng cao sức khỏe cho người Việt
Bác V.C.H ơi, việc người nước ngoài phải mang họ, tên người Việt khi muốn nhập quốc tịch VN là qui định bắt buộc theo luật pháp VN đấy bác ạ.
@ anh HÒA:thế tại sao khi anh lấy vợ tây thì vợ anh lại phải mang họ anh? VN có thế đâu.kkkekekeee.
P/S:--dạo này ko đi dịch nữa hay sao mà rỗi rãi thế anh?anh còn ở JHLA ko?
@thichthithuong: Nhầm to. Bên này không hề có qui định bắt buộc vợ phải mang họ chồng sau khi cưới. Đây là việc hoàn toàn tự nguyện và người vợ (hoặc chồng) hoàn toàn có quyền giữ nguyên họ của mình sau khi cưới. Không hề có bất kỳ qui định nào bắt phải đổi họ. Đó chỉ là thói quen mà thôi. Không ít trường hợp chồng mang họ vợ sau khi cưới vì họ gốc quá xấu (hay vì những lý do cá nhân khác). Thiếu gì các cô, các bà người Việt vẫn giữ nguyên họ của mình sau khi kết hôn với ông xã người Czech và chỉ thêm ová vào phía sau họ của mình( Nguyenová, Leová, Tranová, ... ). Hết cãi nhé.
Điều thứ hai là nếu có đổi thì chỉ đổi họ chứ không đổi cả tên. Con có thể mang họ bố hay họ mẹ theo thỏa thuận tại buổi đăng ký kết hôn ở Tòa thị chính.
P.S cho thichthithuong: Vưỡn đang ở đó chứ ở đâu nhưng sắp về VN rùi. Nghề phiên dịch chỉ là tay trái thôi. Trông vào nghề này để mà "móm" à? Thichthithuong là ai đó, cho biết danh tính qua h.doan@seznam.cz được không?
Người kinh thường đặt tên các con theo một chuỗi hoặc một cum từ nào đó. Ví dụ 2 anh em được đặt tên là " Hy, Vọng ". Lên vùng cao công tác, khi gọi anh Hy ơi thì tất cả cười ồ lên, có người còn đỏ mặt. Vì " Hy " theo tiếng Tày, Nùng, Cao Lan là cái " Phụ khoa của chị em ". Muốn đổi tên phải có lý do, qua nhiều thủ tục và do Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định.
Ngược lại, vùng cao lại có họ " Cà ", có người tên đầy đủ là " Cà Văn Khắm ", ra khỏi cơ quan gọi nhau họ tưởng nói đểu.
Tỉnh Bắc Kạn cũng có bác Cà Xuân Lỵ - Chủ tịch Mặt trận tỉnh ( link đây http://www.baobackan.org.vn/channel/1021/2007/04/5515 ).
Người gửi: dattroihagiang@gmail.com
Cái chị Trâm Bầu này đốt như ong châm ,hay phết ( quê tôi hay gọi con ong là con châm bầu : đừng chê anh bé mà sầu - con ong nó đốt quả bầu cũng thui ).
Giờ mới biết VCH = Van Con Hun = Vạn Cơn Hun (hôn)= Vẫn Còn Hồn ...Thảo nào anh Hun có nhiều fun nữ.
Đăng nhận xét