Hôm nay đọc bài này của chị Trần Thị Thắng, vợ anh Lê Quang Trang, nguyên là biên tập của báo Văn Nghệ, mới hiểu thêm chị và thương chị. Bên trong và phía sau người đàn bà nhỏ bé ấy là một nghị lực phi thường. Chao ơi, với bằng ấy biến cố mà chị vẫn như không, vẫn dịu dàng, vẫn đùa vui những ngày ở Hạ Long, và trước đấy nữa. Thì ra nó lặn vào trong, nó nén vào tận cùng tâm hồn người phụ nữ tài hoa và chung thủy này. Thêm luôn, chị là bà ngoại của bé Thiện Nhân, cậu bé lính chì dũng cảm ở Quảng Nam bị chó ăn mất chân và bộ phận sinh dục mà Mai Anh, con gái chị, đã nhận về nuôi và trải qua hàng chục ca phẫu thuật để cho cu cậu trở thành đàn ông. Cũng nói luôn, Mai Anh đã từng được tôi nhắc trong một bài trên blog này vì một bài in trên tạp chí Heritage, nhưng thôi chuyện đã qua.
May, chị có thơ để nâng đỡ mình, và cả nhà nữa.
Tôi bày tỏ sự chia sẻ và cảm phục chị ở entry này.
--------------
Bùi Kim Anh, hai cuộc đời trong năm tập thơ –
TRẦN THỊ THẮNG
Chúng tôi quen vợ chồng Bùi Kim Anh từ lâu, khi anh chị còn ở cạnh hồ Hai Bà Trưng dưới Dốc Thọ Lão ở phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng. Căn nhà chiều ngang chỉ có 2,5 m, nếu học sinh của cô giáo Kim Anh vào chơi thì con cô giáo ra bờ hồ dạo mát. Đi dạo chán chưa thấy học sinh về, chúng đành ngồi mà ngắm hồ , nhiều lúc đếm cả từng con cá bơi, chiếc lá rơi, mà nhà vẫn còn đông chật.
Tuổi thơ của những đúa trẻ bên hồ như vậy có tạo được bản lĩnh kiên trì chờ đợi không? cố đợi mặt trời rồi cũng có lúc sáng? Một lần Trần Mai Hạnh đi công tác xa về, anh mang đến báo Nhân Dân tặng gia đình tôi một gói mì chính. Cầm gói mì chính trong tay, tôi nói với Lê Quang Trang: “ anh chị ấy sinh ba con, có trai, có gái, nhưng cũng vất vả lắm”, nhà tôi ngồi thần người một lúc rồi đáp lại: “ giám sinh ba để nuôi trong thời khó khăn này quả là dũng cảm đấy”. Cô giáo Bùi Kim Anh dạy văn, với cái nghề dạy lứa học sinh 15, 16 tuổi, rất dễ nhạy cảm. Cô đã truyền bao kiến thức cho các em ra trường, những kiến thức văn học tưởng không giúp gì cho sự thành đạt trong công việc của con người, nhưng nó là mầm nhân bản giúp con người giám đi lên, giành chiến thắng vinh quang cho cuộc đời. 1995 khi tập thơ đầu tay của Bùi Kim Anh ra đời “ Viết cho mình”, chị khẳng định thêm một khuynh hướng viết về cái tôi bản thiện, viết về cuộc đời thật trong cái tôi bé nhỏ.
Vu vơ cho kiếp khốn cùng
Nào hay gió lạnh quá đông lại về..
( Vu vơ- Viết cho mình 1995)
Sang năm 1996 chị ra đời tập thơ thứ hai: “ Cỏ dại khờ” (NXB Hội Nhà văn), tập thơ vẫn theo một định hướng riêng: viết cho chính mình, cho bạn bè, mong chia sẻ với cuộc đời bằng suy nghĩ của mìnhGiá có thể quay về cổ tích
Ước một lần không phải là mình
…xếp cuộc đời theo từng bước đặt
sướng- khổ, rủi – may
chẳng tại số trời
ước ba lần…
Trong thơ Bùi Kim Anh có lúc chợt đến, chợt đi, nên biên độ bài thơ không mấy khi dài, ý tưởng trong bài thơ gợi lên gọn gàng, thơ xinh xinh, đẹp đẹp. Rất nhiều nhà thơ có thể ôm cả vũ trụ, ôm cả vầng trăng trong thơ , trong tứ thơ, còn chị “ Nhặt trăng” cũng như nhặt thơ vậy
Thuyền thơ thả bến Tây hồ
Mây vơ vẩn gió hững hờ đợi ai
Tôi là một kẻ quăng chài
Buông câu để kéo một vài ý thơ
Tôi là một kẻ ngẩn ngơ
Bỏ nhà bỏ cửa lên chờ trăng lên
Quan niệm riêng làm thơ của Bùi Kim Anh rất rõ: có thể chị không bao giờ khẳng định phải làm thơ, phải là nhà thơ, mà thơ mình tự đến với nó và có lúc nó tự đến với mình. Chính quan niệm như vậy nên thơ của chị viết thơ cho mình, mình dãi bày cùng bạn đọc. Tôi cho khuynh hướng này giúp người viết gần với thơ, với người đọc , tìm trong đó có sự đồng cảm cùng tác giả. Khi ra tập thứ ba: “Lối mưa”( 1999, NXB Quân Đội Nhân Dân), vẫn một, khuynh hướng viết như vậy, nhưng thơ trong tập này đã chín hơn nhiều trong những bài thơ viết cho đời
Cụ già như bà lão trong cổ tích
Dúm dó góc hồ Lần nữa đôi tay cắt gọt
Mụn vải tả tơi gió lật
… Những con búp bê nhem nhuốc
như những đứa trẻ bị bỏ rơi
những con búp bê như tuổi già lay lắt
…Có một cô bé nay thành người lớn
Ngăn tuổi thơ vẫn bày con búp bê bù rối
Xếp thành câu chuyện cổ ngày nay
(Bà lão bên hồ, trong tập Lối mưa ,1999)
Phần viết cho mình, chị cũng bớt phần “vẩn vơ”, mà nhiều câu thơ thực trong cái mơ của hiện thựcDúm dó góc hồ Lần nữa đôi tay cắt gọt
Mụn vải tả tơi gió lật
… Những con búp bê nhem nhuốc
như những đứa trẻ bị bỏ rơi
những con búp bê như tuổi già lay lắt
…Có một cô bé nay thành người lớn
Ngăn tuổi thơ vẫn bày con búp bê bù rối
Xếp thành câu chuyện cổ ngày nay
(Bà lão bên hồ, trong tập Lối mưa ,1999)
Đời còn gì để nối anh với em
Giữa hai đứa đâu là mơ là thực
Một con đò sang ngang chở đầy trách nhiệm
Các con là cầu nối chặt đôi ta
( Khỏang trống, trong tập Lối mưa, 1999)
Cùng với đề tài viết cho mình, viết về đời, chị tự do tung tác ngôn từ trong thơ một cách mạnh dạn, tự nói với đời bao ý nghĩTa làm thơ để tặng mình
Có ai mang bán chữ tình đi chơi
…Bắc thang lên chín tầng mây
Chọn bồng bềnh sắc để may áo dài
…Câu thơ gỡ rối linh binh
Bán không cho gió rập rình thổi đi.
( Bán không cho gió ( cũng là tên tập thơ), 2005. NXB HNV)
Cả tập thơ này chị làm khi tai ương ập đến với gia đình, vậy mà con người làm thơ vẫn cứng cỏi vượt lên số phận để có thơ, cho nên khi đã định hướng viết cho mình, viết về đời thì trong hoàn cảnh nào Bùi Kim Anh vẫn làm được thơEm và anh gắn với nhau bởi những bất hạnh
Tai ương kéo đến suốt cuộc đời
Giá ta bỏ nhau lúc trẻ để nạn kiếp xé đôi
Nhưng số mệnh bắt cùng gánh chịu
Phải trời hay người cứ đoạ đày
Cho một chút đổ đầy oan nghiệt
…Hạnh phúc ít ỏi lạc giữa nợ trần
Kiếp trước là ai vay mà phải trả
Sống bao năm để đến chốn cùng
Nạn kiếp hôm nay biết ngày oan giải
Phải tại người người giơ tay cởi
Phải tại trời trời giáng phúc sinh.
Khi đọc xong bài thơ này, tôi hình dung tác giả đã trải bao thăng trầm cay đắng trong lúc chồng chị là Trần Mai Hạnh bị bước vào vòng lao lý. Những ngày báo chí đưa vụ Năm Cam ra, Trần Mai Hạnh có bị đưa lên báo. Nghề báo, một nghề nguy hiểm, nhưng cũng là nghề dễ có kẻ khác “đổ dầu vào lửa”. Tôi đọc bài nói Trần Mai Hạnh đảo ngũ ở Trường Sơn ( người viết có một ngày nào đi Trường sơn thời kháng Mỹ chưa?, nếu không đi thì “ dựa cột mà nghe”). Không có giấy tờ cho ra Bắc, đố ai ăn được một bữa cơm trên đường giao liên trở ra Bắc, sau đó lại nhập viện ở miền Bắc để điều trị là“ bệnh binh”. Trong chiến tranh, nếu gặp địch, chúng tôi phải tự huỷ giấy tờ phương tiện làm việc liên quan đến công việc, để bị bắt được là tù binh chiến tranh là tốt nhất. Trong chiến đấu thì bốn người phục vụ một người, nghĩa là đồng đội bị thương thì băng bó và giao cho hậu cần, chứ không phải là chúng tôi phải vác đồng đội về trạm thương binh hay trạm y tế. Đường đi lúc đó là hậu cần nắm, thuốc men là hậu cần nắm, còn chúng tôi tiếp tục làm nhiệm vụ của mình. Trong chiến đấu mà không biết nhiệm vụ chính của mình là gì ư? Sao lại buông một câu vô trách nhiệm: “ bỏ đồng đội” . Tôi đọc một loạt bài về đồng nghiệp bị nêu trên báo, tôi thấy rất nhiều điều bất ổn? Có phải “ta lại chặt tay ta” để giải toả một tâm lý bất bình thường của dân chúng. Ngày đi theo vụ Tùng Dương, công an đứng trên cầu Chương Dương. Ở đây đã đưa tâm linh cả vào vụ án để cố buộc tội chết cho Tùng Dương, và không khí dân chúng lúc đó rất ghét công an, nên khi sử tòa đành nghiêng về công chúng chăng? vậy nếu nghiêng về công chúng thì Tùng Dương bị xử bắn. Chúng tôi những nhà báo theo các phiên toà xử Tùng Dương, các cửa sổ phải đóng lại, không có dân chúng ném cả đất, đá vào phòng xử. Khu phố Thợ Nhuộm cắt Hai Bà Trưng , quần chúng đứng nghe đông chật cứng người.Tại sao chúng ta không giải quyết tốt quan hệ dân chúng với ngành công an, để khi có chuyện xảy ra, chúng ta đành mất một công an để an dân. Tôi theo vụ này từ đầu đến cuối và báo Văn nghệ không một dòng một tin đưa vụ này vì bản thân tôi thấy không thoả đáng về bản án tử hình cho Tùng Dương. Sang vụ Năm Cam, tại sao lại có vụ Năm Cam nằm lâu trong Sài Gòn như vậy? Và một số người đứng trong vòng lao lý nằm ở phía Bắc nhiều, và toàn là những người bị vào vòng cương toả rất “vu vơ”. Ở đây có phải lại một số người phải đi vào vụ điển hình để làm an lòng dân. Những người bị như vậy, chúng ta có tính con cái họ ra sao? vợ họ ra sao, dòng họ cả đời tự hào vì có con đi chiến đấu bỗng dưng rơi vào vụ này, và tôi nghĩ những con người này còn “ ăn cây nào rào cây nấy”, họ không vì vậy mà lại bám theo một con đường khác. Các con Bùi Kim Anh đang tuổi ăn học, khôn lớn, rất may các cháu đều tự lập trong công việc, có chính kiến của mình, nhưng một lòng vì cha mẹ, vì công việc. Bằng thơ chị viết cho con trai, con gái, cho cháu, phải giữ những gì mà gia đình đã có. Thơ viết cho mình, cho con lúc này là mầm sống cho họ vượt qua “ Và lịch trình xui trời xếp đặt. Tính vòng năm đặt ác điểm dừng”( Em và anh, trong tập Bán không cho gió, NXB HNV 2005)
Con trai ơi hãy yên lòng ra đi
Mỗi sớm
Mẹ ở bên cha
Ta còn mãi mái nhà
( Sáng tháng 9, trong tập Bán không cho gió(2005)
Những ngày lận đận ấy, chồng trong lao tù, con thì gọi đi bộ đội, người làm thơ có đủ bản lĩnh để phân biệt: “ Tóc trắng nhuộm cho đen. Để cuối đời tìm về đen trắng”( Sợi tóc, trong tập Bán không cho gió ( 2005) mà dặn con lên đường vì : “ Ta còn mãi mái nhà”. Năm 2007, chị đã ra tập thơ thứ 5 cho mình, còn tập thơ thứ sáu: “ Nhốt thời gian” sắp in. tập thơ “Lời buồn trên đá”( 2007) có những bài viết về con gái bị bệnh ung thư. Khi tôi lên thăm chị thì hai mẹ con vừa đi khám bệnh về và bác sỹ đã xác định cháu bị ung thư. Đứa con gái chăm học nhất nhà, học giỏi nhất nhà . Khi cha mắc vào vòng lao lý, một mình cháu sinh con, tự kiếm tiền mua sữa nuôi con, vừa theo học xong bằng thạc sỹ. Vậy mà cháu mắc bệnh nan y. Tôi thương cháu, thương cho bạn thơ mấy năm nay sao lại vất vả thế hả trời. Năm Nhâm ngọ tôi ốm gần đất xa trời, chị rảo thăm tôi và Bùi Kim Anh nói: “ Sao tuổi Tý chúng mình năm nay lận đận! Mình thì ốm thừa sống, thiếu chết, còn Kim Anh thì theo anh đi các nơi để anh còn chỗ vịn vào gia đình mà chống chọi với tai hoạ ”. Rồi chị phải dời tôi để đi như gió, vì bao việc dở dang đang chờ chị. Hôm nay nghe tin con ốm vậy, chị không còn khóc, không giám khóc khi con gái có thằng khi cháu trai chưa đầy hai tuổi. Người mẹ buồn về những gì đã đến với mình, con gái chị ( Hiền Anh nói: “ mẹ ơi đừng khóc! mẹ ơi đừng buồn .Con biết bệnh con rồi, chỉ lại dựa vào mẹ, làm khổ mẹ thôi. Nhưng mẹ, bố chẳng phải buồn làm gì, vì dẫu sao bố mẹ còn có quá khứ hiện tại ,tương lai. Còn con không có một thứ gì khi con ở tuổi hai bẩy”. Câu nói này chúng ta thấy thời chúng ta sống qua nó đẹp, đẹp đúng với cái nghĩa của nó, nên có bị oan khuất chúng ta không nỡ làm gì nó, sợ vỡ đi những giấc mơ đẹp đã đi qua. Nhưng cùng với những khổ đau, thì thơ của Bùi Kim Anh càng lớn lên cứng rắn hơn, đọc càng súc động: “ Những câu thơ không vớt được ý thơ. Những câu thơ không giải thoát được người làm thơ. Những điều tồn tại không có mặt trong thơ Những điều không tồn tại lại kết thành câu chữ ” ( Tự hoạ trong tập Lời buồn trên đá, 2007)Mỗi sớm
Mẹ ở bên cha
Ta còn mãi mái nhà
( Sáng tháng 9, trong tập Bán không cho gió(2005)
Giẫm lên sự thật như giẫm lên con gián
Giẫm lên sự thật như giẫm lên đám cỏ
Có một sự thật ngoài sự thật
Định vị
Anh buông tay em dò dẫm một mình
( Định vị trong tập Lời buồn trên đá( 2007)
Là nhà thơ, chị khoanh chính cho mình hai việc: Viết cho mình, viết về đời, quan niệm sáng tác của chị quy về nhẹ nhàng như vậy nên thơ chị nhiều khi tự nó khơi nguồn, không bị một rào cản nào vây quanh. Nên có bài thơ đậm đà, đọc xong ta thấy vừa vui vừa buồn, bài thơ để lại trong ta một chút vấn vương hay hay Lúc này có cháu ở bên
Ngày không dài nữa muộm phiền lãng khuây
Nhìn qua ô cửa hàng cây
Đo sắc lá biết mùa thay sắc mùa
Có cháu ở bên nô đùaNgày không dài nữa muộm phiền lãng khuây
Nhìn qua ô cửa hàng cây
Đo sắc lá biết mùa thay sắc mùa
Chiều Sài gòn nắng cũng thưa thớt dần
Tiếng cười đuổi theo gót chân
Đêm không mộng ác để gần ban mai…
( Nhớ cháu trong tập Lời buồn trên đá ( 2007)
Năm tập thơ của cùng một tác giả như sống hai cuộc đời khác nhau, ba tập đầu chị viết hiền lành, thơ ngắn, có tứ xinh xinh. Sang hai tập thơ gần đây, bao lo toan, bao vất vả, bao oan ức vào thơ chị làm câu thơ mạnh mẽ lên, súc tích lên và thật gần cuộc đời hơn. Để khẳng định điều trên, tập thơ : “Bán không cho gió” được Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật trao giải hàng năm, chị không đến nhận. Tác giả coi thơ của mình là viết cho mình và viết về đời “ Câu thơ em viết cho em. Cởi ra xa xót vò thêm nát nhàu” ( Cho anh và cho em, tập Bán không cho gió). “ Tôi là một kẻ quăng chài. buông câu để kéo một vài ý thơ” ( Nhặt trăng, tập Cỏ dại khờ). “ Ta làm thơ để tặng mình. Có ai đem bán chữ chơi tình đi” ( Tự thoại II, tập Lối mưa ( 1999) . Tất cả những tuyên ngôn về thơ của mỗi tập cũng có hoàn cảnh khác nhau. Nếu vậy thơ của chị có đa thanh không? cũng chỉ là một Bùi Kim Anh, một tác giả thơ thiên về chữ thiện cho mình, cho đời. Nhưng như chị nói : “ cái tuổi Mậu tý chúng mình sao khổ cách này cách nọ nhỉ? Thắng thì ốm lay lắt không khỏi, còn mình lắt lay với cuộc đời mà không cởi được ra”. Một nhà thơ nữ điềm tĩnh , chịu mọi bất hạnh giáng xuống đầu, vậy mà sức làm thơ của chị càng mạnh mẽ lên càng hay lên đó là gì? đó là phẩm chất nhà giáo trong con người làm thơ, tính nhân bản trong con người làm thơ, trong thơ của chị. Nhân ngày gần đây anh Phạm Tiến Duật mất, Chị gọi điện cho tôi nói những ngày dạy học sinh những bài thơ của anh, đến bây giờ chị vẫn thấy hay, anh Phạm Tiến Duật phải xứng đáng giải Hồ Chí Minh vì sức lan toả thơ anh rất mãnh liệt, anh có nhiều bài thơ hay và đẹp và một khuynh hướng mới mở ra cho thơ chống Mỹ, anh xứng đáng được nhận giải thưởng trên. Đó là cứ xì xào với nhau liệu có được gì cho nhà thơ Phạm Tiến Duật không? tôi hỏi chị như vậy!. Chị nói nếu có được nói mình sẽ nói như vậy, nếu bảo viết vào thành ý kiến mình cũng viết. Nhưng có ai chú ý tới ý kiến của anh em trong giới, mà chỉ một số đến chọn, đến bầu giải nọ, giải kia, có khi cảm tính thì sao? bàn về văn học chắc còn nhiều điều đáng bàn, nhưng tình trạng dàn hàng ngang để tiến, khi dàn hàng, có người láu còn nhô lên trước, chẳng có gì công bằng trong nghệ thuật, chỉ có lòng người viết với trời, với mình, với bạn đọc. Cách an ủi cuối cùng của chị là vậy. Chị có mạnh mẽ lên trong thơ ca của mình , giám sống hai con người trong năm tập thơ , Điều đó không phải ai cũng làm được như chị. Phải cảm ơn gì đây? thơ hay người làm thơ. Người bạn đồng tuổi, đồng môn, tôi cúi đầu thán phục cả hai!.(2009)
--------
Chị Bùi Kim Anh ở Hạ Long:
Nguyễn Thị Mai, Phan Thị Thanh Nhàn, Tuyết Nga, VCH, Bùi Kim Anh |
Tuyết Nga, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Bùi Kim Anh |
-----------------
1 bài thơ của Bùi Kim Anh thời hoạn nạn:
Ngày đêm
Một đám mây loãng toẹt mai táng ánh sáng
Chân trời kết dải tang trắng đục
Hết một ngày
Đêm mở mắt nhìn người đi dưói ánh đèn ánh cây
Xe rồ máy
Cái bóng nhảy tít lên ngọn trô trố ngó
Ta quàng vai hồn nhập nhoạng
Ngày của ta Đêm của hồn
Ngày của hồn Đêm của ta
Hồn ôm cổ ta lảo đảo
Đứa nào uống
Đứa nào say
Ta đi ra bãi tha ma
Hồn đi về nhà
Hồn ngồi sau xe
Ta đi bộ về nhà
1 nhận xét:
Thưa các bác ,
Sau đây là tin sốt dẻo từ đài RFI việt ngữ , ngày 16.3.12 :
Tập Cận Bình: Đảng Cộng sản Trung Quốc là nơi tập trung mọi thối nát
REUTERS/Jason Lee
(Tú Anh , phóng viên đài RFI việt ngữ )
Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận định là nhân dân Trung Quốc gần như mất hết tin tưởng vào đảng Cộng sản. Lời tuyên bố này mới được công bố hôm nay 16/03/2012 trong bối cảnh tranh giành quyền lực ở cấp thượng tầng cùng lúc với lời cảnh báo của Thủ tướng Ôn Gia Bảo về nguy cơ xảy ra một vụ « Cách mạng văn hóa » như trong thập niên 60.
Theo tuyên bố của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thì đảng Cộng Sản mà ông sắp lên lãnh đạo vào vào tháng tới đây chỉ là nơi tập trung thành phần giá áo túi cơm cần phải được « trong sạch hóa ».
Những tệ nạn trong đảng cầm quyền suốt hơn 63 năm tại Trung Quốc là « thiếu lý tưởng, sa đọa, vô nguyên tắc và vô trách nhiệm đã xâm nhập mọi cấp đảng viên » với những mức độ khác nhau và làm mất uy tín trong dân chúng.
Bài phát biểu của lãnh đạo tương lai Trung Quốc được trình bày tại Trường Đảng hồi đầu tháng Ba và mới được công bố hôm nay trên báo đảng Cầu Thị, một ngày sau khi xảy ra vụ thanh trừng cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, thế hệ « hoàng tử đỏ ».
Theo AFP, vào lúc tất cả những chức vụ quan trọng tại Trung Quốc, từ cấp thấp nhất đến cấp lãnh đạo, từ trong chính quyền đến lãnh vực kinh tế, xí nghiệp, đều nằm trong tay đảng viên, ông Tập Cận Bình lo ngại rằng đảng Cộng sản đã biến thành nơi chia chác đỉnh chung. Vào đảng là để có cơ hội vinh thân phì gia, chứ không phải vì lý tưởng hay mục đích cao đẹp phụng sự đất nước và nhân dân.
Lãnh đạo tương lai của Trung Quốc nhận định : "Nhiều người gia nhập Đảng không phải vì chủ nghĩa Mác hay để nỗ lực xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa theo màu sắc Trung Hoa, hoặc là để chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng cho chính nghĩa cộng sản, mà họ vào Đảng vì được hưởng đặc quyền đặc lợi cá nhân".
Nhân vật sắp lên thay Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh đến yếu tố mà ông gọi là « ý thức hệ trong sáng » để duy trì « tinh thần sáng tạo và tính chiến đấu». Sở dĩ đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc bị mất tín nhiệm, bị sa đọa là do « tư tưởng không trong sáng ».
Câu hỏi đặt ra là làm cách nào để kiến tạo « sự trong sáng » nơi người cộng sản Trung Quốc ?
Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh đến giải pháp « củng cố tổ chức, kiểm soát việc kết nạp đảng viên , tăng cường giáo dục và thanh tra ». Sau cùng là « thanh lọc hàng ngũ một cách kiên quyết, khai trừ những phần tử thoái hóa nghiêm trọng không thế cứu vãn ».
Một ngày sau khi thanh trừng Bạc Hy Lai, lãnh đạo đảng Cộng sản tại Trùng Khánh, những lời tuyên bố đao to búa lớn này được giới quan sát xem là dấu hiệu của những xung khắc gay gắt trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo giáo sư Willy Lam, đại học Hồng Kông, thì Bạc Hy Lai là nạn nhân của cuộc tranh giành quyền lực giữa phe xuất thân từ Đoàn Thanh niên Cộng sản do Hồ Cẩm Đào thống lĩnh và phe « con ông cháu cha » được gọi là giới hoàng tử đỏ như Bạc Hy Lai.
Phải ngăn chận được « phe bảo thủ » thì phe tạm gọi là « cải cách » mới có thể hy vọng kéo dài đặc quyền sau khi thế hệ Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo ra đi. Thực chất thì cả hai phe đều thi hành chính sách áp bức với dân từ hơn 60 năm qua.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo có vẻ không yên tâm cho tương lai của chế độ. Thứ Tư vừa qua, ám chỉ cuộc nổi dậy của dân oan làng Ô Khảm chống bất công và tham nhũng, Ôn Gia Bảo tuyên bố không loại trừ Trung Quốc sẽ gặp biến động mà ông gọi là « một bi kịch » như cuộc cách mạng văn hóa thời Mao nếu không « cải cách » kịp lúc.
Tuy nhiên, cũng như những lần kêu gọi trước, Thủ tướng Trung Quốc không nói rõ là « cải cách gì và cụ thể ra sao ».
Chuyên gia Jean-Philippe Beja thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp dự báo sẽ còn nhiều « diễn biến » bất ngờ trong thời gian tới.
Đăng nhận xét