Thích nhất là cái ảnh. Không biết là của Ngô Hương Giang hay của VNT mà thấy mình... xinh thế không biết. Tóc gió thôi bay mà khăn thì kín mít cổ, trông rất Em chã...
1.
Theo anh, anh đánh giá thế nào về vấn đề bản sắc thơ và bản sắc thơ Việt trong bối cảnh toàn cầu hóa?
Thơ phải mang dấu ấn cá nhân, và đấy chính là bản sắc. Cá nhân ấy tồn tại trong một xã hội nhất định nên nó mang "vết tích" của xã hội ấy. Nhưng, nó lại mang tính toàn cầu bởi tính nhân loại của thơ (nếu nó đã đạt tới tầm ấy).
Rất nhiều bài thơ, nhà thơ mang tầm quốc tế từ xưa đến nay nhưng đọc lên là biết nó xuất xứ từ nước nào. Đấy chính là tính bản sắc và tính quốc tế của thơ. Càng toàn cầu hóa thì thơ càng phải mang đậm dấu ấn cá nhân.
2. Anh đánh giá thế nào về vấn đề nhân bản hiện đại và nhân bản hiện đại trong thơ?
Tôi cho rằng không thể có nhân bản trong thơ. Thơ là độc nhất và không lặp lại.
3. Mối quan hệ giữa thơ ca và vấn đề tự do của con người cần được nhìn nhận như thế nào?
Thơ đòi hỏi sự tự do rất tuyệt đối khi người thơ sáng tạo. Nhưng sau đấy, khi đã phổ biến thì nó lại bị sự mặc định của xã hội. Nghĩ cho cùng, có ai có được tự do tuyệt đối. Tôi có một cái blog khá đông bạn đọc hàng ngày, họ tự nguyện vào đọc và không bị ràng buộc điều gì, nhưng vẫn có rất nhiều còm men phản đối hoặc yêu cầu điều này điều kia, có những điều bất khả với chủ blog. Vậy tức là khi đã ra khỏi mình, dù nó nằm trong sổ tay của mình (blog ấy) thơ vẫn bị chi phối bởi người đọc, và đấy là lúc tự do của anh bị hạn chế.
Theo anh, Thơ Việt (gồm nhà thơ và nền thơ ca Việt Nam) cần phải làm gì để vượt qua lằn ranh toàn cầu hóa về thông tin?
hehe thấy bên văn học quê nhà có dãy này, cop về đây để lưu. |
Người cúi mặt âu sầu/ kẻ vênh vang hớn hở... |
Đổi mới quyết liệt trên cái nền dân tộc. Rất khó định nghĩa một cách cụ thể, nhưng rõ ràng những cá thể Việt vẫn khác với các cá thể khác chứ, song, một cú enter, Việt hay ngàn dân tộc khác vẫn phải hiểu nhau. Điều này được quy định bởi tài năng và khả năng thích ứng. Trong liên hoan thơ Châu Á Thái Bình Dương vừa rồi, tôi rất ấn tượng với bài thơ "Sông Hương" của bà nhà thơ người Mỹ Croy. Bà viết về người phụ nữ lấy nước ở sông Hương một cách vô cùng Việt Nam. Sự cảm thông và sẻ chia của thi nhân ở đâu cũng giống nhau cả. Và họ thể hiện bằng tài năng độc lập của mình...
Xem thêm ở phongdiep.net và vanchuong+
Ở đây nữa.
Xem thêm ở phongdiep.net và vanchuong+
Ở đây nữa.
11 nhận xét:
Ơ hơ ... đúng là em chả!
ku nguyenphuong
..."khi đã phổ biến thì nó (thơ) lại bị sự mặc định của xã hội"...
-Dùng chữ "mặc định" ở đây là rất không ổn.
Bác Hữu Thỉnh chém gió hay phết.
oách! Nhà em đọc "cái" này rồi và mẹn phép đưa lên trang web Văn học nghệ thuật Phú Thọ cho sang. Chúc mừng bác nha.
theo bác thì dùng từ "khi phổ biến ra" có ổn không?
Đôi khi thèm nghe một lời chân thành(phát ngôn, nhận xét, yêu, ghét...) nhưng xem ra khó lắm. Sao càng sống người ta càng giả dối thế bác Hùng nhỉ. Em chả...Sao ai cũng thèm đánh bóng tên tuổi đến thế chứ. Lại nhớ ngày xưa bác Nguyễn Trọng Tạo tự phỏng vấn, ký tên một "ai đó" rồi gửi tới tòa soạn(dù là cấp tỉnh...lẻ) Rồi thì...Bây giờ người ta đánh bóng còn vô tư hơn. Như là bêu riếu lời khen mà khối người cũng tít mắt bác ạ...
Chào bạn Văn Công Hùng, hình như bạn hiểu nhầm chữ "nhân bản" của cậu Ngô Hương Giang. Chữ nhân bản của cậu ta là "bản tính con người" chứ không phải là "nhân thành nhiều bản" như trong chữ "nhân bản vô tính" đâu. Cho nên câu trả lời của bạn nó không ăn nhập.
Nguyễn Văn Dân.
@ Bác Nguyễn Văn Dân:
-----------
Đúng là em hiểu như thế thật, và giờ mới giật mình, huhu, thảo nào khi in ở báo VNT, Giang đã bỏ câu ấy đi. Sao mình ngu thế nhỉ. Cám ơn bác rất nhiều ạ.
Cũng là do cái tiếng Việt của mình nó hơi lôi thôi đấy Hùng ạ. Đáng ra ở đây Ngô Hương Giang nên dùng chữ "nhân văn" thì hay hơn. Thôi bỏ đi. Chúc Hùng vui nhé!
Ngô Hương Giang:
1/ Khi phỏng vấn một/ hoặc nhiều cá nhân, quan trọng nhất là tạo ra khoảng không tự do cho những chân trời tưởng tượng được chiếu vọng. Và chỉ có sự tự do (nghĩa là tự chịu trách nhiệm khi lập ngôn của người được phỏng vấn)thì mới có sáng tạo. Sáng tạo, theo tôi là lập thức, là lập ngôn, là tự bước đi một mình về tư tưởng (Khai Phóng/sáng/minh: theo nghĩa của Kant).Giờ anh muốn tự mình bước đi thì anh phải tự do trong tư tưởng.Trong series phỏng vấn, nhà em không giới hạn dung lượng văn bản trả lời, không giới hạn các quy tắc trả lời. Người được phỏng vấn một mình đối thoại và chơi trò chơi ngôn ngữ với câu hỏi của tôi.Và anh ta tự sáng tạo dựa trên quy tắc ngôn ngữ gợi mở. CÒn nhà em đúng như Anh Đỗ QUyên nói trong kỳ III chỉ là một anh "đầu bếp" thôi (hì hì): "Trong ba chân, Toàn cầu hóa là cách nói ở thời hậu hiện đại của nội dung Nhân loại. Hai chân kia: Bản sắc vốn là Dân tộc có sau khi con người chuyển hình thức sống bầy đàn sang cộng đồng; còn Tự do thì mãi mãi là Tự do! Với “đầu bếp” Ngô Hương Giang, Thơ là mã giải. Và, với các người viết khác, viết cho các đối tượng khác, Thơ có thể sẽ làm những hành vi khác cũng trên kiềng ba chân đó." (Đỗ Quyên http://vanhocquenha.vn/view.asp?n_id=4880&n_muctin=23). Vì là một đầu bếp, nhiệm vụ của nhà em là biện tập một cách nghệ thuật những ý kiến của các tác giả thành một văn bản hoàn chỉnh, giàu sức thuyết phục. Còn nguyên liệu để làm nên món ăn đó vấn là nó- trong- bản- chất nó.
2/ Khi phỏng vấn ý kiến các tác giả, nhà em chủ định dùng từ Nhân Bản và Nhân Bản trong văn học. Nhà em đã phân biệt một cách rõ ràng, rạch ròi tại sao phải dùng từ Nhân Bản, mà không dùng từ Nhân văn trong kỳ cuối có tên: "Thơ- Lát cắt ngang cho vấn đề bản sắc, tự do và toàn cầu hóa" rồi. DÙng từ Nhân văn không thể toát lên được bạn chất thời đại thông qua biểu hiện của con người.
Ngô Hương Giang:
1/ Khi phỏng vấn một/ hoặc nhiều cá nhân, quan trọng nhất là tạo ra khoảng không tự do cho những chân trời tưởng tượng được chiếu vọng. Và chỉ có sự tự do (nghĩa là tự chịu trách nhiệm khi lập ngôn của người được phỏng vấn)thì mới có sáng tạo. Sáng tạo, theo tôi là lập thức, là lập ngôn, là tự bước đi một mình về tư tưởng (Khai Phóng/sáng/minh: theo nghĩa của Kant).Giờ anh muốn tự mình bước đi thì anh phải tự do trong tư tưởng.Trong series phỏng vấn, nhà em không giới hạn dung lượng văn bản trả lời, không giới hạn các quy tắc trả lời. Người được phỏng vấn một mình đối thoại và chơi trò chơi ngôn ngữ với câu hỏi của tôi.Và anh ta tự sáng tạo dựa trên quy tắc ngôn ngữ gợi mở. CÒn nhà em đúng như Anh Đỗ QUyên nói trong kỳ III chỉ là một anh "đầu bếp" thôi (hì hì): "Trong ba chân, Toàn cầu hóa là cách nói ở thời hậu hiện đại của nội dung Nhân loại. Hai chân kia: Bản sắc vốn là Dân tộc có sau khi con người chuyển hình thức sống bầy đàn sang cộng đồng; còn Tự do thì mãi mãi là Tự do! Với “đầu bếp” Ngô Hương Giang, Thơ là mã giải. Và, với các người viết khác, viết cho các đối tượng khác, Thơ có thể sẽ làm những hành vi khác cũng trên kiềng ba chân đó." (Đỗ Quyên http://vanhocquenha.vn/view.asp?n_id=4880&n_muctin=23). Vì là một đầu bếp, nhiệm vụ của nhà em là biện tập một cách nghệ thuật những ý kiến của các tác giả thành một văn bản hoàn chỉnh, giàu sức thuyết phục. Còn nguyên liệu để làm nên món ăn đó vấn là nó- trong- bản- chất nó.
2/ Khi phỏng vấn ý kiến các tác giả, nhà em chủ định dùng từ Nhân Bản và Nhân Bản trong văn học. Nhà em đã phân biệt một cách rõ ràng, rạch ròi tại sao phải dùng từ Nhân Bản, mà không dùng từ Nhân văn trong kỳ cuối có tên: "Thơ- Lát cắt ngang cho vấn đề bản sắc, tự do và toàn cầu hóa" rồi. DÙng từ Nhân văn không thể toát lên được bạn chất thời đại thông qua biểu hiện của con người.
16:18 Ngày 29 tháng 2 năm 2012
Nặc danh nói...
Ngô Hương Giang:
Để tiện theo dõi và có cái nhìn khách quan, nhà em xin trích đường link ở đây theo các kỳ:
Kỳ I: http://vanhocquenha.vn/view.asp?n_id=4854&n_muctin=23
Kỳ II: http://vanhocquenha.vn/view.asp?n_id=4866&n_muctin=4
Kỳ III:
http://vanhocquenha.vn/view.asp?n_id=4880&n_muctin=23
Kỳ cuối: Đang xuất bản. Đây là ý kiến và quan điểm của riêng em về vấn đề đã/đang/ sẽ tiếp tục bàn luận
Đăng nhận xét