Con hạc đêm
bay về mình hạc
trong ánh trăng hoang dại
lao tìm chân lao
ngọn lúa xanh đến nghẹn đòng
hạc đói
------------------------------
Một người bạn hôm nay nhắn tin cho mình bằng mấy câu thơ trong chùm 2 bài "Vô thanh vô ngôn", sực nhớ đây là chùm 4 bài, nó còn hai bài sau đây nữa:VÔ XÚC
Thì bất lương thôi
đứa bé xoè tay ám ảnh
cái nhìn lạnh
đồng xu keng trong ví
giật mình. Rơi
Người đàn ông cõng con
tay xoè giấy ra viện
người thứ mười rồi
đôi mắt bi ve rợn người
Cứ cắm cúi
ví khép chặt
tay đút túi quần thủ thế
bước
con đường trước mặt chênh vênh...
chiều nghiêng theo một xác lá vàng...
24/4/07
VÔ TRI
Con hạc đêm
bay về mình hạc
trong ánh trăng hoang dại
lao tìm chân lao
ngọn lúa xanh đến nghẹn đòng
hạc đói
Bông hoa cuối vườn
vươn vào kiêu hãnh
một nhúm trắng
Anh đặt mình vào tay em
những ngón rụt rè run rẩy
cuối trời
cơn bão đi rong...
24/4/2007
9 nhận xét:
nặng
Khó quá
@ Ptuanha:
--------
Có phải bông đâu mà nhẹ, hihi
@ Lặc danh:
---------
Có phải... văn xuôi đâu mà dễ, lại hihi con chi chi phát.
Hiểu được, cảm được đó anh. Em sẽ bình loạn vào chiều 30 cuối năm nhé (với điều kiện đủ là được mời, còn điều kiện cần là liều mình vác mặt đến, chịu đấm ăn xôi, út luôn luôn có). He he Chúc anh ngày vui!
í wên, kái kòm phía chênh là kủa ku nguyenphuong
Mình hạc nhẹ cánh lửng lờ đêm
Để ai ngơ ngác ngẩn bên thềm
Đông rụng vàng hoe vương lác đác
Lắng lòng sóng giội vẫn êm êm
Nếu không dịch ra tiêng Việt thì độc giả vô xúc vô tri vô vi vô lý như tui không hiểu chi cả. Tạm dịch là: Con hạc mà đi ăn đêm đậu phải tay mềm nó thì run run...
THỬ ĐỌC VỊ VĂN CÔNG HÙNG
Chữ thơ như thách đố. Con chữ bâng quơ rơi ra, mảnh giấy hứng lấy, hứng chịu những cơn quẫy đạp, những tốc độ đến… nghẹn đòng! Hạc đói.
Đấy là lối viết tung tẩy, cảm xúc tự nhiên như nhiên không giải thích, không chứng minh không bình luận. Nhưng chờ cơn bão đi rồi. Đi rong - người thơ viết thế. Vệt con chữ vẫn còn hằn lại. Người đọc nhọc nhằn dựng nó dậy như dựng lúa nghẹn đòng sau bão. Bão vừa đi qua. Vuốt từng bông, từng khóm, thậm chí buộc que, che chắn như cố giữ lại bằng được thành quả của ngần ấy ngày cày sâu cuốc bẫm, vun bón, tưới chăm. Nào thì sâu bệnh, nào thì bón thúc, nào thì diệt cỏ, nào thì, nào thì… Đấy là việc của nông phu phải làm sau bão nuôi hy vọng vào vụ mùa này năng suất không cao. Người làm thơ với tư duy bác hai lúa cũng tuần tự nhọc nhằn, làm gì mà hạc chẳng đói. Đói dã họng! Như câu độc miệng của dân Kẻ Chợ.
Có lần dự lễ hô thần nhập tượng trên núi Sóc. Thánh Gióng lẫm liệt như đang bay trên thân ngựa. Ánh đồng linh thiêng, ngựa như ngùn ngụt phả ra như máy bay phản lực. Tôi nhìn thấy cái ngùn ngụt kia qua con hạc đồng ăn đêm lười nhác. Nó trơ trơ cong mỏ chờ những tuần nhang nghi ngút khói. Con hạc đêm! Đôi hạc đêm. Đôi hạc đồng cao lừng lững bày trước hương án phía sau chúng mới là tượng đài. Chân tượng đài là sắc áo vàng nam mô vang vọng. Chữ thơ vận vào thi ảnh này trong tôi khi ngồi gõ những lời này. Tôi giật mình đọc: hạc đói. Ừ nhỉ, chắc là thế sao.
Hoa đã ở cuối vườn thì vươn ra chỉ gặp bờ rào. Thế mà kiêu hãnh với một nhúm nắng. Tay viết mà bụng lại nghĩ mà căm cái làng Vũ Đại. Rặt những bọn, những kẻ, những nòi… Hợm!
Còn câu dưới kế tiếp mà thuận ra thì đổi vị trí chữ mình thành tay thì nó đỡ nghịch nhĩ. Đằng này… lại dzư thế, nên cũng cho qua. Nhưng khi dựng khóm lúa sau bão nó lại tuần tự, thành thử tay trước mình sau, nó mới rung rẩy rụt rè.
Trong một cuộc nhậu chơi với bạn thơ, anh bạn thơ tuổi Tý cứ thao thao khi rượu vào. Lời ra thì đủ thứ nhưng thứ này thì hãi! Hắn dẫn thơ Trần Dần và xưng tụng rằng: Bài thơ ngắn nhất mọi thời đại là bài thơ VỢ CHỒNG, nhõn một chữ: XONG! Đọc lại có ba tiếng: Vợ chồng. Xong! Hãi là phải.
Cái khoảnh khắc trên của người thơ chưa phải là vợ chồng. Nếu không, phải XONG, làm gì còn thời giờ mà đi rong.
Đi rong có hai trạng thái. Một là mỹ mãn, xứng ý toại lòng. Một là vân vi, rụt rè run rẩy mà chưa tới, nói toạc ra là chưa mỹ mãn!. Có lẽ vậy mà lảng. Lảng đi rong cho nguội cho vơi cho bớt cái sự kia tiếc nuối. Giá mà… giá mà. Hỉ! (người Huế hay dùng từ này để hỏi, để đồng cảm).
Cuối bài này tôi muốn chắp chữ, chữ của người thơ với chữ của người bàn cho nhất nguyên. Nó thế này: Lúa xanh xanh đến nghẹn đòng/ Cuối trời cơn bão đi rong mất rồi. Hết lời bàn!
Ngày 15/12/2011_Vân Đình Hùng
Đăng nhận xét