Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

HÈ VỀ


Một hiểu trưởng một trường cao đẳng là nhà văn kể với tôi rằng ông ngồi nói chuyện với một số cô giáo dạy văn trong đó có một cô dạy rất giỏi ở một trường chuyên rất nổi tiếng của quốc gia, khi ông nói về Nguyễn Huy Thiệp thì tất cả... ngơ ngác, trừ cô giáo giỏi dạy trường chuyên kia nhanh nhảu giải thích cho đồng nghiệp rằng đấy là nhà... thơ Trung Quốc, đời Đường?...


          Nhoáy cái, đã lại thấy phượng đốt rừng rực những buổi trưa oi nồng, và ve thì như là một dàn kèn rền rỉ không ngừng không nghỉ phụ họa với cái bức bối của những ngày hè tháng 5. Mùa thi rồi đấy.
          Mới đây dư luận ồn lên vụ ngành giáo dục thành phố Hồ Chí Minh ra đề thi có vẻ... lệch tủ, đề ấy đại loại là Em hãy tả một buổi tan học nhưng nhiều em đã làm là tả một giờ ra chơi. Cái vụ đề này nó chứng tỏ mấy điều: Một là căn bệnh học tủ đã ăn sâu vào nhà trường chúng ta. Từ cái cách chọn môn thi tốt nghiệp cho đến học bài nào phần nào đều là biểu hiện của học tủ. Thi ở ta nó vừa nặng nề tốn kém mà lại không hiệu quả vì nó không phản ánh hết được trình độ thực của người thi. Hai là chúng ta luôn hô hào phải đổi mới, phải mở rộng đề để phát huy tính sáng tạo của học sinh, nhất là môn văn. Môn văn mà lại học thuộc lòng bài mẫu, mà mở bài thân bài kết luận giống nhau như thước kẻ... theo tôi cái đề này ra với ý đồ để cho học sinh phát huy hết vai trò sáng tạo và khả năng tưởng tượng, thì lại bị phản đối. Ba là một điều cũng cần phải nói thêm, ấy là với môn văn nếu ra đề mở như thế thì người đầu tiên phải nâng cao khả năng tiếp cận đánh giá bài thi phải là người... chấm thi. Giáo viên của chúng ta lâu nay thụ động quen rồi, dạy theo sách giáo khoa quen rồi, chỗ nào lười dạy thì "xem sách giáo khoa"... Một hiểu trưởng một trường cao đẳng là nhà văn kể với tôi rằng ông ngồi nói chuyện với một số cô giáo dạy văn trong đó có một cô dạy rất giỏi ở một trường chuyên rất nổi tiếng của quốc gia, khi ông nói về Nguyễn Huy Thiệp thì tất cả... ngơ ngác, trừ cô giáo giỏi dạy trường chuyên kia nhanh nhảu giải thích cho đồng nghiệp rằng đấy là nhà... thơ Trung Quốc, đời Đường?
          Nhà tôi có một cháu bé lớp 10 ở nhờ. Nhà cháu hoàn cảnh, bố mẹ bị tai nạn giao thông, mẹ chết, bố tàn tật, anh học đại học y khoa mà vẫn phải kiếm tiền gửi về nuôi em. Nhà ở ngoại ô, mà cháu học ở trường C, ngoài học chính thì học thêm toàn vào giờ oái oăm: 5 đến 7 giờ sáng một cua, 11h đến 1h chiều 1 cua. Cho ở thì cho, nhưng tôi vẫn nghĩ, nếu là con mình thì tôi cương quyết không cho nó học vào cái giờ oái oăm ấy. Đố một đứa học trò cỡ tuổi 15 - 17 nào mà giờ ấy ngồi học thêm được, nhưng áp lực của gia đình, thầy cô nên cháu phải ngồi học. Học mà mắt lờ đờ, mồm ngoác ra ngáp liên tục... chúng nó không nổi loạn mới lạ...
          Tôi biết, nó cũng chả ưa gì cái thầy cô nào lại mở lớp cua vào cái giờ ấy, dù các thầy cô có biện minh là mình chỉ "vì học sinh thân yêu" thôi, vì nền giáo dục tiên tiến hùng cường VN thôi. Chúng nó thì nghĩ huỵch toẹt ra, thầy cô kiếm tiền bằng mọi giá, mọi lúc... Và vì thế mà chúng nó giải thiêng thầy cô. Nên thi thoảng  có thằng điên lên, đấm thầy cô vài nhát, còn bọn con gái, chúng nó hiền hơn, nhắn tin cho nhau, gọi thầy cô là này nọ, nhưng vẫn phải uể oải đến lớp học thêm... Đấy là thực trạng có thật mà thời gian qua chúng ta buộc phải tiếp nhận mỗi khi mở báo hàng ngày ra.
          Tôi có tham khảo nhiều thầy cô tâm huyết thì thấy rằng, các cháu học sinh không thể không... học thêm. Một thầy hiệu phó một trường PTTH nổi tiếng nói: Có khi học trò tự đọc sách giáo khoa ở nhà biết lờ mờ rồi, vào lớp nghe giảng một hồi lại... lẫn lộn lung tung hết. Thế là lại càng phải học thêm. Một cô giáo dạy giỏi, nhận rất ít học trò dạy kèm nhưng thu nhập rất cao vì dạy theo nhóm tự nguyện cho rằng: Sẽ chỉ minh bạch chuyện thi cử cho ra đầu ra đũa khi học riêng thi riêng. Hiện nay Bộ giáo dục đã có cục khảo thí, dưới sở đã có các phòng khảo thí, nhưng mới chỉ làm chức năng giám sát chứ chưa độc lập chấm thi. Và vì thế, vừa dạy vừa chấm thi, nó dẫn đến vừa nặng nề (thi thử thi thật, áp lực học thêm học nếm, áp lực phần trăm học sinh đậu với cấp trên...), vừa hình thức (vì phần lớn các cuộc thi tốt nghiệp trước sau gì rồi cũng đỗ gần hết), vừa tốn kém cho cả gia đình và xã hội. Mỗi đợt thi tốt nghiệp như thế tiền tỉ đã phải chi ra để kết quả là tỉ lệ đậu đều rất cao, vậy có cần phải thi không, hay chỉ kiểm tra cho ra trường rồi thì đầu vào đại học thật chặt, rồi phân luồng vào học nghề. Ngay đại học thì hiện nay cũng đang đứng trước nguy cơ lạm phát khi gần như tỉnh nào cũng đã có trường đại học, nhiều tỉnh nhỏ cũng đã có đến ba bốn trường... Đã thế lại còn liên thông. Một ví dụ, điểm thi đầu vào các trường Y, Dược... các vùng là khác nhau. Nhưng học một thời gian liên thông với nhau thì anh đầu vào 20 điểm với anh 28 điểm... như nhau, tạo ra sự mất công bằng ghê gớm bởi ai cũng biết khi thi vào đại học chỉ lệch nhau nửa điểm, thậm chí một phần tư, số phận đã khác nhau... Thế nên chuyện sinh viên mới tốt nghiệp xin được việc đều phải đào tạo lại là thế, doanh nghiệp, nhà nước lại tốn một khoản tiền không nhỏ, thế nên các doanh nghiệp nước ngoài khi phỏng vấn họ chả căn cứ vào cái bằng của ta bao nhiêu mà chủ yếu là phỏng vấn trực tiếp...
          Thế nên rốt cuộc, hè về nguyên tắc là những tháng học trò được nghỉ ngơi, được bố mẹ cho về quê, được vào thư viện đọc sách, được làm điều gì các em thích trong điều kiện cho phép của bố mẹ, đằng này các em "được" tiếp tục chiến đấu với... học kỳ ba. Một số em không phải chiến đấu với học kỳ ba thì đơn giản không phải là do các em học giỏi, mà là do gia đình khó khăn, các em phải đi... bán vé số. Vâng những ngày này, rất nhiều học sinh, có cả các cháu lớp một, đi bán vé số để lấy tiền chuẩn bị năm học mới...
                                                                             Hoàng Hương Giang

19 nhận xét:

Nặc danh nói...

Lúc 19h30 ngày 2/6, hàng chục người dân tại phường Yên Đổ (TP Pleiku - Gia Lai) đã bao vây một căn nhà trên đường Tô Hiến Thành để ngăn chủ nhà Nguyễn Thanh Hùng bỏ trốn vì có người tố cáo ông này sàm sỡ một bé gái 11 tuổi.

nhatrang nói...

Đã rời khỏi trường phổ thông hơn 30năm rồi mà khi thấy phượng cháy vẫn thấy lòng bâng khuâng anh ạ.
Tôi kể anh nghe chuyện này nha: Năm trước cả phòng đang theo dõi chương trình "Đl đỉnh Ôlimpia" có câu hỏi về đôi dày và bộ quần áo của luật sư liên quan đến Bác. Cả phòng thanh niên trẻ toàn bậc đại học ngồi im như thóc. Còn tôi bận việc nghe loáng thoáng nhưng vẫn nói ngay được là "Lojobai".Nói vậy để biết lớp trẻ bi chừ vấn đề lịch sử,địa lý nó kém quá. Mà sự kém đây nói thẳng là do nền giáo dục của ta

Văn Công Hùng nói...

KÍnh bác Nha Trang:
Có câu rằng:
Dân ta phải biết sử ta/ cái gì không biết thì tra Gu Gồ. Thế thì cần gì học bác, cứ hỏi đc Gúc là ra.
Đùa thôi, GD VN phải thay đổi triệt để bác ạ. Biết thế mà không ai làm, vì nói như PTT Ng Thiện Nhân: Đập nồi cơm của các thầy...

Đinh nói...

Chào bác VCH!
1. Bác cho đăng bài này rất đúng, không điêu đâu.Gần nhà em có một thầy dạy Văn, 20 năm nay cóc cần đọc một quyển sách nào, vẫn ...chạy tốt.Đinh em đang dạy ĐH, vào một lớp ngành Văn, hỏi mãi chả em nào biết: Gốc-ki, Huy-gô...Nguyễn Công Trứ là ai??? Vì vậy cóc cần phải hỏi em đọc cái này, cái kia chưa? Lọa thế đó!

2. Không phải bi giờ chỉ Sử mới cần đến Gúc đâu! Ở chỗ Đinh em lan truyền câu này:
Học làm chi, mệt tổ cha
Những gì không biết thì tra Gúc-gồ.

3. Chuyện học thêm miễn bàn! Bác và Đinh em không cho con đi học thì mẹ, cô, gì, chú, bác...vẫn cho cháu đi thôi. Thế nó mới vuông!
Quá đã. Ha...ha...ha!

Rứa Hè nói...

Bi chừ có vô số người nổi tiếng thì nhớ răng cho hết. Cỡ như Nguyễn Huy Thiệp mà cũng bắt người ta nhớ thì bộ não chắc phải có dung lượng hàng ty tỷ Mega Byte,,,
Cho nên tra "Gu-gồ" là tất yếu lịch sử bác ạ.
Đừng nói Nguyễn Huy Thiệp, ngay Nguyễn Huy Tưởng cũng phải đến trên 80% dân Hanoi không biết ông ta là ai.

Văn Công Hùng nói...

@ Đinh:
--------------
Thú thực viết bài này mình rất sợ các thầy các cô... phản ứng. Cách đây mấy năm mình đã bị một ngài GV thạc sĩ phản ứng, bảo mình coi thường GSTS, nói xấu về họ, rằng là họ là nhất. Mà nào mình có dám nói xấu đâu, nhưng ngài này chạm nọc... tại chức. Thế mà Đinh là Gv đại học hẳn hoi, ủng hộ thì mình cũng... quá đã. Khổ thân con em chúng ta, không biết chúng còn bị thí nghiệm đến bao giờ, bao giờ chúng mới có tuổi thơ. Hôm qua đến nay cuộc thi mà biết trước là ai cũng đậu ấy là làm chết mấy thầy giám thị và rất đông học sinh bị thương rồi...

Văn Công Hùng nói...

@ Rứa hè:
--------
Tôi thì đồ chừng ông Thiệp và ông Tưởng là bà con, vì hai ông đều họ Nguyễn Huy, có thế mà không suy luận ra...

mẹ mướp nói...

biết rồi, khổ lắm, noói maaãiiii....

dân ghuệ nói...

Sự học ngày nay chán quá rồi, mười thằng đi học thua một đứa mua bằng thôi,...
Bây giờ người ta đánh tráo bằng cấp với kiến thức, năng lực với chức vụ, mánh mung với trí lực,.. và chả ai chịu trách nhiệm gì cả, nên sự học nó thế, mà sự đời cũng thế. Thôi thì tự lo cho mình và gia đình đi, chẳng lẽ không học. Không học người ta lại bảo là vô học...
Nói vậy thì cũng phải học, gạn đục khơi trong. Xã hội, nhà trường bê bết thế thì gia đình phải cố gắng nhiều thêm.

Nặc danh nói...

Tui nhắc chuyện ni thì chắc một số bạn cũ sẽ biết tỏng tui là ai rùi(cho dù ghi nặc danh).Cô giáo day sử của chúng tôi hồi cấp 2 nói: Vua Quang Trung là anh ruột của ông Nguyễn Huệ.hề hề...gàn 50 năm rồi mà không thể nào quên kỷ niệm ấy.
Mới tháng trước,cũng có một bạn nhắc tên nhà văn Tự Văn Đoàn(không có...Lực) ở blog anh Diện,sau có một anh khác nhắc khéo,bạn ấy đã xin lỗilà nhầm.

Lê Bình nói...

Cứ theo suy luận của bác thì em có họ hàng gần với Lê Nin,vì em là Lê Bình mà.

Văn Công Hùng nói...

@ Dân Ghuệ:
-------------
Kể bạn nghe, tôi vừa học xong cái lớp mà không - thể - không - học, 3 năm tính năm và 2 năm tính tháng, hơn tẳm người trong lớp đều là quan chức, nhưng, 3/4 số ấy là học... Ha Vớt tại chức. Mà tại chức thì tôi đã có hẳn một entry rồi, huhu...

Văn Công Hùng nói...

@ Lê Bình:
------------
Thì dứt khoát chứ còn gì???

Văn Công Hùng nói...

@ Mẹ Mướp:
------------
Nói, nói nữa, nói mãi...

Văn Công Hùng nói...

@ Nặc danh:
------------
Ơ thế Quang Trung không phải... anh Nguyễn Huệ à? Lạ nhỉ?

Dong nói...

Biện chứng, biện chứng bác ạ.
Có những chuyện mình tưởng ai cũng biết phàm là người có học qua lớp 10 (12 sau này) thế mà họ không biết thật chứ không phải từng biết rồi quên mất.
Đấy, cũng như bác thôi, ngồi đâu cũng nhoay nhoáy laptop ra vẻ IT lắm, chứ nói thật là trang lứa với bác, kể cả các vị ngồi trước cái Viao có dán quốc huy cũng chắc gì ai cũng biết cách shutdown cho đúng, hay chỉ biết rút phit cắm thôi.
Chỉ mong và chỉ yêu cầu một điều là ai phải biết về chuyện gì thì hãy biết cho đến nơi đến chốn, đừng đợi đến khi làm đến thủ tướng rồi mới học ngoại giao, học điều hành kinh tế, học phát biểu trước hội nghị, học hứa...Làm dở như hạch, làm thiệt hại tỷ tỷ thì bảo tôi có được đào tạo đâu, đảng giao thì phải nhận.

Dong nói...

Bác sửa giùm em chữ Vaio. Cái này do vội, không phải không biết, he he.
Và em đề nghị bác là đừng bao giờ bác chưng tấm ảnh nào hớn hở chụp chung với ông kia nhé (nếu có), mất điểm lắm.

Nặc danh nói...

Chào Bác Đong!
Ông kia là KIA nào
KIA Hàn hay KIA Việt?
Chưa Ford,Audi,Mẹc
Thì cứ tọa cùng KIA.
(Bác biết Ông Hùng có chụp được bức ảnh quý nào đó sao mà "dặn dò" chu đáo thế?)

Văn Công Hùng nói...

@ Dong:
----------
Ơ, tớ đang nói chuyện... vui vẻ mùa hè mà.
Xe bò tớ còn chưa chụp chứ hống gì xe KIA, hhe...