Đề thi này do TS Trịnh Thu Tuyết ra cho trường Lương Thế Vinh tổ chức thi tốt nghiệp thử năm 2022, nhưng do... nhầm khi mail nên nó được dùng để ôn thi. Nhà cháu làm nó năm 1990, thời gian đầu, nó "đội" cái tên là "Cảm nhận" để nhẹ bớt. Câu chuyện ông bố quỳ trong bài thơ tác giả được chính 2 sĩ quan cấp tá (Sau này đều là đại tá, một là nhà văn và một là nhạc sĩ) kể tươi ngay khi họ vừa chứng kiến. Và nhà cháu làm bài thơ ngay trong cuộc kỷ niệm thành lập Quân đoàn 3 khi được phòng Tuyên huấn mời vào dự liên hoan. Trước khi vào tiệc, các sĩ quan thắp hương cho đồng đội ngay trong phòng và tất cả đều bật khóc... Nhìn những người lính dạn dày trận mạc, quân hàm quân hiệu trang nghiêm khóc lặng đi trước bàn thờ đồng đội không ai cầm được nước mắt...
Dưới đề thi có đáp án. Khó khó là, tác giả cũng ngắc ngứ hihi
---------------
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH ----------------
|
KỲ THI THỬ LẦN 3 NĂM 2022 Bài thi: NGỮ VĂN ( Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề)
|
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích:
“…Từ
mọi miền đất nước các anh về đây
nuôi cỏ mềm quấn tượng đài cao vút
và trời xanh cứ như là không có thật
cứ như là vô tận cõi bình yên
Nghĩa trang Pleiku
ông bố vượt trên ngàn cây số vào đào trộm xác con
để
mang về gần họ hàng xóm mạc
tưởng chúng tôi là người gác nghĩa trang
ông
quỳ xuống lạy và hối lộ bao thuốc Zet
“các anh ơi tha cho cháu nó về!...”
Những chiếc xe du lịch loáng qua
xe cup loáng qua
ông bố già quỳ như tượng
tay ông lạy rạch ngang trời như chớp giật
nước mắt không còn để ông khóc cùng tôi
Bạn ơi tượng đài kia thiếu dáng quỳ hôm ấy
để thêm một lần ta hiểu giá chiến tranh.”
( Dáng quỳ, Văn Công Hùng, tập Bến đợi, Hội VHNT Gia Lai, 1992, tr.36 - 37)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu
1/
Tìm một hình ảnh trong bài có sự tương phản với hai câu thơ: “và trời xanh cứ như là không có thật/ cứ như là vô tận cõi bình
yên”.
Câu 2/
Theo anh/ chị, tác giả muốn nói điều gì qua hình ảnh: “Những chiếc xe du lịch loáng qua/ xe cup loáng qua/ ông bố già
quỳ như tượng…”?
Câu 3/ Hãy cho biết hiệu quả của phép so sánh trong câu thơ: “tay ông lạy rạch ngang trời như chớp giật”.
Câu 4/ Thông điệp nào có thể được gửi gắm trong hai câu kết: “Bạn ơi tượng đài kia thiếu dáng quỳ hôm ấy/ để thêm một lần ta hiểu giá chiến tranh”? Thông điệp ấy đưa tới cho anh/ chị suy nghĩ gì?
----------
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH ----------------
|
KỲ THI THỬ LẦN 3 NĂM 2022 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Bài thi: NGỮ VĂN (Đáp án – Thang điểm gồm có 02 trang)
|
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
ĐỌC HIỂU |
3,0 |
|
1 |
Thí
sinh có thể tìm một số câu trong bài có sự tương phản với hai câu: “và trời xanh cứ như là không có thật/ cứ như là vô tận cõi
bình yên”, tuy nhiên, câu thơ đáp ứng đúng nhất yêu cầu là: “tay ông lạy rạch ngang trời như chớp giật”. |
0,5 |
2 |
Qua hình ảnh: “Những chiếc xe du lịch loáng qua/ xe cup loáng qua/ ông bố già quỳ như tượng…”, tác giả có thể muốn đề cập tới thái độ thờ ơ, vô cảm của con người với nỗi đau của đồng loại. |
0,75 |
|
3 |
Hiệu quả của phép so sánh trong câu thơ: “tay ông lạy rạch ngang trời như chớp giật”: + Tạo ấn tượng mạnh về nỗi đau đớn thấu trời của người cha có con hi sinh trong chiến tranh + Tạo sự tương phản xót xa với cảm nhận về bầu trời xanh bình yên trong hai câu “và trời xanh cứ như là không có thật/ cứ như là vô tận cõi bình yên”.
|
0,75 |
|
4 |
+ Thông điệp được nhà thơ nhắn nhủ trong hai câu kết: “Bạn ơi tượng đài kia thiếu dáng quỳ hôm ấy/ để thêm một lần ta hiểu giá chiến tranh”: Chiến tranh luôn đem lại bất hạnh cho cuộc sống con người – bên cạnh những mất mát, đau thương còn có cả nỗi đau bởi sự lãng quên và thái độ thờ ơ, vô cảm trước những mất mát, đau thương đó. + Hiểu được cái giá nặng nề từ chiến tranh mà biết trân trọng cuộc sống hòa bình ngày hôm nay.
|
1,0 |
Nguyên văn bàn thơ:
Trước cuộc bia kỷ niệm Quân đoàn
bạn tôi trang nghiêm thắp nhang khấn đồng đội
khi say cùng gào lên và hát
chân nhang im lìm cứa ngang niềm vui
Nghĩa trang Ayun Pa
mộ chí đè lên mộ chí
viên đạn xuyên qua cuộc đời rất trẻ
trước giờ chiến thắng chỉ vài giây
Từ mọi miền đất nước các anh về đây
nuôi cỏ mềm quấn tượng đài cao vút
và trời xanh cứ như là không có thật
cứ như là vô tận cõi bình yên
Nghĩa trang Pleiku
ông bố vượt trên ngàn cây số vào đào trộm xác con để mang về gần họ hàng xóm mạc
tưởng chúng tôi là người gác nghĩa trang ông quỳ xuống lạy và hối lộ bao thuốc Zet
"các anh ơi tha cho cháu nó về!..."
Những chiếc xe du lịch loáng qua
xe cup loáng qua
ông bố già quỳ như tượng
tay ông lạy rạch ngang trời như chớp giật
nước mắt không còn để ông khóc cùng tôi
Bạn ơi tượng đài kia thiếu dáng quỳ hôm ấy
để thêm một lần ta hiểu giá chiến tranh...
Pleiku 1990.
1 nhận xét:
Bài thơ hay quá. Ôi giá của chiến tranh!
Đăng nhận xét