Hôm
nay, ra ngoài đường, đã hết những cô những chị những bé bán hoa. Nghe nói hoa
thừa nhiều lắm. Bán hoa nghiệp dư, tức là cứ đến “ngày” là đi mua về bán, là cuộc
chơi năm ăn năm thua.
Tết
người ta mua nhiều hoa thế nhưng cũng không có cảnh mọi người mua hoa mang ra
đường bán. Phần lớn là hoa chỉ bán ở chợ, ở các shop, và do những người bán hoa
chuyên nghiệp, hoặc là chủ vườn bán.
Các
“ngày” kỷ niệm thì lại khác. Hoa ngập phố phường, chắc phải có lãi thì người ta
mới bán chứ nếu lỗ thì chỉ một lần bán là thôi, cạch đến già.
Thấy
cảnh bán hoa ngoài đường vừa xốn xang vừa... ưu tư.
Nước
ta có mấy “ngày” truyền thống, giờ du nhập thêm mấy “ngày” từ nước ngoài vào nữa,
và tưng bừng hoa trong những ngày này.
Có
bạn đã thống kê là hiện nay trên thế giới còn 28 nước kỷ niệm ngày mùng tám
tháng ba. Đây là một ngày xuất xứ từ Mỹ. Ngày 8 tháng 3 năm 1857, các nữ công
nhân dệt đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ
tại thành phố New York. Từ đó, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày đấu tranh chung
của phụ nữ lao động trên thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ ở một
số nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ
xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ.
Ở
ta, dẫu bây giờ phụ nữ đã không bị bóc lột, ngược đãi, thậm chí rất nhiều phụ nữ
đã trở thành lãnh đạo cao cấp của đất nước, của các tỉnh thành, các cơ quan,
nhiều nhà khoa học lớn của đất nước cũng là nữ, vân vân... thì ngày tám tháng
ba vẫn rộn ràng ở khắp nhiều nơi, nhiều cơ quan ban ngành.
Các
cơ quan thì thường tổ chức cho chị em bằng nhiều cách. Truyền thống nhất là lên
hội trường, nghe “truyền thống” ngày tám tháng ba, rồi liên hoan, văn nghệ và
bánh kẹo. Một số cơ quan mời chị em đi nhà hàng, số khác thì... tặng phong bì
cho chị em, tùy khả năng xoay xở của thủ trưởng cơ quan và... kế toán. Cơ quan
mạnh và quan hệ rộng thì tổ chức cho chị em đi chơi, một vài điểm trong tỉnh hoặc
đến một tỉnh lân cận. Thường thì Gia Lai tổ chức lên Kon Tum, xuống Bình Định
hoặc Phú Yên. Và ngược lại các địa phương kia cũng thế.
Đấy
là cơ quan, còn ở nhà, tất nhiên là có quà. Nhưng qua cách nói vui của các ông
chồng thì, có vẻ như đa phần quà của các ông là... miễn cưỡng. Mua đại một lẵng
hoa (đây là lý do hoa bán ngoài đường nhiều đến thế), cẩn thận hơn tí thì ý tứ
xem vợ thích gì rồi mua tặng, tiền mua trừ vào... chỗ lẽ ra phải nộp vợ. Một số
anh vừa thực tế vừa giản tiện thì... đưa phong bì, như đi họp ấy, là nói họp
ngày xưa chứ giờ họp ít phong bì lắm rồi. Cái món phong bì này có vẻ nhiều chị
em thích, rất ít chị em đủ sự lãng mạn để nói rằng em thích được tặng hoa hơn.
Tất nhiên, vừa lãng mạn vừa thực tế nhất thì vẫn là, trong bó/ lẵng hoa khéo
léo ẩn hiện một cái phong bì!
Dịp
này cũng là để các ông chồng lập công, dù trước đấy cả tháng, họ đã lan truyền
trên mạng những... báo động về việc cơn bão cấp... mùng tám tháng ba đang ầm ầm
tới. Cũng chả hiểu sao ở nước ta hiện nay, số đàn ông sợ vợ lại đông khủng khiếp
đến như thế. Một số ông chồng tranh thủ lúc vợ mải chơi mùng tám tháng ba tụ tập
nhậu lén tính rằng, nước ta có đến 2/3 các ông chồng sợ vợ. Thế còn 1/3 còn lại
thì không sợ à? Không phải, mà là số 1/3 ấy chưa bao giờ dám tụ tập ngồi nhậu,
kể cả lúc vợ không có nhà, nên chưa hỏi họ là có sợ vợ không được?
Ơ
thế thì rõ ràng ý nghĩa của ngày mùng tám tháng ba đã có sự thay đổi đến không
thể tưởng tượng được.
Nhưng
là cũng nói thế thôi. Phía sau ngày mùng tám tháng ba cũng còn nhiều điều đáng
quan sát.
Số
phụ nữ được nhận quà, được tổ chức ngày tám tháng ba không nhiều hơn so với số
chị em có khi chưa biết ngày tám tháng ba là ngày gì, nhất là chị em ở nông
thôn, ở vùng sâu vùng xa vùng khó khăn? Và ngay những cô gái, những chị bán hoa
cho đàn ông mua tặng chị em ngày mùng tám tháng ba kia, họ có quà không? Hay năm
nào bán không hết hoa, ôm một mớ vốn là hoa héo về nhà thì họ có vui không? Có
lần tôi chứng kiến một thanh niên ga lăng, mua hoa rồi tặng lại chính cô gái
bán hoa. Tôi đã hết sức xúc động trước hành động ấy, còn cô bán hoa có xúc động
không thì tôi... không biết.
Và
không chỉ ngày tám tháng ba, nước ta, như đã nói còn du nhập rất nhiều ngày từ
nước ngoài vào nữa, như ngày lễ tình nhân, ngày của mẹ, ngày gia đình, ngày hạnh
phúc... rất nhiều ngày nữa. Ngay liên quan đến phụ nữ thì ngoài mùng tám tháng ba
còn có ngày 20 tháng 10 nữa. Thế ai dám bảo phụ nữ Việt là thiệt thòi nào, là cần
phải... đấu tranh để bình đẳng nào?
Đến
một lúc nào đấy, có khi chính các ông chồng mới cần được bảo vệ? Và biết đâu, sẽ
có một ngày sinh ra dành cho... đàn ông?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét