Cái
chuyện dạy thêm học thêm này, năm nào cũng nói, năm nào cũng mang ra bàn để rồi
nó cứ mãi mãi là việc... đang bàn. Mấy hôm nay dư luận dậy sóng khi bí thư
thành ủy thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo cấm dạy thêm, và có một ông hiệu trưởng
mếu máo khóc trong cuộc họp vì giáo viên không được dạy thêm. Một nhóm cô giáo
khác, có cả hiệu trưởng thì... tuyên chiến: Muốn cấm dạy thêm hãy đối thoại với
chúng tôi...
Dạy
thêm dứt khoát là một việc bất bình thường trong thao tác dạy học. Có một thời,
cũng chưa xa lắm, người ta không biết việc dạy thêm học thêm lại... quan trọng
hơn dạy chính học chính thế này. Thời ấy, thời chúng tôi đi học chẳng hạn, chỉ
dạy thêm trong 2 trường hợp, và gọi là bồi dưỡng, và miễn phí, một là bồi dưỡng
học sinh giỏi, và 2 là các bạn học yếu được tập trung học thêm, tuần vài buổi,
và chỉ mang tính thời vụ chứ không thường xuyên liên tục trường kỳ hết năm này
tháng khác như bây giờ...
Giờ, dạy
thêm xôm hơn học chính. Dành nhiều thời gian hơn, nhiều tiền hơn, nhiều công sức
hơn (cả người phục vụ và người học). Bố mẹ, hoặc ông bà, trở thành xe ôm của
con, không được chậm một phút. Tan chỗ này là lao sang chỗ khác, gà gật nhai
bánh mì bánh bao bánh các loại trên yên xe máy. Vừa xong toán chỗ này lao ngay
sang sinh chỗ kia, rồi nhao đến văn và về đến ngoại ngữ... cứ thế, chả phải
mình học sinh, mà cả xã hội cứ loạn cào cào cả lên, cứ như mục đích cuộc đời chỉ
còn học thêm học thêm học thêm... Và thu nhập của giáo viên thì, lương chính
thành phụ, lương phụ (dạy thêm) thành chính.
Nhưng
té ra không phải thế và không chỉ thế. Hàng triệu trẻ em vùng cao vùng sâu vùng
xa, và kèm đấy là hàng vạn thầy cô giáo, có được học sinh đến trường là hạnh
phúc rồi, phải bỏ tiền túi mua kẹo (rẻ tiền) dụ chúng đi học, chứ lấy đâu mà dạy
thêm dạy nếm...
Vậy thì
có bất công quá không khi xuất phát điểm cùng là giáo viên với nhau mà giờ người
thì tháng thu nhập từ dạy thêm hàng vài chục triệu và người thì lấy tiền túi từ
lương vốn đã ít ỏi mua quà dụ học sinh đi học, trong khi con mình thì phải gửi
tứ tán?
Ngay một
số giáo viên ở thành phố, nhưng dạy ở nông thôn cũng đã có hoàn cảnh và thu nhập
khác xa một trời một vực với các giáo viên ở thành phố, dạy ở thành phố. Tôi
quen một cô giáo nhà ở Pleiku nhưng dạy ở một trường huyện cách nhà 2 chục cây số.
Hai chục cây mà đã khác nhau lắm rồi. Ngoài chuyện tiền xăng nhiều hơn để đi dạy,
không có học trò học thêm, quà cáp cũng không có, thì các cô còn tốn tiền
mua... áo mưa và ủng. Nắng hay mưa thì cũng phải mặc áo mưa đi ủng. Nắng thì chống
bụi mà mưa thì chống mưa và bùn. Đằng đẵng hàng chục năm với ước mơ chuyển trường
ngày càng xa vời. Bởi các cô chỉ dạy cách nhà có hai chục cây số. Còn những thầy
cô hàng trăm cây, họ có gì đâu. Và điều kỳ diệu là, rồi họ cũng quen, cũng coi
ngôi trường họ dạy là ngôi nhà thứ hai của mình. Tôi đã nghe nhiều thầy cô giáo
nói về ngôi trường của họ với tất cả sự yêu thương và gần gũi của họ, nói về học
sinh của họ với tất cả cảm xúc và tình thương của những ông bố bà mẹ nói về con
chứ không chỉ là thầy với trò...
Tôi, trong một cơn bức xúc, bèn làm
một cuộc khảo sát
Và tôi xin cop ra đây một số ý kiến
của các thầy cô giáo, phụ huynh và những người quan tâm đến giáo dục xung quanh
vấn đề dạy thêm học thêm hiện nay:
“Nông thôn
dạy không mà còn phải đi năn nỉ phụ huynh chứ ở đó mà có tiền. Hôi tôi còn đi
dạy y như vậy. Lương còn ít hơn bây giờ, có khi hai ba tháng mới phát lương. Cả
đời dạy học, đạt GVG, làm thanh tra CM,, dạy HSG., chấm thi GVG, HSG..về hưu
không đủ tiền mua nhà còn nợ. Bạn bè có đứa còn ở nhà trọ.Hưu rồi,thỉnh thoảng
học trò cũ ghé thăm. Thế là vui”. (Trúc Linh Lan, Hội Nhà Văn thành phố Cần Thơ).
“Nhờ anh Hùng cho tôi
gửi bộ giáo dục lời nhắn sau đây, tôi đã viết nhiều nhưng họ không nghe. Ngày trước chúng
ta đi học làm gì có dạy thêm, học thêm. Trong một lớp học có đủ các đối tượng
khá giỏi, trung bình và yếu kém. GV phải dạy phù hợp cả ba đối tượng.
Nhưng rồi bộ
sinh ra trường chuyên để tạo gà nòi đi thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.
Trường chuyên
thì ít mà số muốn có xuất để chắc thi đại học thì nhiều nên các trường đẻ ra
lớp chọn. Đấy chính là mầm mống của tệ dạy thêm học thêm ở các tỉnh, thành phố.
Chứ ở nông thôn miền núi mời học sinh đi học còn khó.
Trường chuyên lớp chọn đẻ ra tệ thành tích trong giáo dục và gian lận trong thi cử.
Cách đây 15 năm tôi đã viết trên báo lao động phải bỏ trường chuyên lớp chọn. Bộ giáo dục đã bỏ trường chuyên cấp PTCS chỉ còn giữ ở bậc PTTH. Còn lớp chọn thì thả nổi. Một trường một khối lớp không chỉ có một lớp chọn mà có nhiều lớp chọn A,BCDE...Phải mất tiền mới vào được lớp chọn thứ thiệt A đấy ạ, các lớp chọn khác đều đánh lừa phụ huynh cả thôi”. (An Thanh Lương, nhà báo, Hà Nội)
Trường chuyên lớp chọn đẻ ra tệ thành tích trong giáo dục và gian lận trong thi cử.
Cách đây 15 năm tôi đã viết trên báo lao động phải bỏ trường chuyên lớp chọn. Bộ giáo dục đã bỏ trường chuyên cấp PTCS chỉ còn giữ ở bậc PTTH. Còn lớp chọn thì thả nổi. Một trường một khối lớp không chỉ có một lớp chọn mà có nhiều lớp chọn A,BCDE...Phải mất tiền mới vào được lớp chọn thứ thiệt A đấy ạ, các lớp chọn khác đều đánh lừa phụ huynh cả thôi”. (An Thanh Lương, nhà báo, Hà Nội)
“Nói đâu xa Bác ở Gia
lai có vị dạy thêm phải tuyển đầu vào, giỏi mới nhận, lúc đầu em ko tin nhưng
tìm hiểu thì có thật. Nghe xong chán hẳn, tưởng thi tuyển giỏi không nhận chỉ
nhận các cháu yếu kém để nâng cao kiến thức cho các cháu. Dạy kiểu này em làm
cũng được”... (Lê Dũng, kỹ sư thủy điện).
“Vì mỗi tháng họ đang có thu nhập ít thì mấy triệu, nhiều thì hơn hoặc
gấp đôi ba lần lương nên giờ bị cắt họ thấy hụt hẫng. Vùng sâu xa đâu chứ
trường của cháu thuộc Phòng giáo dục Thành phố cách Trung tâm có 8km mà 20/11
đến hoa còn chả nó nữa là ... Sống chỉ đúng bằng lương. Vậy nhưng thấy cuộc
sống vẫn tươi đẹp dù tiền hơi ít chú nợ”. (Nguyễn Thu Hương, giáo viên
Pleiku).
“Cháu cũng
xấu hổ cho họ lắm ạ. Vì dạy thêm mang lại cho họ từ hàng chục đến vài chục
triệu mỗi tháng nên mất nó thì họ phải... khóc thế đấy ạ. Chả phải so đâu, so
với mấy thầy cô dạy giáo dục công dân, thể dục, công nghệ... cùng trường họ
thôi xem họ sống bằng lương hay bằng gì ạ”. (Nguyễn Hương, giáo viên
Gia Nghĩa, Đăk Nông).
“Cháu
thấy thế này, nhà trường nên mở thêm lớp học nhảy hoặc học nhạc..., hay học bộ
môn thể thao nào đó... Nếu phụ huynh nào không đón con vào lúc tan trường được
thì đăng kí vào học. Thế là giải quyết được vấn đề. Còn bảo là không sống được
với lương thì có phần không thuyết phục. Bởi vì như chính cháu đây nhà thi ở
Pleiku mà đi dạy dưới huyện cách 47 km mà tới trường còn phải đi nhiều điểm
làng nữa, lương 4tr2 . Cháu đi về hàng ngày mà vẫn bình thường đấy thôi. Chưa kể
đến việc nhà muốn dùng việc gì vay khoảng 40tr thì ngân hàng trừ hết phân nửa
lương rồi cũng sẽ ổn thôi... Nhìn mấy đứa nhỏ mới học cấp một thôi mà đi học
thêm đủ các kiểu... không có thời gian vui chơi cũng không có thời gian tự
nghiên cứu bài rồi cũng chẳng giúp đỡ được gì cho bố mẹ lâu dần rồi chúng coi
việc ba mẹ phục vụ chúng là chuyện hiển nhiên... Còn giáo viên thì về đến nhà
là bận dạy thêm thì thời gian đâu mà nghiên cứu bài rồi tự học bồi dưỡng thêm
kiến thức chứ... rồi sức khỏe đâu mà lên lớp dạy cho "hết sức mình"... (Mai Uyên, giáo
viên Pleiku).
“Không
có thêm thắt gì ở đây hết, tiêu cực, cứ dạy hết mình trên lớp đi, con trẻ cũng
rất cần được nghỉ ngơi. Nếu gia đình có nhu cầu họ sẽ học gia sư hoặc trung tâm
chứ không phải là giáo viên của lớp. Phụ huynh họ sợ con bị trù nên mới phải
cho con đi học thêm theo yêu cầu thôi. Đó là sự thật.”.
(Oanh Nam Phương, phụ huynh, Hà Nội).
“Ai dạy thêm thì cho nghỉ dạy chính, để chuyên tâm dạy thêm, còn suất
chính đó để SV sư phạm tốt nghiệp ra trường hiện thất nghiệp thế chổ. còn
không, phần dạy thêm nên để các em tốt nghiệp sư phạm hiện chưa xin việc được,
hoặc giáo viên về hưu họ dạy. chính cô thầy đang đứng lớp ép các em mình dạy,
về học thêm mình, sinh ra tâm lý tiêu cực... của các em”. (Trần Đào, phụ
huynh, Tam Kỳ).
“Giáo viên dạy
thêm ở nhà á? có lấy được tiền thiên hạ cũng đổ mồ hôi ròng ròng. Chắc các bác
quan to không hiểu, tưởng giáo viên dạy thêm ở nhà cũng nhẹ nhàng như quan chức
ngồi nhà nhận phong bì. Mà chỉ có giáo viên giỏi mới có học sinh đến học. Con
số đó chỉ chiếm ít phần trăm lắm í. Đa số còn lại giáo viên có lương, không
chết đói, nhưng đói đến chết. Nên có thấy quan chức nào đi làm giáo viên đâu?”. (Phan Mai Hương, giáo viên, trường chuyên Hòa Bình)
“Sao họ
nghĩ giáo viên lấy tiền thiên hạ dễ thế
nhỉ. Dạy thêm con người ta mà cuối học kì điểm thi bị sụt là đau đầu rồi chứ
đâu đơn giản. Với chương trình học và thi như bây
giờ nếu không cải cách thì nói thật với bác không học thêm thì Đại học y chỉ
còn 6 điểm 3 môn. Bản thân em cũng là
giáo viên. Xét thấy việc dạy thêm là tất yếu. Thứ nhất học sinh bây giờ rất lười học. Tính tự giác không
cao. Thứ 2 chương trình học quá nặng ở tất cả các cấp học. Thứ 3 học một thi mười. Thứ
4 năng lực gv chưa đồng đều nên học sinh tìm thầy cô giỏi hơn để học là một tất
yếu, vân vân.
Và chung quy lại đừng đổ vì tiền mà giáo viên đi dạy thêm. Một giáo viên không có chuyên môn tốt đố bói được học sinh đến học. Không biết ở đâu như thế nào chứ nơi em công tác đừng nói chuyện con không đi học mà giáo viên trù được đâu. Mất công. Hs là người đánh giá năng lực gv chuẩn và chính xác nhất. Dạy thêm cũng là quá trình trau dồi chuyên môn...”. (Mai Phương, giáo viên, thành phố Thanh Hóa).
Và chung quy lại đừng đổ vì tiền mà giáo viên đi dạy thêm. Một giáo viên không có chuyên môn tốt đố bói được học sinh đến học. Không biết ở đâu như thế nào chứ nơi em công tác đừng nói chuyện con không đi học mà giáo viên trù được đâu. Mất công. Hs là người đánh giá năng lực gv chuẩn và chính xác nhất. Dạy thêm cũng là quá trình trau dồi chuyên môn...”. (Mai Phương, giáo viên, thành phố Thanh Hóa).
“VCH
ơi đúng là giáo viên vùng sâu vùng xa hy sinh rất nhiều. Họ nhiều khi xa chồng
ca con lên vùng heo hút mang con chữ cho con em người dân tộc. Họ có phụ cấp gấp
đôi và ăn uống sinh hoạt đơn giản. Giáo viên vùng xuôi đô thị Hà Nội, Sài Gòn
rất đắt đỏ không dạy thêm họ sẽ chết hoặc đi buôn lậu làm điếm mất.
Tôi ủng hộ dạy thêm và dạy thật tốt. Phản đối đạo đức giả trong điều hành xã hội”. (Thế Bảo, giáo sư âm nhạc).
Tôi ủng hộ dạy thêm và dạy thật tốt. Phản đối đạo đức giả trong điều hành xã hội”. (Thế Bảo, giáo sư âm nhạc).
“Em cực lực phản đối việc dạy thêm và nhất quyết ko mắc mưu đưa người
nhà đi học thêm”. (Phạm Phong Lan, nhà văn, nhà báo, Website Hội Nhà Văn Việt
Nam).
Còn rất nhiều ý kiến gửi đến khi trả
lời ý kiến của tôi, nhưng “đất” có hạn, chỉ xin trích đại diện một số ý kiến.
Và tôi, với tư cách từng đi học (không phải học thêm), từng có con đi học (học
thêm những môn chính), và cũng từng đi phụ đạo, bồi dưỡng, tôi mong mỏi, lúc
nào đó, ngành giáo dục trở lại... ngày xưa, trong sáng tình thầy trò và đàng
hoàng tư thế nhà giáo, để cháu tôi sắp tới không phải vào học trường quốc tế,
tiền rất cao nhưng không phải... học thêm...
8 nhận xét:
tôi có cháu bé năm nay lên lớp 8.đầu năm lớp 6 chỉ trong mấy ngày cháu nhận liền mấy điểm 3,4 môn văn về nhà khóc,mẹ xot ruột đi hỏi thăm cô giáo bộ môn thì đc tư vấn cháu rất yếu văn nên theo học thêm một cô ở trường khac, mẹ cháu chấp hành ngay...chỉ sau vài ngày kết quả cải thiện rỏ rệt,hỏi cháu cô dạy thêm thế nào thì cháu hồn nhiên bảo "cô chỉ gọi điện thoại cho cô con nói gì đó..."tôi chỉ chép miệng thôi thì các cô giúp nhau cải thiện đồng lương eo hẹp còn mẹ cháu thì vội vàng cho cháu học thêm toán,sinh ngữ,sử,địa...tiền học thêm của con bay hẳn nửa tháng lương của mẹ,một vài lần đưa đón đi học thêm tôi nhận thấy đời sống giáo viên khg giống như vẩn hình dung,các thầy cô hay tập trung ở những khu phố khang trang,nhà xây to để mở lớp thường ở tuốt phía sau nhà, đến giờ thì phụ huynh, học sinh đưa đón nhộn nhịp nhưng vẩn len lút thậm thụt như làm việc tội phạm.Thôi thì các thầy, cô đừng cố níu kéo chuyện dạy thêm học thêm mà làm mất hẳn đi sự trọng thị vốn có của xã hội với nghề giáo
Cam tuyet doi tao su cong bang cho chinh giao vien ...neu cu de day them tran lan se lam hong 1 the he...
Cam tuyet doi tao su cong bang cho chinh giao vien ...neu cu de day them tran lan se lam hong 1 the he...
Đúng! Dạy thêm là đánh cắp tuổi thơ của bọn trẻ. Chỉ vì bị học thêm mà bọn trẻ không còn thời gian để học những kỹ năng khác!
Chuyện hoc thêm bây giờ mà mở hội thảo thì tôi cam đoan rằng chỉ 50/50.Chẳng ai chịu ai.Cái lý anh Mèo khó giải lắm.Nếu người ở chốn thị thành bố mẹ trò đi làm ăn cả ngày,nếu vào những tháng hè,ngày nghỉ ai trông chúng đây?Âu cũng đành đưa chúng đến lớp ví như gửi trẻ.Còn nếu bạn nghèo thực thì cứ cho chúng ở nhà có ai bắt vạ đâu?Chả có thầy cô nào thù dai hết năm học.
Bây giờ kinh tế bung ra,giáo viên cũng cần năng động thêm thu nhập,để yêu nghề.Việc gì phải luật hóa để rồi ai đó lại chu lên:mất dân chủ quá!
Thời xa xưa. những người có điều kiện, muốn thi để làm quan cũng dùi mài kinh sử năm này qua năm khác, họ hầu như chỉ ăn rồi học, học rồi thi, thi rồi học.
Thời hơi xa, như thời của nhà báo Văn Công Hùng, chỉ những người thực sự giỏi giang mới dám học lên, dám thi đại học, còn hầu hết chấp nhận "Mười năm cắp sách theo thầy/ Đến năm mười một cắp cày theo trâu".Việc học thêm vì thế rất hiếm!
Thời đại bây giờ, nhà nhà cho con thi đại học, người người đua nhau thi đại học, trong số đó hỏi bao nhiêu % đủ năng lực để thi đậu nếu không học thêm? Tôi tin chắc rằng, nếu mọi người xác định đúng năng lực con mình, không đua làm thầy mà chú tâm học để làm thợ thì chắc chắn sẽ không có nạn học thêm như hiện nay!
bố mẹ luôn bắt các e học nhiều vì sợ thua kém nhà khác, một em học thì nhiefu e phải học theo
Manchester United
Trẻ e phải học nhiều dẫn đến rất nhiều áp llusc
Manchester United
Đăng nhận xét