Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

PHI LÝ VỪA THÔI, TÂY NGUYÊN KHÔNG PHẢI LÀ NHƯ THẾ!




          Tiểu thuyết Pơ Thi của nhà văn Thu Loan in năm 2014 tại nhà xuất bản Đà Nẵng, từng được giải cao của hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2014, mấy hôm nay đang được “hâm nóng” tại Gia Lai.

          Là bởi tỉnh này đang xét giải thưởng Văn học Nghệ thuật 5 năm một lần. Lần này nhà văn Thu Loan gửi Pơ Thi dự giải, 3 người đọc thẩm định, một người chấm A trừ, một người chấm C trừ và một người chấm C. Nhà văn Thu Loan không đồng ý với kết quả này, gửi một văn bản nêu ý kiến của mình, rằng tác phẩm của chị phải được giải A.

  Đây là một cuốn tiểu thuyết viết khá tản mạn, kiểu như gặp gì viết nấy, dù nội dung là viết về một cái làng Tây Nguyên cổ truyền bị tác động bởi đời sống hiện đại, rừng mất hết, mọi người phải đi làm cao su, lấy cao su thay rừng để mở ra một cuộc sống mới.  Là tiểu thuyết viết về Tây Nguyên với dụng ý nói về truyền thống phong tục, văn hóa và tính nhân văn của người Tây Nguyên, tuy thế, bố cục không chặt, miên man, đặc biệt là kiến thức phong tục về Tây Nguyên của tác giả quá yếu, vốn sống Tây Nguyên rất hời hợt dẫn đến sai rất nhiều, trầm trọng.


Ngay mở đầu tiểu thuyết tác giả đã tả cái làng Chan với những ngôi nhà rải rác, nằm trên những vạt đất khác nhau “Mỗi nhà cô lẻ, chiếm lĩnh khoảng không gian nho nhỏ, góp phần tạo nên một quần thể đẹp mắt, hài hòa”. Trời ạ, làng Tây Nguyên không bao giờ rải rác như thế. Xung quanh là rừng với biết bao hiểm nguy khôn lường, họ thường làm nhà sàn sát nhau, để dựa vào nhau, bảo vệ nhau, thậm chí họ còn làm những cái nhà dài, rất dài để sống chung nhiều thế hệ. Cũng như thế tác giả tả một cuộc uống rượu của làng Chan với tư cách người chưa bao giờ... xuống làng và uống rượu. Bởi dân làng uống rượu cần rất trật tự trầm tư, từng người cầm cần vít rồi lại chuyền cần cho người khác, có nói chuyện cũng như nói thầm chứ không như tác giả tả cuộc uống rượu “rôm rả” giống ở bãi bia của người Kinh. Cũng như thế, người Tây Nguyên không có món xào, họ chỉ nướng, nấu chứ không có món xào, thế mà tác giả say sưa tả bà con “xào xào” nấu nấu trong cái lễ Pơ thi.

          Tác giả cũng nhầm lẫn rất lớn giữa già làng và thầy cúng. Già làng là người có uy tín trong làng, có sự hiểu biết hơn dân làng để có thể đoán  định được... ý giời, còn thầy cúng là người khác, cũng có thể già làng kiêm luôn thầy cúng nhưng trường hợp này rất ít, không phổ biến. Và khi cúng thì chỉ 1 người chứ không cúng tập thể như sách tả. Cũng không khấn tập thể. Cũng  không có “3 chén rượu đầy để sẵn”- bởi đơn giản đồng bào chỉ xơi rượu cần, khi cúng họ hút một ít ra rồi vẩy vẩy xung quanh chứ không rót rượu vào chén như người Kinh. Rót rượu ra chén là chỉ rượu gạo mà mà thôi. Tác giả cũng lại bắt già làng tung đồng xu sấp ngửa để xin âm dương. Người Tây Nguyên hoàn toàn không có tục này, đây cũng chỉ là của người Kinh, tác giả gán cho họ, rất tội nghiệp họ. Cũng trong lễ cúng, tác giả cho đồng bào bày rất nhiều thứ “trong tưởng tượng của nhà văn thiếu thực tế” lên để cúng. Xin thưa, bà con chỉ bày các phần trong con vật được làm thịt, mỗi thứ một ít, lên cúng thôi, chứ không “xào xào nấu nấu” rồi bày đủ món lên như người Kinh ạ. Hãi hơn, tác giả còn cho già làng dùng 9 hạt gạo để cúng. Trời ạ, thứ nhất là hệ đếm 7, 9 là của người Kinh, và cũng du nhập, thứ hai là các già làng toàn mù chữ, có cần đến các con số thì họ dùng... nút lạt thì làm sao mà đếm được 9 hạt gạo để bày ra cúng? thứ ba nữa là kiểu cúng gạo, muối, bỏng ngô... cũng là của người Kinh. Ở một đoạn khác, tác giả còn để các già làng “bày cho mọi nhà dọn sạch cỏ, gom rác đốt, chuyển bò, dê, heo, gà ra ở góc vườn và tìm nguồn nước khác”. Cái này may ra chỉ có các cán bộ văn hóa hoặc y tế nói và làm chứ già làng thì làm sao mà biết?

Tác giả tiếp tục triển khai sự phi lý ở các chương tiếp theo khi cho một nhân vật tự vào rừng đẻ mà chuẩn bị nước sôi, khăn mới,  bà mụ... Và bà mụ này còn tài “cố xoay đầu đứa bé xuống dưới” vì phát hiện sản phụ đẻ ngược. Xin thưa ngay ở trong nhà, trong làng, bà con cũng chưa có nước sôi khăn mới, những thứ chỉ mới xuất hiện gần đây ở một số làng.    
      
          Đám ma của người Tây Nguyên cũng hoàn toàn không có cảnh đưa người chết, mà lại là chết do bị voi rừng giết, lên nhà, rồi liệm, rồi rất cẩn thận khiêng xuống đất, xoay đầu như thế nào? Đây hoàn toàn là của người Kinh, tác giả ép cho đám ma của người Tây nguyên. Lại còn cả chi tiết giữ người sống lại không cho lại gần người chết khóc lóc vì sợ ám hơi người chết. Xin thưa, với người Tây Nguyên, chết chưa phải là hết, nên họ chăm sóc người chết như người sống cho đến khi bỏ mả. Hàng ngày họ vẫn ra nhà mồ bón cơm, thức ăn cho người chết, nói chuyện, tâm sự với người chết. Khi chết họ không đưa lên nhà mà đặt nằm ngay dưới sân, và coi như là người ấy đang ngủ chứ không kiêng cử gì hết.

          Tác giả tiếp tục triển khai mạch “Kinh hóa Tây Nguyên” khi cho trẻ con trong làng chơi quay, tả các bụi chuối ngoài vườn rất lãng mạn... Đã nói, người Tây Nguyên không có văn hóa vườn. Nhà chỉ là nhà, sát nhau, còn rẫy thì ở nơi xa, có khi đi cả buổi mới tới, nên không thể có bụi chuối hay vườn ổi như tác giả tưởng tượng ra, và đồng bào cũng không có thói quen trồng chuối mà toàn xài chuối rừng.            

          Hầu như cứ vài trang lại có một chi tiết phi lý, phi thực tế đến buồn cười và kinh ngạc. Buồn cười vì nó ngô nghê, và kinh ngạc vì tác giả... liều. Ví dụ như buồng chuối đã sắp chín thì không thể còn cái hoa chuối được. Người Tây Nguyên cũng không biết nắm cơm như người Kinh để đi rừng. Và khi đi rừng thì cũng không: “Chol đã mặc xong bộ quần áo rộng thùng thình” để chống vắt- kiểu mặc này chỉ có ở người Kinh và cũng mới gần đây... 

          Người Tây Nguyên đốt và giữ lửa suốt đêm ngày chứ không “Khắp làng hầu như không có bếp nào còn ánh lửa”. Và họ cũng không đốt quần áo người chết như trong trang 63 tiểu thuyết. Cách sắc thuốc “Đổ 3 bầu nước nấu còn một bầu” cũng là sự tưởng tượng của nhà tiểu thuyết thiếu thực tế chứ kiểu sắc này là sắc thuốc bắc, mà thuốc bắc ở đâu thì chúng ta đều hiểu, trừ... tác giả.

          Miêu tả cách bắn nỏ cũng không chính xác, có vẻ như tác giả nhầm nỏ với cung: “Dih gồng cánh tay thật cứng để nỏ không bị xê dịch và kéo căng dây”.- “Tay kéo căng dây nỏ”. Và một cô gái như Lim mà “Thình lình vơ trọn nắm tên, nghiến răng, mím môi, lấy hết sức rồi bẻ ném ra xa”- có vẻ tác giả chưa thấy cái tên bao giờ.

          Vân vân các loại, gần như vài trang ta lại bắt gặp một chi tiết sai, phi thực tế, gán ghép phong tục, văn hóa người Kinh cho người Tây Nguyên mà nếu dẫn hết phải mất vài chục trang, chứng tỏ tác giả hiểu rất lơ mơ về Tây nguyên. Và điều này rất có hại nếu như người đọc tưởng rằng đấy chính là Tây Nguyên.

          Nhà văn Phạm Đức Long, một người cũng có vốn sống rất khá về Tây Nguyên khi đọc cuốn này cũng phải kêu trời vì sự phi lý, phi thực tế, anh viết: “Về cấu trúc nghệ thuật: Tác phẩm chưa hợp lý về cấu trúc. Phần 1 “Thiên đường xanh”, ca ngợi núi rừng hoang dã tươi đẹp, nhưng kết phần này tác giả lại cho đàn voi rừng giết chết bà mẹ Tây Nguyên một cách tang thương, rất phản cảm. Hình tượng cô Lim cuối truyện chuyển thành trai, không ăn nhập với kết cấu truyện, không có ý nghĩa gì trong toàn bộ khung cảnh của câu chuyện. Phần viết về việc trồng cao su như văn hành chính, xa rời thực tiễn vốn rất cần với một tiểu thuyết. Phần kết tiểu thuyết yếu. Các nhân vật, trừ già Duch, còn lại đều nhợt nhạt, không có diễn biến tâm lý, không có khắc họa tính cách nhân vật. Chủ đề Pơ thi không xuyên suốt cốt truyện, không nêu bật được ý nghĩa như tên sách. - Về nội dung tình tiết: Hầu như tác giả bắt nhân vật phải hành động một cách khiên cưỡng theo chủ quan của mình. Nhiều vấn đề thuộc về văn hóa Tây Nguyên không được tìm hiểu thấu đáo. Nhiều kiến thức về sinh vật không chính xác. Nhiều vấn đề về đời sống thiếu thực tế.”...

Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ, người có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Tây Nguyên đã phải bỏ công viết  bài báo “Có một Tây Nguyên méo mó trong tiểu thuyết Pơthi” 4.560 chữ để phân tích hết cái “méo mó” của tiểu thuyết này, và anh kết luận: “Đó có thể xem là thất bại của tác giả, cũng là thất bại của chính cuốn sách này. Sự viết không đúng nhiều sự việc, chi tiết ấy, đương nhiên bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết, chủ quan và nhất là viết liều về một lĩnh vực mà bản thân không am tường. Thành ra, không những không làm được cái điều bản thân mình mong muốn là giữ gìn những nét đẹp riêng có cho vùng đất ấy, mà dường như Thu Loan còn góp phần làm cho nó méo mó thêm trong mắt người đọc, nhất là những người ngoài Tây Nguyên, chưa từng biết đến Tây Nguyên. Khép lại bài viết ngắn này, với tư cách là một người có nhiều chục năm sống tại Tây Nguyên, chúng tôi thực sự bày tỏ sự thất vọng về cuốn sách.  Chưa hết, cũng anh Nguyễn Quang Tuệ còn than phiền là nhà văn Thu Loan đã lấy rất nhiều tư liệu trong sách của anh đưa vào tiểu thuyết mà không hề có một lời nói trước, hoặc ít nhất là những cái dấu sao (*) chú thích rằng đã lấy từ cuốn này cuốn nọ như những người viết lịch sự thường làm.

Quả tình là đã cố tình lơ đi, không muốn nhắc đến việc này, nhưng thấy nếu mình biết mà không nói thì sẽ thành người có tội với những người yêu Tây Nguyên, có ý định tìm hiểu Tây Nguyên nên tôi đành phải viết, và cũng xin nhắc lại, những gì trích dẫn, mới chỉ là phần rất nhỏ...
                                                                

21 nhận xét:

Nặc danh nói...

Nhà Văn đâm chọt nhau ư?

Nặc danh nói...

"Nhà văn Thu Loan không đồng ý với kết quả này, gửi một văn bản nêu ý kiến của mình, rằng tác phẩm của chị phải được giải A."
Xin hỏi nhà thơ Văn Công Hùng là : Trong các cuộc thi Văn,Thơ thì tác giả dự thi cũng được tự chấm giải cho tác phầm của mình hay sao ạ ?

Daniel nói...

Vậy thì tại sao tiểu thuyết này lại được " giải cao của hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2014" ?

Văn Công Hùng nói...

không bỏ phiếu và nhận xét tác phẩm của mình bạn ạ

Nặc danh nói...

Tôi chưa đoc tác phẩm ấy, nhưng nếu đúng như những gì anh viết thì nhà văn Thu Loan quả đang Kinh hóa bản sắc Tây Nguyên! Tôi cảm thấy thất vọng cho một cây bút mà tôi hằng yêu.

Unknown nói...

Thiếu thực tế, thiếu nghiên cứu, thiếu trách nhiệm...thừa tự cao. Đánh mạnh vô Bác VCH để không có tiền lệ muốn viết gì thì viết, đòi giải gì thì đòi.

Unknown nói...

Thiếu thực tế, thiếu nghiên cứu, thiếu trách nhiệm...thừa tự cao. Đánh mạnh vô Bác VCH để không có tiền lệ muốn viết gì thì viết, đòi giải gì thì đòi.

Nặc danh nói...

Tại vì ban giám khảm cũng không am tường về Tây Nguyên.

TNC nói...

Văn mình vợ người mà bác.
TNC

Nặc danh nói...

Bao sao may anh chang no khong lay khan Pieu lam kho!

TNC nói...

Sao bác không đăng com cho em?
TNC

Nặc danh nói...

Cái bà Thu Loan này mà biết viết cái gì? Nhìn người là đã thấy ê...còn đâu là nhà văn. VCH nên phê phán mạnh vào để cô Thu Loan này tự nhìn lại mình. Đã dốt mà cứ cho mình là giỏi, mặt lúc nào cũng như hến ấy....

Văn Công Hùng nói...

@TNC có thấy đâu, com lại đi.

@Một số bạn: Một số còm có tính nhất xúc phạm cá nhân TL, tôi xin phép ẩn đi. Phê bình một tác phẩm văn học là một việc hết sức bình thường, nó làm cho đời sống văn học thêm lành mạnh chứ không phải công kích nhau. Ai đó nói: Khen ta là bạn ta nhưng chê ta (chê đúng) là thầy ta, tôi cho là chí phải...

TNC nói...

Văn mình vợ người bác nà. Nếu TL có khiếu nại cũng là lẽ thường tình. Còn nếu ai thích khen thì bác cứ khen cho chết luôn.

Nặc danh nói...

nhà văn Thu loan không làm tờ trình đòi giải A, bà ấy làm tờ trình đề nghị xem lại cách thẩm định văn chương của BGK. Cần phát ngôn chuẩn không oan ức cho nhà văn Thu Loan.

Văn Công Hùng nói...

Lưu lại đây để thêm một lần chứng minh người Tây nguyên không mang người chết lên nhà khâm liệm. 4 người Gia Rai chết trong vụ tai nạn giao thông tối qua ở huyện Chư Pah đều được chở thẳng về khu nhà mả:
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20151128/tai-nan-giao-thong-tham-khoc-5-nguoi-chet-9-nguoi-bi-thuong/1011010.html

Unknown nói...

Thưa anh Văn Công Hùng: Về chi tiết đưa người chết lên nhà hay để dưới đất, quàn bên cạnh khu nhà mả có nhiều lý do: nếu là người chết bình thường, chết vì bệnh đau, vì già, chết trong nhà mình...xác người chết được quàn ngay trong nhà, đầu hướng về hướng Tây (nếu nhà nghèo không giết bò trâu). Ngược lại nếu chết vì tai nạn, chết đuối, chết trận...xác người chết được quàn tại một căn chòi lớn bên cạnh khu nhà mả và ngày xưa theo tục lệ củ họ không được chôn chung với người khác trong cùng một quan tài hay cùng một nhà mả, người ta chôn họ bên bìa nhà mả. Đây là cáičhết "dữ " người Jrai gọi là djai rơyĭ rơyăng.
Trong bài phê bình của anh có một vài chi tiết chưa chính xác để "đồng tình " với ban giám khảo cho cô Thu Loan điểm C. Tôi chưa được đọc sách này của cô nên chỉ dám viết qua lời bình luận của anh. Chi tiết con số 7 và 9. Đồng ý với anh là người Jrai không có con số 9 như văn hóa Trung Hoa hay của người Kinh. Con số 9 là con số thần thiêng, con số hoàn chỉnh, con số tuyệt đối trong nền văn hóa này: cửu thiên, cửu trùng....Với người Jrai con số 7 là con số tuyệt vời hài hòa và đầy đủ. Con số này được người Jrai coi như con số tuyệt đối trong văn hóa của họ và được trưng dẫn rất nhiều trong văn chương truyền khẩu. Sự kiện "cúng 7 hạt gạo" theo lời anh phê bình là có thật, nhưng không phải là cúng mà là hình thức xin ý của Trời (Yang) qua nghi thức. Hình thức này thường được cử hành khi chọn khu đất mới để dời làng, khi tìm nguồn nước...người chủ trì bỏ 7 hạt gạo trên một chiếc lá để trên nền đất, phủ lên trên bằng một chiếc lá khác để qua đêm, sáng hôm sau đến xem nếu thiếu mất một hạt là ý Yang không thuận. Nghi thức này thường đi đôi và làm sau nghi thức "ném xà gạt" glơm tơgă.
Tôi mạn phép cho mình ghi vài nhận xét để văn hóa Tây Nguyên giữ nguyên hình thái như anh và nhiều người mong muốn, trong đó có tôi.

Unknown nói...

Thưa anh Văn Công Hùng: Về chi tiết đưa người chết lên nhà hay để dưới đất, quàn bên cạnh khu nhà mả có nhiều lý do: nếu là người chết bình thường, chết vì bệnh đau, vì già, chết trong nhà mình...xác người chết được quàn ngay trong nhà, đầu hướng về hướng Tây (nếu nhà nghèo không giết bò trâu). Ngược lại nếu chết vì tai nạn, chết đuối, chết trận...xác người chết được quàn tại một căn chòi lớn bên cạnh khu nhà mả và ngày xưa theo tục lệ củ họ không được chôn chung với người khác trong cùng một quan tài hay cùng một nhà mả, người ta chôn họ bên bìa nhà mả. Đây là cáičhết "dữ " người Jrai gọi là djai rơyĭ rơyăng.
Trong bài phê bình của anh có một vài chi tiết chưa chính xác để "đồng tình " với ban giám khảo cho cô Thu Loan điểm C. Tôi chưa được đọc sách này của cô nên chỉ dám viết qua lời bình luận của anh. Chi tiết con số 7 và 9. Đồng ý với anh là người Jrai không có con số 9 như văn hóa Trung Hoa hay của người Kinh. Con số 9 là con số thần thiêng, con số hoàn chỉnh, con số tuyệt đối trong nền văn hóa này: cửu thiên, cửu trùng....Với người Jrai con số 7 là con số tuyệt vời hài hòa và đầy đủ. Con số này được người Jrai coi như con số tuyệt đối trong văn hóa của họ và được trưng dẫn rất nhiều trong văn chương truyền khẩu. Sự kiện "cúng 7 hạt gạo" theo lời anh phê bình là có thật, nhưng không phải là cúng mà là hình thức xin ý của Trời (Yang) qua nghi thức. Hình thức này thường được cử hành khi chọn khu đất mới để dời làng, khi tìm nguồn nước...người chủ trì bỏ 7 hạt gạo trên một chiếc lá để trên nền đất, phủ lên trên bằng một chiếc lá khác để qua đêm, sáng hôm sau đến xem nếu thiếu mất một hạt là ý Yang không thuận. Nghi thức này thường đi đôi và làm sau nghi thức "ném xà gạt" glơm tơgă.
Tôi mạn phép cho mình ghi vài nhận xét để văn hóa Tây Nguyên giữ nguyên hình thái như anh và nhiều người mong muốn, trong đó có tôi.

Nặc danh nói...

toàn ông, bà người Kinh cứ cãi nhau về phong tục tập quán của họ mà ko nói ở thời điểm nào, bác VCH nói những gì bác biết, thế là nhiều lắm rồi, nhưng vẫn ko phải là Tây NGUYÊN. Tất cả những phim về TN như anh hùng Nup, Đất nước đứng lên,... và mọi vở sân khấu, ca nhạc,... ở miền bắc trang phục, phong cảnh toàn của ng Pacô, vân kiều ở nhiều trong huế, quảng trị, giờ giải phóng rồi mới biết là ko đúng chứ ko phải... sai, hihi

BH nói...

chẳng ông VCH tranh ngôi, giải quyết khâu oai với đồng nghiệp. Bởi thế nhà văn không thể.....

Nặc danh nói...

Sao đường Quảng trường - Trần Hưng Đạo chờ mãi chưa thấy mở thông vậy Chú Hùng?