Người Việt, nhất là
giới nhà văn, hay nói gộp cho nhanh.
Chứ ai cũng biết 1
nghìn 400 tỉ không phải chỉ để làm tượng đài. Nhưng nếu không có tượng đài
người ta có làm thêm cái quảng trường với các "phụ kiện" đi kèm
không, huống gì trong nghị quyết hay cái gì gì của tỉnh ấy, hoàn toàn không
nhắc đến khu hành chính hay một số "phụ kiện" mà sau này người ta mới
trưng ra.
Cũng như cái tượng
đài ở GL, hôm qua tôi viết là mấy trăm tỉ, tức nó gồm cả quảng trường. Nhưng có
một thực tế là thế này, trước đấy cái quảng trường này vừa khánh thành, vừa
xong thì lại xin được làm tượng đài (Tượng đài này không có trong quy hoạch),
thế là người ta phá toàn bộ quảng trường cũ làm lại mới, vì cái tượng đài, vậy
nên nói gộp cái tượng đài mấy trăm tỉ cũng không... ngoa...
Trên fb của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ
có một cái ngúng nguẩy rất hay. Ấy là khi chị cương quyết "nói không"
với tượng đài 1.400 tỉ, thì có người nhắc chị là tượng đài chỉ có 200 tỉ thôi,
chị cũng nói không. Và chị nói thêm: 2 tỉ cũng không. Cái cương quyết rất là
ngúng nguẩy phụ nữ, là tôi hình dung thế...
Mà thực ra cái bài
tôi viết hôm qua, chả lăn tăn gì đến chuyện bao nhiêu tỉ cả, tôi chỉ nói rằng,
cần dừng việc xây dựng tượng đài tràn lan lại, bởi như thế là làm hại ông cụ,
là làm trái ý nguyện và “chỉ dụ” của ông cụ.
Vấn đề là có đúng
thật sự là người ta yêu quý cụ đến mức tỉnh nào ngành nào cũng cố xin làm tượng cụ
không? Không lý giải điều này sẽ có rất nhiều cán bộ kính mến của chúng ta hàm
oan, yêu kính cụ thật nhưng xin tiền làm tượng bèn bị nghĩ là... xà xẻo.
Thực ra, cách tốt
nhất để không bị ì xèo là, tỉnh nào, ngành nào muốn dựng tượng cụ, hãy xin ý
kiến toàn thể nhân dân, nhân viên trong ngành. Tất cả đồng ý thì OK, móc ví ra,
mỗi người một ít, tự xây, tự làm lấy, sẽ chả ai thắc mắc gì. Mà ngay cả khi móc
túi ra làm, mà nhân dân ở đấy vẫn khổ, vẫn nheo nhóc, thì vẫn bị kêu là bất
nhẫn.
Tượng đài nghệ thuật là thứ
không thể thiếu trong đời sống xã hội, nó là một phần của đời sống, và nó sẽ
trường tồn cùng đời sống, nên dựng nó phải phù hợp. Có cần thiết không khi cái
tượng nào của ông cụ cũng sừng sững giơ tay, cũng xa cách dân đến thế? Nhiều
nơi dựng tượng xong còn cấm đường khiến dân đi lại rất khó khăn, cụ mà còn sống
cụ có vui không?
Nhân đây nói thêm về
cái công văn của PTT mà qua giờ nổi trên mạng rất nhiều. Huhu ngay câu đầu tiên
đã “thực hiện ý kiến chỉ đạo của BBT” rồi mà. Tôi cũng là người hay được “ký
trộm” (K/T) nên biết, nhiều lúc hoàn toàn không muốn ký, nhưng rồi vẫn phải ký.
Không dễ mà từ chối đâu... Thế mới lạ...
Và, thực ra, điều tôi muốn nói nó rộng hơn kia. Chúng ta học ông cụ nhưng lại làm ngược với điều học. Ông cụ dặn một đằng chúng ta thực hành một nẻo...
Và, thực ra, điều tôi muốn nói nó rộng hơn kia. Chúng ta học ông cụ nhưng lại làm ngược với điều học. Ông cụ dặn một đằng chúng ta thực hành một nẻo...
5 nhận xét:
Đằng sau tượng là tiền.
Vũ Xuân Tửu
Bên ngoài tụng niệm: ghi công (!)
Nhưng ai chẳng biết bên trong là gì.
Từ thầu cho đến thực thi
Mỗi phần mỗi xẻo phát phì túi quan.
Dựng ông cụ, vẹn đôi đàng
Vừa thêm thành tích vừa "đàng hoàng" tham !
Chết, chết thật! Sao nhà thơ cạn nghĩ thế! sao lại vẽ đường cho quỷ đi nhỉ?
Người dân thì khó móc ví của họ còn công chức, công nhân...họ sẽ ra lệnh bỏ tiền ra, ai dám không làm!
Hàng năm cán bộ, nhân dân thường phải đóng góp nhiều khoản, nặng nề lắm không nhỏ đâu. Khi thiên tai địch họa, được kêu gọi đóng góp để giúp đỡ những nơi ấy ai cũng tự nguyên trong tình thương lá lành đùm lá rách đó là nghĩa cử tốt đẹp ai cũng nên làm.Nhưng chờ vào đồng lương còm cõi đang vật vã với cuộc sống nghèo khó nhiều người thấy tội nên nay dùng NGÂN SÁCH làm dự án là gọn nhất. Thì cũng tiền của dân cả đấy có phải bạn vàng cho đâu.Trước nay có nhiều nơi có nhiều tỉnh vẽ ra tượng đài, nhà lưu niêm...: Thanh niên xung phong,tượng đài chiến thắng, nhà lưu niệm ... thế là họ "kêu gọi " cán bộ, công nhân viên đóng góp một hoặc hai ngày lương, khi đến tháng họ trừ trước khi trả lương của người lao động. Việc này diễn ra nhiều năm rồi không mới mẽ gì.Vậy nên các bác có Blog dù vô tình hay cố ý cũng không nên bày cách cho họ làm khó cho nhau đấy! )( vì tin tưởng Nhà thơ mà tôi lạm dụng còm này nếu không đăng cũng đừng giận nhé. kính chào ạ!)
"Cũng như cái tượng đài ở GL, hôm qua tôi viết là mấy trăm tỉ, tức nó gồm cả quảng trường. Nhưng có một thực tế là thế này, trước đấy cái quảng trường này vừa khánh thành, vừa xong thì lại xin được làm tượng đài (Tượng đài này không có trong quy hoạch), thế là người ta phá toàn bộ quảng trường cũ làm lại mới, vì cái tượng đài, vậy nên nói gộp cái tượng đài mấy trăm tỉ cũng không... ngoa..." Không chỉ "xóa" QT cũ để làm lại, tại vị trí này người ta còn phải đập bỏ một rạp chiếu phim hoành tráng, một bể bơi hoành tráng, di dời Bác Núp...để có công trình hoàng tráng hơn và...chặn đường THĐ lại, bố trí một bộ máy QL đầy đủ ban bệ, một đại đội CA canh gác...!
"Tượng đài nghệ thuật là thứ không thể thiếu trong đời sống xã hội, nó là một phần của đời sống, và nó sẽ trường tồn cùng đời sống, nên dựng nó phải phù hợp. Có cần thiết không khi cái tượng nào của ông cụ cũng sừng sững giơ tay, cũng xa cách dân đến thế? Nhiều nơi dựng tượng xong còn cấm đường khiến dân đi lại rất khó khăn, cụ mà còn sống cụ có vui không?". Nhận xét của Bác rất chính xác: Bác luôn luôn muốn gần gũi nhân dân chứ không muốn để nhân dân phải nhìn từ xa! Nhiều nơi người ta nhân danh những mục tiêu cao cả để làm những việc mà Bác không hề muốn! Dân ta còn khổ, nước ta còn nghèo, người thất nghiệp còn hàng chục vạn, đối phó với biến đổi khí hậu cần hàng nghìn tỉ...Vậy tại sao cứ phải đề xuất làm bảo tàng, tượng đài quy mô hoành tráng trong lúc này nhỉ?
Đăng nhận xét