Sau người ta hay dùng để chỉ người
chửa trước ngày cưới. Ngày xưa việc này rất nghiêm, ai chửa trước khi cưới là bị
dư luận lên án, cơ quan kỷ luật, còn nhà trai có khi không nhận dâu nữa, bởi
không chỉ bị đánh giá về đạo đức mà người ta còn kiêng, coi như đấy là việc
xui, mang cái xui về nhà... Giờ việc này có vẻ không bị kiểm soát khắt khe nữa,
thậm chí dư luận còn ủng hộ, bởi lập luận, nên kiểm tra “máy móc” trước khi
cùng nhau vận hành cả đời. Và bởi thế ta hay thấy có những đám cưới con cái đi
nâng váy cho mẹ...
---------------------
Cái
kẻng một thời là vật dụng hay được dùng trong đời sống, nhất là thời chiến
tranh. Các công việc làm tập thể thường được điều hành bằng kẻng, trong đó có
việc ăn cơm. Ăn cơm theo kẻng là việc làm rất quy củ, kỷ luật của những người sống
trong môi trường tập thể, ai tự động ăn trước là bị phê phán, thậm chí kỷ luật.
Hồi sinh viên lớp tôi đã có một cậu bạn bị kỷ luật về việc này, nhân chứng vật
chứng còn nguyên, nóng hôi hổi.
Sau
người ta hay dùng để chỉ người chửa trước ngày cưới. Ngày xưa việc này rất
nghiêm, ai chửa trước khi cưới là bị dư luận lên án, cơ quan kỷ luật, còn nhà
trai có khi không nhận dâu nữa, bởi không chỉ bị đánh giá về đạo đức mà người
ta còn kiêng, coi như đấy là việc xui, mang cái xui về nhà... Giờ việc này có vẻ
không bị kiểm soát khắt khe nữa, thậm chí dư luận còn ủng hộ, bởi lập luận, nên
kiểm tra “máy móc” trước khi cùng nhau vận hành cả đời. Và bởi thế ta hay thấy
có những đám cưới con cái đi nâng váy cho mẹ...
Và
giờ, nhiều người hay dùng cụm từ này để chỉ việc học trước khai giảng.
Mấy
năm nay, khai giảng thường vào mùng 5 tháng 9, trong khi từ tháng 8 các trường
đã tổ chức dạy và học bình thường rồi.
Mà
ngày khai giảng là ngày vừa thiêng liêng, vừa xúc động, gây hưng phấn cho học
sinh đầu năm học mới. Với đời một cháu học sinh, nhất là học sinh đầu cấp, đặc
biệt là học sinh lớp một, ngày khai giảng nó vừa là sự háo hức, vừa là nỗi tò
mò, là sự trông đợi để đến ngày ấy gặp bạn gặp thầy, vừa để thể hiện mình vừa
qua đó thấy mình...
Thế
mà giờ, học cả tháng rồi mới khai giảng, tất cả những gì các cháu háo hức,
trông đợi, những khát khao, hồi hộp... mất hết, thay vào đó là sự quen thuộc đến
nhàm chán những gì các cháu đã trải qua tháng vừa rồi, mấy năm vừa rồi.
Tôi
đã thử hỏi một số bạn bè có con đang học ở nước ngoài, rằng là có nước nào mà học
cả tháng rồi mới khai giảng không. 100 phần trăm bảo rằng không, ở các nước
khác, họ khai giảng xong là vào học ngay, và là lễ khai giảng đúng nghĩa...
khai giảng, tức lấy học trò làm chủ thể, không phải kính thưa, vỗ tay, đứng lên
ngồi xuống chào các kiểu, chỉ có thầy hiệu trưởng và các cô giáo đón học sinh,
giới thiệu học sinh rất trang trọng, còn giới thiệu về mình rất hài hước...
Ngay
phần lớn các thầy cô giáo cũng không đồng tình, và cũng không hiểu, tại sao lại
có kiểu “ăn cơm trước kẻng” như hiện nay. Có cô giáo ngồi tính chi li, rằng là
ngày trước mùng 5 tháng 9 mới khai giảng rồi học luôn, mà còn được nghỉ mùa nữa,
giờ học trước cả tháng, không nghỉ mùa, mà chương trình vẫn thế. Học sinh bị
“ăn bớt” hè, chúng gần như không biết hè, cả thời gian và không gian hè đều bị
ăn bớt...
Chắc
Bộ Giáo dục và đào tạo cũng có lý do gì đấy để cho rằng cần thiết phải học trước
từ tháng 8 rồi tháng 9 mới khai giảng, có điều họ chưa công bố mà thôi. Và vì
thế mà dân vẫn râm ran đồn thổi rằng, học ngày nay như “ăn cơm trước kẻng”...
Gì thì gì, cháu ngoại cương quyết không ăn cơm trước kẻng, giờ cháu đi tắm nắng, 5 năm nữa đi khai giảng |
3 nhận xét:
Sau hay sao?
"Cháu không có tính từ nào khác nên có thể nói như thế này: nền giáo dục này quá thối nát rồi..." sản phẩm của nền giáo dục này phát biểu như vậy đó, không biết những cái đầu đất "trên kia" có suy nghĩ gì? Phải chăng đang nghĩ về dự án "34 nghìn tỷ"? Hay là cho các "dư luận viên" ném đá cháu bé?
Ung thư giai đoạn cuối rồi bác VCH ạ.
"Ung thư giai đoạn cuối". Cám ơn bác
Nặc Danh ạ!
Đăng nhận xét