Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

HẠI DÂN DÂN ĐÁI NGẬP MỒ THỐI XƯƠNG


Có những việc ông làm có vẻ bất nhẫn, như “hốt” người ăn xin trả về địa phương hoặc vào các trung tâm xã hội. Nhưng khi ông mất, chả thấy ai căm ghét ông, chỉ thấy mênh mông tình cảm người dân xứ này với ông, dằng dặc xếp hàng để được vào viếng ông, rồi lại xếp hàng hàng chục cây số đưa ông về quê, tình nguyện làm đường để xe chở ông đi, tình nguyện canh mộ ông. Cách ông một con đèo, cũng một quan đầu tỉnh, về hưu vẫn bị lôi ra bao việc xấu để phải tước cả danh hiệu anh hùng....
-----------------

THƯƠNG DÂN DÂN LẬP ĐỀN THỜ…

          Ở Huế có một xã là xã Quảng Công, thuộc huyện Quảng Điền. Ở đây có một ngôi trường mang tên Phan Thế Phương và có một ngôi miếu thờ ông, suốt ngày khói hương nghi ngút. Mỗi lần từ Huế về nhà tôi đều chạy qua xã này, chạy qua ngôi trường mang tên Phan Thế Phương.

          Ông này không phải thành hoàng làng, cũng không phải là ông tướng từ xửa từ xưa, mà ông nguyên là giám đốc sở thủy sản Thừa Thiên Huế.

          Năm 1985, một trận bão lớn, hàng ngàn người chết, hơn 300 người vùng này bị trôi ra biển không tìm thấy xác.

          Một hôm có một ông cán bộ từ tỉnh về, xin ở cùng với bà con, bày cho bà con làm đầm nuôi tôm, khỏi sống trên các nốốc (đò, vùng này bà con chủ yếu sống trên các con đò hành nghề đánh cá). Và từ đấy bà con đổi đời. Xã Quảng Công trở nên giàu có, rất phát triển. Bây giờ về đấy, nhà xây san sát, ngất nghểu, đường xá thênh thang như phố.

          Ông chính là Phan Thế Phương, từng là công an viên thành phố Huế sau năm 1945, sau đó ra Bắc học đại học Thủy sản tại Bắc Kinh, về giảng dạy tại đại học Thủy sản Hà Nội, sau 75 về quê làm trưởng ty Thủy sản Bình Trị Thiên. Bị tai nạn giao thông trong một chuyến đi vào miền Nam tìm đầu ra cho con tôm, ông đột ngột qua đời. Hàng nghìn bà con vùng đầm phá nghe tin đã lũ lượt kéo lên nhà ông chịu tang. Và sau đó họ rước hương hồn ông về lập miếu thờ. Và họ thờ ông đến nay, như một vị thần của làng, một cách tự nguyện và thành tâm. Ông trở thành một phần quan trọng của làng, máu thịt hơn máu thịt, xương cốt hơn xương cốt.

          Hồi ấy sự kiện này rất lớn nhưng ít người biết vì báo chí chưa phát triển như bây giờ.

          Sau đấy chúng ta chứng kiến cái chết của đại tướng Võ Nguyên Giáp, của ông Nguyễn Bá Thanh. Và mới đây nhất, là ông Lý Quang Diệu của Singapore.

          Điểm chung của họ là sống trung thực, thẳng thắn, hết lòng vì nhân dân vì đất nước. Họ cũng là những người thường, cũng có mặt mạnh mặt yếu, mặt hay mặt dở, nhưng trên hết, họ, một mặt có trái tim nhân hậu đập cùng nhịp với nhân dân, lắng được nỗi khổ của dân, mà dân thì luôn luôn có nhiều nỗi khổ. Nghèo, khổ đã đành mà giàu cũng khổ, thế mới là cuộc đời. Mặt khác có điều kiện để sẻ chia và thực hiện hoài bão, ước mơ cũng như lòng nhân ái của họ… Ông Phương đã giúp người dân ở vùng cát ấy từ nghèo khổ cùng cực trở thành vùng giàu lên thấy rõ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì không phải nói nữa rồi, đã có hàng vạn bài báo hàng trăm cuốn sách viết về ông, vị tướng vừa thông tuệ vừa nhân từ. Tôi nhớ mãi 2 hình ảnh trong đám tang ông, đám tang vô tiền khoáng hậu khi dân đứng ken đặc 2 bên đường hàng mấy trăm cây số từ Hà Nội về Quảng Bình. 2 hình ảnh ấy là một cô cảnh sát giao thông giơ tay chào ông khi đoàn xe tang đi qua, khuôn mặt nhòe nhoẹt nước mắt. Cô cảnh sát giao thông này đang làm nhiệm vụ nhưng khi ấy cô biến mình thành người dân bình thường, thành người con, đứa cháu trong nhà ông. Và hình ảnh  thứ 2 là một người đàn ông quỳ lạy ông bên đường. Lạy ông thì hầu như ai có điều kiện đều lạy, nhưng ông này lạy rất bài bản, đủ 4 lạy, thành kính như lạy trước bàn thờ. Có mấy người khi mất đi được như thế. Ông Nguyễn Bá Thanh, đến khi ông mất mới biết lòng dân Đà Nẵng và cả nước đối với ông như thế nào. Làm lãnh đạo một thành phố lớn, phải va chạm với dân, với số ít, là việc đương nhiên khi mà thành phố ấy phát triển hàng ngày. Có những cuộc ông phải mạnh tay xử lý, như vụ Cồn Dầu. Có những việc ông làm có vẻ bất nhẫn, như “hốt” người ăn xin trả về địa phương hoặc vào các trung tâm xã hội. Nhưng khi ông mất, chả thấy ai căm ghét ông, chỉ thấy mênh mông tình cảm người dân xứ này với ông, dằng dặc xếp hàng để được vào viếng ông, rồi lại xếp hàng hàng chục cây số đưa ông về quê, tình nguyện làm đường để xe chở ông đi, tình nguyện canh mộ ông. Cách ông một con đèo, cũng một quan đầu tỉnh, về hưu vẫn bị lôi ra bao việc xấu để phải tước cả danh hiệu anh hùng. Tôi đã được sang Singapore, tất cả các địa điểm văn hóa, bảo tàng, triển lãm, kể cả bảo tàng lịch sử… đều không thấy ảnh và tiểu sử ông Lý Quang Diệu, (cả Gô Chóc Tông và Lý Hiển Long bây giờ), không thấy “bảng thành tích” của ông, nhưng nói chuyện với dân thì mới biết, dân họ coi ông chính là người cha trong gia đình, họ tôn thờ ông tự đáy lòng, rất chân thành và tự nhiên. Từ một bãi đất đầu thừa đuôi thẹo thiếu đủ thứ bên bờ biển Malaixia, với một làng chài nhỏ bé, ông đã lèo lái biến thành đất nước Singapore hùng mạnh vào loại hàng đầu thế giới ngày nay. Không có một sự định hướng hay bắt buộc giáo dục nào, nhưng tất cả mọi người dân Singapore đều biết, họ có được như ngày hôm nay là nhờ ông. Và cũng nói luôn, ông và chính phủ rất khắt khe với dân chứ hoàn toàn không nương nhẹ dân. Hiện Singapore đang sử dụng hình phạt đánh roi người xả bậy từ vất rác đến nhả kẹo cao su, nhổ nước bọt… đều bị phạt đánh roi rất đau, nghe nói người nhận 3 roi xong là về nằm liệt cả tháng. Nghe nói có cả quý tử ngoại quốc cũng bị đè ra đánh dù đã thông qua đường ngoại giao để xin. Cũng như thế, hình phạt rất nghiêm khắc là tử hình cho bất cứ hành vi buôn bán ma túy nào, không một ngoại lệ. Và mới đây nhất là lệnh cấm bán bia sau 22 giờ đêm…  Nhưng tất cả sự khắt khe ấy là vì đất nước Singapore, người dân Singapore nên mọi người vẫn rất ủng hộ…

          Dân Việt mình có câu rất hay: “Thương dân dân lập đền thờ/ hại dân dân đái ngập mồ thối xương”. Là công bộc dân, ai cũng muốn được dân tin dân yêu dân chở che dân bảo vệ. Lập đền thờ như ông Phan Thế Phương thì chưa dám nghĩ, nhưng để đến khi chết, dân xếp hàng đi viếng như tướng Giáp, như ông Nguyễn Bá Thanh… cũng là một hạnh phúc chứ ạ?
                                                                            
 

4 nhận xét:

Vũ Xuân Tửu nói...

Bài viết tâm huyết, cảm động. Qua đây, mong người có tâm với dân, với nước hãy gắng sức và kẻ ác nhận rút ra bài học cảnh tỉnh.
Vũ Xuân Tửu

Nặc danh nói...

Những người như Tướng Giáp như Nguyễn Bá Thanh hạnh phúc khi họ"ra đi" là lúc họ"về với dân",còn những người khác hạnh phúc của họ là khi "mất"họ được"vào Mai Dịch".Quan niệm hạnh phúc mỗi người một khác,nhưng tất cả đều hạnh phúc cả

Nặc danh nói...

Muốn biết Nguyễn bá Thanh thế nào, thì về Đà Nẵng hỏi dân Cồn Dầu!!

Nặc danh nói...

Tỉnh GL của Bác VCH cũng nhiều người vì Dân lắm ko Bác nhỉ?