"1 CHỌI 4,5
Không phải tỷ lệ chọi của một trường đại học nào đó, mà là tỷ lệ chọi để vào lớp 3 tuổi của một trường mầm non ở thành phố mình.
Sáng nay, cô cán bộ trị sự của Tòa soạn mình cùng với gần tám chục phụ huynh khác đã đen đủi không rút trúng cái thăm cần rút, để cu con trượt chỉ tiêu 22 bé được vào học năm nay. Vì trường quá nhỏ, lại còn dành chỉ tiêu đối nội đối ngoại, nên chỉ có 22 suất được đưa ra rút thăm.
Trượt vào trường mầm non phường, đồng nghĩa với việc 3 năm tiếp theo đó, cu con và nhiều bạn bé xíu của mình sẽ phải học ở một trường tư nhân nào đó, hoặc nhóm trẻ gia đình.
Sẽ không là vấn đề nếu lương của mẹ cu con không phải là 2,3 triệu mỗi tháng.
Trong lúc nhiều trường cao đẳng, đại học không tuyển nổi sinh viên, những giảng đường trống tênh, thầy cô lên rừng xuống biển lùng học trò cho đủ chỉ tiêu được giao, thì ngành mầm non luôn khủng hoảng vì thiếu trường thiếu lớp.
Vì sao nhỉ?
Chả biết là vì sao nữa.
Chỉ biết thương quá là thương các bé con bé tí tẹo phải ra lớp bằng sự may rủi, các bé con không được ra lớp mà chắc chắn không phải vì đất nước nghèo!"
Quá đau xót.
Trước đó nhiều người lên tiếng thắc mắc khi nhiều vụ bạo hành trẻ em ở các nhà trẻ, nhóm trẻ tư nhân xảy ra, có vụ chết người, rằng tại sao bố mẹ các cháu lại cứ gửi cháu vào đấy mà không tìm nhà trẻ công mà gửi???
Sáng sớm hôm nay, chả biết có linh cảm gì không mà nhà báo Lương Thị Bích Ngọc, Tổng biên tập khampha.vn cho đăng bài này của mình, cop về đây mời mọi người đọc:
“Thế mà cũng giỏi thì học làm gì...”
Thứ tư, 11/06/2014, 07:22 (GMT+7)
“Học thế mà vẫn được giỏi thì học làm gì, mỗi cháu sẽ đội trên đầu mình một quả bóng bay rất lớn, quả bóng hư danh”
Ngành giáo dục vừa bế giảng năm học các cấp. Khỏi cần
nhìn học bạ cũng biết con em chúng ta cuối năm đều đạt suất sắc, giỏi,
khá, trung bình rất hiếm, yếu lại càng là của cực kỳ hiếm.
Trên mạng xuất hiện rất nhiều câu chuyện bi hài do chính phụ huynh, học sinh, thậm chí là giáo viên kể lại.
Trưa nay đang ngủ, một cú điện thoại réo tôi dậy. Đầu kia là một phụ huynh, hổn hển kể: thằng con em học hết lớp 7 mà chưa phân biệt được tam giác đều với tam giác cân. Thằng này còn lập luận: không học cũng vẫn được lên lớp thì học làm gì? Kết quả trong học bạ của nó là… khá.
Một cô giáo mail cho người viết bài này một bức thư, xin trích hai đoạn: “Cách
đây độ mấy năm có một người vừa được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng một
trường THPT khá danh tiếng. Danh tiếng vì tỷ lệ HSG, vì tỷ lệ đậu vào
ĐH, vì mấy năm liền có HS thủ khoa, á khoa ĐH Y Hà Nội, Dược Hà Nội. Với
nhiệt huyết tuổi trẻ người đó quyết tâm rất nhiều thứ... và kỳ Khảo sát
cuối học kỳ 1 năm đó do quyết tâm "Hai không" của Bộ GD nên tỷ lệ HS
dưới TB là 35%. Người đó nộp nguyên kết quả đó lên cấp trên... Hu hu
hai ngày sau thì được mời gặp riêng...”. “Hiện nay dân số ở nông thôn
quê nhà cháu giảm trầm trọng. Những người trong độ tuổi sinh đẻ đều ly
hương đến các khu công nghiệp của các thành phố lớn làm ăn sinh sống. Hệ
lụy kéo theo là học sinh giảm, quy mô trường lớp giảm. Đến mùa tuyển
sinh là phải họp bàn để chia sẻ học sinh cho các trường Dân lập,
TTGDTX... Đầu vào ít hơn số lượng cần tuyển. Bác nghĩ xem chất lượng
không thấp mới lạ. Thế rồi 3 năm học ít, chơi nhiều các cháu cũng đến
ngày thi tốt nghiệp. Lại kéo theo rất nhiều hệ lụy khác nữa... Thầy cô
đâu có muốn vậy. Các cháu đâu có muốn vậy. Bố mẹ các cháu đâu có muốn
vậy. Thêm vào đó ĐH mọc ra như nấm sau mưa. Bác có biết cái khoa Toán
của ĐHSP Vinh quê cháu những năm gần đây mấy điểm thì trúng tuyển không?
Hu hu vậy mà ra trường toàn Thạc sỹ. Thầy không giỏi lấy đâu ra trò
giỏi.”
Tưởng đã thoát chủ nghĩa thành tích trong giáo dục, té ra, nó vẫn còn, và có vẻ còn trầm trọng hơn.
Học mà ai cũng giỏi, ai cũng đậu tốt nghiệp thì là... nguy chứ không phải vui mừng. Mấy chục năm trước học cũng giỏi nhiều như thế, sau bao đợt cải cách, đến giờ, học vẫn như thế và giỏi cũng vẫn như thế. Học mà điểm của ai cũng cao chót vót thì sẽ tạo ra một thứ hư danh rất kinh, nó đánh quỵ sự ham muốn học của các cháu, các cháu sẽ thấy rằng, học thế mà vẫn được giỏi thì học làm gì, mỗi cháu sẽ đội trên đầu mình một quả bóng bay rất lớn, quả bóng hư danh. Từ các cháu sống trong hào quang hư danh, đến các thầy cô, nhà trường, phụ huynh và xã hội... cũng hư danh.
Cái hư danh ấy làm hỏng các cháu và cả phụ huynh các cháu nữa. Mà chả phải mình phụ huynh, cả dân tộc ta sẽ rồ lên: chúng ta vừa hiếu học, vừa học giỏi. Và thế là có những cuộc chạy đua để… học giỏi. Từ dạy thêm học thêm, đến phong bao phong bì, đến nâng điểm, ra nghị quyết tỉ lệ khá giỏi. Chống hư danh nhưng lại ra nghị quyết về tỉ lệ khá giỏi, tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp phải đạt… thì làm sao mà chạm được chất lượng thực. Cuối cùng tất cả chúng ta lao vào một cái guồng do chính chúng ta tạo ra, guồng thành tích ảo, đến mức phải nói dối. Và như thế, sự trung thực, một trong những cái đích của giáo dục, bị chúng ta lướt qua.
Trong khi đó, thực sự bằng cấp của chúng ta như thế nào, khả năng thực của con cái chúng ta ra sao... bình tĩnh suy xét thì biết ngay thôi...
Thi tốt nghiệp của chúng ta cũng đang có vấn đề, dù chúng ta cố gắng cải cách theo hướng chạm vào thực chất hơn. Nhưng thi, cuối cùng chỉ để chọn ra một vài phần trăm không đỗ thì, như nhiều người đã phải thốt lên, thi làm gì cho tốn kém hàng ngàn tỉ đồng, mà khổ cho cả giáo viên, học sinh, phụ huynh, và cả xã hội cũng phải liên lụy trong những ngày nắng nóng này. Thế mà, dù đã cố làm cho nó tròn trịa, thì kỳ thi năm nay vẫn còn rất nhiều tiếng ì xèo, phao vẫn trắng sân và các clip lộn xộn vẫn được tung ra.
Nhưng rất khó có thể khác khi mà trong thực tế chúng ta vẫn rất coi trọng bằng cấp. Trong khi lẽ ra chúng ta cần đánh giá cao năng lực cá nhân thực tế thì đằng này lại chỉ nhìn bằng cấp để đánh giá con người. Các doanh nghiệp tư nhân hay nước ngoài khi tuyển nhân lực họ phỏng vấn trực tiếp, bằng cấp chỉ là yếu tố để tham khảo. Còn ở cơ quan nhà nước chúng ta, thì tổ chức sẽ tuyển người thông qua hồ sơ và bằng cấp, rồi ấn xuống cho các bộ phận. Và lúc ấy mới té ngửa ra, có cả những cử nhân văn chương nhưng không thảo nổi một cái giấy mời, dù trong học bạ học lực giỏi từ lớp 1 đến hết đại học.
Ngay trong ngành giáo dục thì dẫu không áp đặt, nhưng từ đầu năm đều phải có đăng ký thi đua số lượng học sinh khá giỏi, số lượng lên lớp, số lượng tốt nghiệp… đấy chính là cái vòng kim cô xiết vào đầu giáo viên, để họ, bằng nhiều cách, cho học sinh mình giỏi, tốt nghiệp.
Ngay trong các trường đại học cũng thế, trong trào lưu rất nhiều đại học được mở ra như hiện nay, các trường cạnh tranh nhau bằng tỉ lệ tốt nghiệp khá giỏi cao để sinh viên dễ xin việc, cào bằng các trường, các hệ đào tạo với nhau…
Có một điều nguy hiểm là, rất nhiều thầy cô giáo, rất nhiều phụ huynh, nhiều nhà quản lý biết rõ thực trạng, nhưng rồi, ai cũng hân hoan khi cuối năm học sinh của mình nhiều người khá giỏi, nhiều người đậu tốt nghiệp…
Căn bệnh này không thể chữa được nếu cứ tiếp tục hô hào lớt phớt như lâu nay, nhưng ai sẽ là người thực sự xắn tay vào, hay cứ để nó lao không phanh như thế…
Vậy ai sẽ là người đầu tiên mạnh dạn cho học sinh lưu ban nếu các em đáng bị như vậy? Hiệu trưởng nào, giám đốc Sở nào chấp nhận kết quả “không đẹp” để giáo viên và học sinh của minh được là chính mình?
Vẫn có hàng vạn thầy cô giáo yêu nghề, đắm say với nghề, không hề đòi hỏi, tận tình với học trò, lo lắng cho chúng như lo cho con mình. Vậy vấn đề là, tại sao chất lượng giáo dục vẫn như thế, vẫn có nhiều bi hài kịch đến như thế xảy ra trong sự nghiệp trồng người của chúng ta?
Câu hỏi này chắc không chỉ nhằm vào một nhiệm kỳ lãnh đạo ngành giáo dục các cấp?
Trên mạng xuất hiện rất nhiều câu chuyện bi hài do chính phụ huynh, học sinh, thậm chí là giáo viên kể lại.
Trưa nay đang ngủ, một cú điện thoại réo tôi dậy. Đầu kia là một phụ huynh, hổn hển kể: thằng con em học hết lớp 7 mà chưa phân biệt được tam giác đều với tam giác cân. Thằng này còn lập luận: không học cũng vẫn được lên lớp thì học làm gì? Kết quả trong học bạ của nó là… khá.
Ảnh của một phụ huynh ở TP.HCM đưa lên Facebook báo động tình trạng lạm phát học sinh giỏi.
Tưởng đã thoát chủ nghĩa thành tích trong giáo dục, té ra, nó vẫn còn, và có vẻ còn trầm trọng hơn.
Học mà ai cũng giỏi, ai cũng đậu tốt nghiệp thì là... nguy chứ không phải vui mừng. Mấy chục năm trước học cũng giỏi nhiều như thế, sau bao đợt cải cách, đến giờ, học vẫn như thế và giỏi cũng vẫn như thế. Học mà điểm của ai cũng cao chót vót thì sẽ tạo ra một thứ hư danh rất kinh, nó đánh quỵ sự ham muốn học của các cháu, các cháu sẽ thấy rằng, học thế mà vẫn được giỏi thì học làm gì, mỗi cháu sẽ đội trên đầu mình một quả bóng bay rất lớn, quả bóng hư danh. Từ các cháu sống trong hào quang hư danh, đến các thầy cô, nhà trường, phụ huynh và xã hội... cũng hư danh.
Cái hư danh ấy làm hỏng các cháu và cả phụ huynh các cháu nữa. Mà chả phải mình phụ huynh, cả dân tộc ta sẽ rồ lên: chúng ta vừa hiếu học, vừa học giỏi. Và thế là có những cuộc chạy đua để… học giỏi. Từ dạy thêm học thêm, đến phong bao phong bì, đến nâng điểm, ra nghị quyết tỉ lệ khá giỏi. Chống hư danh nhưng lại ra nghị quyết về tỉ lệ khá giỏi, tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp phải đạt… thì làm sao mà chạm được chất lượng thực. Cuối cùng tất cả chúng ta lao vào một cái guồng do chính chúng ta tạo ra, guồng thành tích ảo, đến mức phải nói dối. Và như thế, sự trung thực, một trong những cái đích của giáo dục, bị chúng ta lướt qua.
Trong khi đó, thực sự bằng cấp của chúng ta như thế nào, khả năng thực của con cái chúng ta ra sao... bình tĩnh suy xét thì biết ngay thôi...
Thi tốt nghiệp của chúng ta cũng đang có vấn đề, dù chúng ta cố gắng cải cách theo hướng chạm vào thực chất hơn. Nhưng thi, cuối cùng chỉ để chọn ra một vài phần trăm không đỗ thì, như nhiều người đã phải thốt lên, thi làm gì cho tốn kém hàng ngàn tỉ đồng, mà khổ cho cả giáo viên, học sinh, phụ huynh, và cả xã hội cũng phải liên lụy trong những ngày nắng nóng này. Thế mà, dù đã cố làm cho nó tròn trịa, thì kỳ thi năm nay vẫn còn rất nhiều tiếng ì xèo, phao vẫn trắng sân và các clip lộn xộn vẫn được tung ra.
Nhưng rất khó có thể khác khi mà trong thực tế chúng ta vẫn rất coi trọng bằng cấp. Trong khi lẽ ra chúng ta cần đánh giá cao năng lực cá nhân thực tế thì đằng này lại chỉ nhìn bằng cấp để đánh giá con người. Các doanh nghiệp tư nhân hay nước ngoài khi tuyển nhân lực họ phỏng vấn trực tiếp, bằng cấp chỉ là yếu tố để tham khảo. Còn ở cơ quan nhà nước chúng ta, thì tổ chức sẽ tuyển người thông qua hồ sơ và bằng cấp, rồi ấn xuống cho các bộ phận. Và lúc ấy mới té ngửa ra, có cả những cử nhân văn chương nhưng không thảo nổi một cái giấy mời, dù trong học bạ học lực giỏi từ lớp 1 đến hết đại học.
Ngay trong ngành giáo dục thì dẫu không áp đặt, nhưng từ đầu năm đều phải có đăng ký thi đua số lượng học sinh khá giỏi, số lượng lên lớp, số lượng tốt nghiệp… đấy chính là cái vòng kim cô xiết vào đầu giáo viên, để họ, bằng nhiều cách, cho học sinh mình giỏi, tốt nghiệp.
Ngay trong các trường đại học cũng thế, trong trào lưu rất nhiều đại học được mở ra như hiện nay, các trường cạnh tranh nhau bằng tỉ lệ tốt nghiệp khá giỏi cao để sinh viên dễ xin việc, cào bằng các trường, các hệ đào tạo với nhau…
Có một điều nguy hiểm là, rất nhiều thầy cô giáo, rất nhiều phụ huynh, nhiều nhà quản lý biết rõ thực trạng, nhưng rồi, ai cũng hân hoan khi cuối năm học sinh của mình nhiều người khá giỏi, nhiều người đậu tốt nghiệp…
Căn bệnh này không thể chữa được nếu cứ tiếp tục hô hào lớt phớt như lâu nay, nhưng ai sẽ là người thực sự xắn tay vào, hay cứ để nó lao không phanh như thế…
Vậy ai sẽ là người đầu tiên mạnh dạn cho học sinh lưu ban nếu các em đáng bị như vậy? Hiệu trưởng nào, giám đốc Sở nào chấp nhận kết quả “không đẹp” để giáo viên và học sinh của minh được là chính mình?
Vẫn có hàng vạn thầy cô giáo yêu nghề, đắm say với nghề, không hề đòi hỏi, tận tình với học trò, lo lắng cho chúng như lo cho con mình. Vậy vấn đề là, tại sao chất lượng giáo dục vẫn như thế, vẫn có nhiều bi hài kịch đến như thế xảy ra trong sự nghiệp trồng người của chúng ta?
Câu hỏi này chắc không chỉ nhằm vào một nhiệm kỳ lãnh đạo ngành giáo dục các cấp?
Văn Công Hùng
7 nhận xét:
Anh vào Tôi phát.
Bài bác Hùng rất hay tuy nhiên bản gốc và bản báo đều có thiếu vài dấu chính tả
TBX
"Trong lúc nhiều trường cao đẳng, đại học không tuyển nổi sinh viên (...) thì ngành mầm non luôn khủng hoảng vì thiếu trường thiếu lớp. "
Đề nghị giải pháp cấp tốc : Chuyển 1 số trường cao đẳng, đại học thành trường mầm non .
Nhin vao lanh dao nganh giao duc la biet ngay chat luong hoc sinh :
- Ba me VNAH duoc cong diem thi DH
- Con lao thanh CM duoc cäng diem
Va hang chuc nhung sai sot khong dang co trong nganh nay. Tom lai phai co tu chuc moi tim duoc nguoi tai trong nganh nay
Chức vụ này đều chạy chọt làm sao có người tài để lãnh đạo
Mình tốt ngiệp tú tài pre 75, mình tương đối đọc thông viết thạo cả Anh & Pháp văn. Nay, ko hiểu ngành GD lấy cải cách theo chương trình gì mà tốt nghiệp xong 12 chẳng nghe được tiếng Anh. Nền GD bây giờ thua xa Pre 75 toàn diện chứ ko phải riêng môn Anh văn.
- Đêm qua xem phim truyện Mái trường yên tĩnh, trên VTV1. Mình rất cảm động. Một người trung thực, đấu tranh cho lẽ phải, mà bị trù dập đến phát điên. Chuyện đó, xảy ra trong ngành giáo dục, nên rất ấn tượng. Nhưng nếu xảy ra trong cơ quan bảo vệ pháp luật, chẳng hạn, thì càng bức xúc hơn.
- Phim này có thể kéo dài thành nhiều tập. Ví dụ: tiếp nối từ chỗ thầy giáo Dương đi kiện đòi công lý, nhưng thế lực của Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu cho tay chân lén lút bám theo, thu lại các đơn thư đó. Thế là bịt mắt được cấp trên. Cứ thế Hiệu trưởng và BGH dần dần lũng đoạn được cả các cấp huyện, tỉnh và với lên tận trung ương. Nhưng thấy Dương không bị điên, mà là người đầy nghị lực, khí phách, vẫn lặng lẽ đấu tranh, tuy biết công lý xa vời vợi, vv...
- Hoan hô những người lam phim Mái trường yên tĩnh.
Vũ Xuân Tửu
Đăng nhận xét