Nhưng mình muốn kể chuyện khác kia. Ấy là khi ra ông đi bộ, thì khi vào lại quê, năm 1975, ông đi bằng ô tô quân sự, dù lúc ấy ông đã về hưu 5 năm rồi.
Đã có lần mình kể, những ngày tháng 4 năm 75 ấy, xóm mình nhập mấy cái radio vào 1 nhà, cái thì đài Hà Nội, cái thì Sài Gòn, cái thì BBC, cái thì Mỹ... dù hồi ấy cấm nghe đài địch, chỉ được nghe mỗi đài Hà Nội.
Rồi Miền Nam giải phóng, ba mình háo hức cho chuyến về quê mà không biết cách gì mà về. Ngày nào cũng đạp xe dò la khắp nơi. Muốn vào MN chỉ có 2 cách, 1 là đi công tác, 2 là phải làm đơn xin phép, và đơn thì chất đống mà chả ai được giải quyết.
Thế là ông nghĩ cách.
Một hôm thấy ông bảo mình: bắt con bông cho ba. Con Bông là con chó rất khôn nhà mình, ném cái gì đi xong suỵt là nó chạy đi tha về. Nó có thể lặn xuống mương bắt cá, vân vân. cả 2 anh em tôi phản ứng quyết liệt, và ba tôi thì không ăn thịt chó, nhưng lệnh là lệnh. Chúng tôi không bắt thì có 2 chú thanh niên lực lưỡng dến bắt. Con Bông chảy nước mắt nhìn tôi khi bị xỏ đòn khiêng đi. Tối ấy bà tôi đi "nhậu" chuếnh choáng mới về. Nói ngay là ba tôi không ăn thịt chó, không uống được rượu. Té ra là có nhà một bà xóm trên, có con là trung đội trưởng một trung đội vận tải bằng xe Zin, hôm ấy anh ấy ghé qua nhà khi cả đoàn xe di chuyển vào Nam. Chả hiểu sao ba tôi biết, ba tôi lên làm công tác tư tưởng bố mẹ anh kia, hình như có gửi thư trước nữa. Điều kiện là ba tôi đãi cả đoàn xe ấy 1 con... chó. Và hôm ấy ba tôi được chủ nhà tráng cho 2 quả trứng và uống mấy ly rượu quê với tiểu đoàn trưởng sau khi anh trung đội trưởng kia giới thiệu ba tôi là bà con.
Thế là ba tôi khoác một bộ đồ bộ đội đóng vai chỉ huy, ngồi lên ghế phụ của 1 xe, đi... 1 tuần thì từ Thanh Hóa vào đến Huế. Xe hành quân nên đi rất chậm, ngày đi đêm nghỉ, dừng nấu cơm ăn, mắc võng ngủ rồi đi tiếp. Nghe nói lúc qua cầu Hiền Lương ba tôi suýt khóc, khiến vệ binh nghi, leo lên cửa hỏi giấy của... thủ trưởng. Cậu lái bảo đây là chính trị viên, giấy tờ tiểu đoàn trưởng giữ, đi xe sau, anh đợi xe sau mà hỏi. Thế là cậu vệ binh tần ngần xuống còn ba tôi thì... hú vía. Hành trang ba tôi mang theo là mấy chục bạc Miền Bắc và chỉ vàng của mẹ tôi từ hồi nào, tất cả được mẹ tôi khâu vào... quần đùi.
Cũng nghe nói trong làng ba tôi là người đầu tiên về làng. Làng nghèo chứ không như bây giờ. Tất nhiên sau đấy mấy năm thì còn nghèo kinh hoàng nữa, dân toàn mặc quần áo may bằng bao cát. Lúc ấy dân buôn bán và làm nông cũng đủ ăn. Hình như năm sau thì đổi tiền mới là cú giáng quyết định khiến cả làng ăn khoai mặc quần áo bao cát. Chú em con cô ruột tôi ôm vợ khóc lúc nửa đêm rồi đốt 1 đống tiền chứ không đổi, vì đổi thì sợ cách mạng bảo mày làm gì mà giàu thế, dù chú ấy chỉ là trung sĩ địa phương quân...
Có một ông chú trong làng về sau ba tôi thì đi bằng cách khác, ấy là cứ nhảy xe từng chặng, đoạn nào đi nhờ được thì đi, không thì trả tiền, đoạn nào không nhờ không trả tiền thì... đi bộ. Đến cầu Hiền Lương thì chú thuê xe đạp chở lên phía thượng nguồn rồi bọc quần áo vào áo mưa, bơi qua sông, rồi lại đi bộ vào Đông Hà mới bắt xe đi tiếp...
Về chơi mấy ngày, rồi các em con cô tôi lại tha ba tôi vào tận Phan Rang thăm 1 cô em nữa của ba tôi. Đi bằng tàu chợ Huế - Phan Rang. Khi ra ông kể rất vui. Đứa cháu gái con cô, hơn tôi vài tuổi, mặc áo dài trắng chở ba tôi và 1 người nữa bằng xe Honda Dame. Cô này nói với ba tôi, con không dám chở, sợ công an. Ba tôi bảo, chở đi cậu lo, Đảng viên thì hơn công an. Thế mà gặp công an thật. Là cái cô em ấy thấy công an sợ quá, luýnh quýnh suýt ngã nên anh công an áo vàng mới tới. Ba tôi, mũ cối nghiêm chỉnh, giơ tay lên đầu chào như... công an. Chú kia chào lại. Ba tôi bước tới bắt tay. Chú kia lại phải đưa tay ra bắt. Ba tôi nói: 2 đứa cháu đang chở tôi đi làm việc cách mạng, đồng chí cho các cháu đi. Anh công an bảo như thế là phạm luật, nhưng đi làm cách mạng thì bác cứ đi. Nhưng để an toàn thì bác để 1 cô ở lại rồi quay lại đón. Ba tôi bảo: không được, việc này phải 3 người. Hehe. Thế là chú công an- chắc là bộ đội mới chuyển sang- dập chân đứng nghiêm: báo cáo thủ trưởng, mời thủ trưởng đi. Hai đứa cháu gái ở Phan Rang tròn mắt nể ông cậu.
Sau chuyến ấy, khi trở ra ba tôi quyết định cả nhà sẽ chuyển về quê. Mẹ tôi chưa chịu ngay, mà cử tôi, trai trưởng của bà, đi cùng ba tôi 1 chuyến quay lại, nếu tôi quyết thì mẹ mới OK.
Tất nhiên khi vào thì tôi khoái ngay, cái bọn giãy chết kiểu gì mà xe vừa qua cầu Hiền Lương 1 đoạn thì thấy phố xá nhộn nhịp, con gái mặc quần đồ bộ đủ màu, trừ màu đen (ngoài bắc hồi ấy tất cả phụ nữ từ trẻ đến già chỉ mặc một màu quần, là đen) khoác tay bạn trai rất tình tứ trên đường, làm cái cu trai mới lớn là tôi cứ nhoài nửa người ra cửa xe ngó như lần đầu lên mặt trăng.
Tôi nhớ mãi những ngày sau 30/4/1975. Hàng đoàn xe Phi Long, Tiến Lực... loại xe rất lạ ở miền bắc vì MB hồi ấy toàn xe Hải Âu của Nga hoặc Ba Đình gì đó, ngắn tũn. Đằng này cái xe Desoto của hãng Phi Long dài thoòng, ống khói ngất nghểu trên đầu, chạy nhanh như gió trên đường, chú lơ xe dứng suốt nhoài người ra ngoài thay còi xe vỗ bồm bộp vào thùng xe, và liên tục chạy lên chạy xuống đón khách xếp hàng, và nghe tài xế chửi, chứ không như lái phụ ở miền bắc ngồi ngủ ở ghế bên cạnh. Trên xe đầy bộ đội. Và mỗi khi xe dừng, một vài chú bộ đội bước xuống, 1 ba lô trên vai, thể nào cũng có 1 con bup bê trên ấy, ai xịn hơn thì có cái khung xe đạp. Thứ khung và cả xe xách về cho vui chứ rất nhanh hỏng. Chả biết những ai mang được nhiều hàng trong Nam về để hồi ấy phải có câu: Miền Nam nhận họ Miền Bắc nhận hàng chứ tôi thấy phần lớn là chỉ lủng lẳng 1 ba lô. Có một thứ nữa mà trong túi ai cũng có, là cái quyển Album bìa có cô gái biết nháy mắt. Phải có thứ ấy mới gọi là từ Miền Nam về.
Nhà tôi cũng có người của 2 phía. Ba và chú tôi ra Miền Bắc, các cô ở lại, 4 cô cả thảy, là cô ruột, rồi còn chú bác họ hàng nữa, nhà ai cũng có 2 phe. Ngay cái năm 75 tôi về ấy, gặp ngay mấy ông em con cô là "lính ngụy" nhưng rất vui, anh em ngủ chung với nhau, chuyện trò suốt đêm. Tôi nhớ mấy cô may cho anh em tôi mấy bộ quần áo, hồi ấy ngoài bắc gọi là quần Si áo Lon là rất oách. Ba tôi bắt vò cho nó cũ đi rồi bỏ ba lô đeo ra, để lỡ bị kiểm tra thì nói là quần áo cũ. Cái món quần áo may trong miền Nam hồi ấy nó hơn ở Miền Bắc là đã dùng dây kéo chứ không xài khuy như quần bộ đội. Thế mà oai lắm, tôi nhớ mỗi lần đi tiểu, cố tình kéo cho nó kêu soạt soạt cho bọn bạn lác mắt. Có khi kéo lên rồi chưa có ai để ý lại lôi ra kéo lại. Chỉ thế thôi, hàng của Miền Nam xuất hiện ở nhà tôi còn thêm cái radio (đài) National cũ, ra miền Bắc ngốn pin như thuồng luồng uống nước mía, tôi phải nối 6 cục pin cũ, thay vì 3 viên, vào 1 ống nứa rồi đấu ở ngoài cho nó nói tiếng được tiếng mất... Nhưng dù sao nó vẫn hơn cái Oriongtong to oành vừa nghe vừa vỗ hoặc lấy tuốc nơ vít chọc ngoáy lung tung mà vẫn tậm tịt...
Sau chuyến đi ấy phải gần năm sau thì nhà tôi chuyển về quê, bán cái nhà ở Thanh Hóa được ba ngàn sáu, về quê mua cái nhà một ngàn rưởi, về quê chứ không ở thành phố, vì 4 cô tôi ở nhà đã thay nhau giữ nhà thờ rồi, giờ các cô quyết tâm trả lại cho anh trai- là ba tôi... Nhưng ba tôi cũng không ở cái nhà của ông bà ấy, mà cho một đứa cháu, ông mua 1 cái nhà, là cái nhà tôi bây giờ, vợ chồng chú em đang ở, và cũng đang có nguy cơ... vắng chủ, vì 2 thằng con trai của ông em đi cả, ông ấy cũng đi...
Là mình hồi ức thế vì hôm nay đưa cái ảnh này lên facebook thấy bà con cũng hồi ức như mình:
Và mình hồi ấy thì như thế này:
Mình về quê lần đầu |
MÌnh và ba mẹ thời mới về quê |
Ba mình |
Ông em mình thời ấy |
23 nhận xét:
Sống động quá, một thời để nhớ. Trên xe đò miền Nam ra, thường in dòng chữ "Bắc Nam chạy suốt".
Năm 1978, mình vào Nam, rất ngạc nhiên là xe đi đón khách và lên xe còn được mời kẹo, bánh và nước uống... như miền Bắc bây giờ.
Vũ Xuân Tửu
Chết cười chi tiết cái dây kéo. Ngày ấy quê VCH gọi dây kéo là gì? Bố tôi dạy tôi gọi nó là cái gíp (zip), hoặc "kêu" hơn thì gọi là phéc- mơ- tuya. Nhà ở quê bán được 3 nghìn sáu là quá oách. Không biết có nhớ nhầm không...
Bác Vũ Xuân Tửu:
Ngay cái xe đạp của miền Nam cũng khác bác ạ, nó phục vụ tối đa khoái cảm của con người. Xe MIền Bắc thời ấy phải nằm bò ra mà đạp, xe miền nam yên thấp ghi đông cao, tư thế ngồi thẳng rất thoái mái, hì...
Tuấn Trắng:
--
Cái ấy hồi ấy hay gọi là phẹc mơ tuya cho sang, có thời gọi Pa ghết, giờ gọi dây kéo cho nó thuần Việt. Chính xác cái nhà nhà tôi bán được 3.700 VNĐ. Tôi rất nhớ chi tiết này. Nhà có cái vườn, có ao. Vừa rồi ra lại Thanh Hóa, vào thăm nhà cũ, nó đã bị chia đôi làm 2 cái nhà...
Nhân nhà thơ Văn Công Hùng nói về xe đạp, mình thêm mấy câu:
- Hồi đó, xe đạp miền Bắc coi như tài sản, phải đăng ký đeo biển số. Giá 1 cái xe Thống nhất là 290đồng, nếu có bơm kèm theo thành 210 đồng. cái bơm quí hóa, nếu dọc đường xì hơi, không có bơm chỉ có vác xe, không dám dắt, sợ hại lốp (vỏ xe).
- Trong khi đó, miền Nam, mỗi nhà mấy cái xe đạp, vứt lăn lóc, chỉ coi là phương tiện thôi và không ai nghĩ đến chuyện đăng ký. Mà đúng thật, xe đi rất thoải mái. mình thấy trên đường phố Sài Gòn, con gái mặc áo váy đỏ rực, phi xe, nom như một quả đạn chói ngời đang rời bệ phóng. Mấy chàng miền Bắc ngẩn ra nhìn, hút mắt.
Vũ Xuân Tửu
Miền Bắc XHCN mà sao các cậu cứ chê như thế mà khg biết xấu mặt. Tớ là dân bên kia vĩ tuyến 17 chính gốc đây, vùng chiến tranh ác liệt một thời đây, đất anh hùng trên vùng giáp ranh đây các Cậu. Nếu kg có miền bắc vào giải phóng, thì các cậu con ở miền nam mà đói, làm thuê cho Mỹ, theo đít Mỹ. Thế mà đi nói xấu miền Bắc?
@ NHà giáo đây:
Lần cuối cùng tớ cho cậu xuất hiện ở đây. Cái thứ vừa ngu vừa cùn như cậu vào đây cho nó bẩn nhà tớ.
VCH là người rất dễ chịu. Phải tớ í hả, thầy hay bà gì cũng hốt liền, không nói nhiều, ném vào sọt rác!
Nhắc lại chuyện cũ bằng văn phong nhẹ nhàng rất thú vị
Những gì Bác VCH nói về chuyện đất nước hồi năm 1975 là chính xác.Xe đạp Thống Nhất hồi đó 290đ phải có phiếu phân phối mới mua được, xe vĩnh cửu của Tầu cũng giá khoảng 300 đ, mà cũng phải phân phối . Lương mình hồi đó Thiếu úy được 64 đ một tháng tiết kiệm vàng mắt mới mua được cái xe đạp Thống nhất được phân phối. Còn sao Bác nói cái đài National ngốn Pin như uống nước vậy? Em cũng có một cái chạy Nationalchạy 3 pin Con thỏ lâu cứng cựa luôn ...Những kỷ niệm ngày xưa tuy gian khổ nhưng nghĩ lại thấy vui và vẫn ngọt ngào Bác VCH nhỉ ...
Văn Công Hùng mến! Thi thoảng mình lại vô thăm nhà Hùng. Bất ngờ, không hiểu "nhà giáo" nào đã có mấy comment, thật thiếu tế nhị, bị bạn đọc phản ứng gay gắt. Mình là cán bộ quản lý giáo dục thấy cũng buồn thật. Rất lấy làm tiếc, "nhà giáo" ấy mình chưa biết là ai? và, có phải là người công tác trong ngành của mình không? Nếu mà biết chính xác thì mình sẽ trực tiếp góp ý ngay. Mình là dân miền Nam, sông trong 2 chế độ nên những việc Hùng nêu lên vào thời điểm đó là rất đúng. Mong Bạn Hùng thông cảm.
Bác VCH lại nổi nóng rồi kìa. Cứ kệ "nhà giáo" đó đi. Ở quê nhà cháu ai chưa vươn tới nhà giáo thì gọi là "Chái giáo" (Nói lái là cháo...). Giải thích thêm "Chái" là tiếng địa phương là phần cơi nới thêm của nhà dùng để che mưa nắng cho nông cụ, củi khô...
Trao đổi về ý kiến Nhà giáo (08:50, 5/5/14):
- Không nên nhầm lẫn khi nói sự thật một thời để nhớ, với nói xấu chế độ. Nếu cứ tô hồng mãi, thì người dân sẽ quay lưng lại với "lịch sử".
- chiến tranh đã qua, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, nên hợp tác với Mỹ để xây dựng xã hội phồn vinh và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nhất là vùng biển đảo hiện nay.
Vũ Xuân Tửu
Bác VCH nhớ lộn rồi. Cái pa-ghết là cái móc nằm trên phẹc ma tuya!
Ngành Giáo dục Glai của tôi nhiều nhà giáo thứ thiệt như vậy đó các bạn ạ. Vậy, mà leo lên ngỗi ghế lãnh đạo chễm chệ, vì có nhiều cái vốn, trong đó có cả vốn tự có của các nhà giáo nữa đó. Nhưng, họ bảo thủ và chụp mũ ghế lắm. Lúc nào cũng đưa ra thuyết: TÔI SINH RA VÀ TRƯỞNG THÀNH TỪ MÁI TRƯỜNG MIỀN BẮC XHCN; LÝ LỊCH TRONG SẠCH; RAO GIẢNG MÃI BÀI CA MUÔN THUỞ...Biết vậy, cũng đành im lặng. Họ còn so: ĐH VINH, ĐH HÀ NỘI GIỎI HƠN, HAY HƠN ĐHSPTPHCM...hu hu các bác ơi.
Các com "nhà giáo" này được dân GDGL bàn tán xôn xao mấy ngày nay. chúng tôi đã biết tỏng là ai rồi, được biết bây giờ họ k còn đứng lớp nữa, đã chuyển sang làm QL.
VCH nhớ khá chinh xác và viết rất dân dã. Mình đọc mà rất thích. Nó giúp mình nhớ lại cái thời ấy mà vừa buồn vừa vui. Buồn vì sao các nhà lãnh đạo của ta thời ấy ngây ngô quá trong quản lí đất nước như chuyện đổi tiền. Dân có tiền thì dân sướng mà dân sướng thì là chuyện hạnh phúc cho đất nước, tại sao lại đổi tiền hạn chế để "nghèo hóa" người dân. Vui vì may mà có chuyện "đổi mới tư duy" cuat thờ Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt...
Không nhiều nhà văn, nhà báo dám viết thật như bác VCH, cảm ơn bác, nhờ những bài viết này mà cháu nhìn rõ hơn sự thật trong quá khứ.
doi loi voi bac vu xuan tuu khi gop y voi ban doc co ten la thay giaola khep lai qua khu huong toi tuong lai lam ban voi tat ca cac nuoctrong do co nuoc my ok chu dua vao nuoc my de bao ve chu quyen lanh tho thi ca nhan toi khong dong y. bai hoc 1974 van con nong hoi.doan ket suc manh cua ca dan toc toi tin chac chung ta co the bao ve duoc to quoc viet nam .
Bài của VCH mình đọc rất thích?Nhất là cái ảnh chú lính trẻ đeo ba lô:nếu quay lại xem được mặt không chừng lại là mình đấy???Một thời để nhớ và se se buồn...
Ok
Bác viết thiệt hay ( hỏng biết khen có bị lãng không.... giống như nói con nít Anh nói tiếng Anh như gió...) . Thời đó tôi cũng trạc tuổi bác , nhà cũng có 2 phía , chị con cậu ngoài ấy nhất định k mặc cái quần hoa mẹ tôi may cho , nhưng gói lại nhét xuống đáy túi . Trên tất cả , tình thân là tuyệt vời , giờ nhớ lại vẫn nghe bồi hồi . Cám ơn chuyện cũ của anh nhé !
@Nhà giáo đây:
Cái loại trong hộp sọ toàn cứt trâu như bạn thì nên bị câm bẩm sinh cho bố mẹ đỡ nhục.
Đăng nhận xét