Bài 1 Ở ĐÂY
Bài 2 Ở ĐÂY
Nửa đêm thì lên tàu từ Kolkata đến Bodhgaya, tàu Ấn Độ thì kể rồi, không nói nữa. Sư cô và cái xe 12 chỗ với 2 tài xế, thực ra là 1 tài xế và 1 cậu thay mặt chủ lãnh đạo tài xế, cậu này không biết lái xe, và vì thế mà làm... lãnh đạo, đón ở ga, cái ga mênh mông nên sư và tài xế phải tìm vào tận nơi dẫn ra sau khi tốn khá nhiều điện thoại. Sau mới biết, một là 2 cậu này rất thích uống rượu. Tụi mình chiều, toàn mời chúng ngồi chung bàn ăn và cho chúng uống, nhưng chúng uống trộm vì rất sợ sư cô. Ngay ngồi ăn chung cũng không được phép, nhưng mấy ông bà nhà văn dễ tính, ham vui và thương người nên cứ lôi chúng vào. Nguyên tắc là chúng tự ăn, và ăn riêng, tự ngủ, chủ yếu là ngủ trên xe. Hai là lương chúng rất thấp. Cái cậu lãnh đạo ấy, có vợ rồi, và lương nếu tính theo tiền Việt chừng 1 triệu/ tháng. Cậu lái còn ít hơn. Bù lại cậu lãnh đạo có tiền các khách sạn cho khi dẫn khách, là tụi mình vào, ngay cả thuê thuyền cho tụi mình đi trên sông Hằng cậu cũng được lại quả, chưa kể cậu thường xuyên xin thuốc. Cậu này ma mãnh, mình biết mấy chuyện vui nữa, nhưng tha, không kể nữa. Ngay mấy thợ người Huế sang đây, lương sư cô trả khoảng 6 triệu/ tháng, tiền vé máy bay sư mua, ở trong trường có phòng khép kín 4 đứa, ăn tự đi chợ tự nấu. Còn thợ Ấn Độ chỉ vài chục/ ngày.
Đêm đầu tiên ngủ ở làng Bhojwan Tika, thành phố Bodhgaya, bang Bihar, Ấn Độ, ngủ ngay tại trường học của sư cô Từ Tâm, mình chui vào phòng của mấy tên thợ người Huế cho chúng ít trà, bánh kẹo và chuyện vãn. Trong câu chuyện mình có thắc mắc, sao tiếng chó trong làng này nó lạ quá, không phải là sủa mà là cứ Tru lên. Hồi nhỏ mình sơ tán về nông thôn, thi thoảng có những đêm trăng bạc, có những con chó trong làng cứ ngửa cổ sủa trăng cả đêm, bà con bảo là cho sủa ma. Ở đây mình thấy cũng gần giống thế, nhưng tiếng tru nó kinh hơn, rờn rợn hơn, ma quái hơn...
Một đứa già nhất bọn, chắc là trưởng nhóm, kể:
Ở đây khi có người sắp chết thì họ mang ra ngoài cửa để. Nhà rất chật và đông người nên có lẽ đây là giải pháp hoàn cảnh hơn là tập tục. Lúc này người sống đi làm cái cáng giống như cái cáng của phụ Hồ Việt Nam đan bằng tre để khiêng gạch, cát. Khi người chết tắt thở họ đặt lên đấy và khiêng ra bờ sông. Ở đây đã để sẵn củi, và thiêu. Thiêu chừng 2 tiếng thì xong. Người nhà sẽ lấy 1 ít tro cất để khi nào có dịp đến sông Hằng thì thả xuống, còn lại, nếu đang mùa nước lớn thì thả ngay ở con sông ấy, con sông chảy qua làng mình quên mất tên, lục trong iPad ghi chép cũng không thấy tên nó, nhưng nghe nói nó là thượng nguồn sông Hằng. Còn hiện tại thì đang mua khô, nước rút ra tận giữa sông, bờ bãi mênh mông. Họ đào hố chôn xuống. Thiêu 2 tiếng thì chưa thể cháy hết, nên xương chân tay đầu... còn nguyên là bình thường. Chôn nông nên... chó đào lên xơi, và đấy là nguyên nhân của cái tiếng sủa tru lên như thế. Nó không ra tiếng chó. Ở Ấn chó, bò, lợn... không ai ăn nên chúng cứ hàng đàn thất thểu già rồi chết. Người Tây Tạng còn có tục điểu táng- mà Ấn Độ rất gần Tây tạng, nhất là hôm bọn mình qua Nepal, thấy kền kền hàng đàn. Khi người chết thì người nhà mang cái xác ấy lên núi, nơi có nhiều kền kền, và... dùng dao chặt cái xác ấy ra, cỡ nắm tay trẻ con một, lũ kền kền chỉ việc... nuốt. Ở người Giẻ Triêng- Kon tum có tục thiên táng, là không chôn mà treo quan tài lên cây hoặc gác trên những cái giàn, cứ để thế cho khô.
Ở bờ Sông Hằng thuộc tỉnh Sanat thành phố Shavanashi, là bến chính của sông Hằng, nơi mà tất cả mọi người trên thế giới tụ tập lại để chiêm ngưỡng văn hóa Găng Ga, nơi luôn luôn có hàng mấy ngàn người thường xuyên chiêm bái, có mấy cái lò thiêu người ngoảnh mặt ra sông. Và có cái bến chuyên nhập củi để thiêu. Được biết cứ có người chết thì người nhà được mua 280 kg củi theo giá 1 rupi 1 cân, để thiêu. Sau đấy chủ vựa củi sẽ thanh toán với nhà nước tiền chênh lệch. Tức là nhà nước bù lỗ cho dân thiêu xác. Nhưng nghe nói với 280 cân củi ấy, phần lớn là thiêu chưa hết. Thì có hề chi, sông Hằng vĩ đại chứa hết. Chả cứ người, cả xác súc vật cũng được vô tư thả xuống đây, và, nói điều này mọi người đừng khiếp, người ta vô tư biến sông Hằng thành cái toilet khổng lồ, chính cái buổi sáng 13/1 ấy tôi chứng kiến mấy người đàn ông thỗn thện ngồi bỏ bom ngay trên bờ sông lúc tấp nập người nhất...
Ngay ở cái làng Bhojwan Tika chúng tôi ngủ đêm đầu tiên ấy, trừ cái trường học không nói, còn phần lớn mọi nhà trong làng đều không có toilet. Buổi sáng hàng đoàn người í ới kêu nhau đi... ị ở bờ sông, vô tư rải bom rải mìn khắp bãi. Và lạ, theo sư cô Từ Tâm nói thì chó Ấn Độ nó không xơi cái thứ người thải ra ấy...
Dân Ấn rất nghèo, tức là sự phân cực rất rõ, ai giàu cực giàu, ai nghèo cứ việc nghèo, và phần lớn các tiện nghi xã hội là dành cho giới giàu. Dân ở đây trồng cải lấy dầu, làm mù tạt. Xe chúng tôi thuê chạy giữa bạt ngàn những đồng hoa cải đẹp thôi rồi, nó tương phản dữ dội với những ngôi nhà, những con người ở trong những ngôi nhà ấy... Hai cậu lái xe không biết đường, vì thế chúng bỏ đường chính, chạy qua những con đường ngoằn nghoèo trong làng. Mất thời gian một tí nhưng bù lại, chúng tôi được ngắm nghía làng mạc no mắt, thi thoảng lại hò nhau dừng xe chụp ảnh, chủ yếu là chụp hoa cải, có đoạn thì chụp sóc, khỉ... chạy nghênh ngang trên đường.
Thế đã, từ từ lại kể tiếp...
À, cop thêm một chuyện vui mình đã viết trên facebook, cũng liên quan đến... toilet, hihi:
Hôm qua bạn Dili mail cho mình, đọc
xong vừa buồn cười vừa xấu hổ. Cái mail thế này: "Ốm cả đoàn đấy a ạ, moij
ng bao the. Chuyến này là mình đi hầu Hạ Bác VĂn Công đây mừ. Dịch rồi đọc Thơ,
rửa bát quét nhà chụp ảnh cho Bác ý, lúc về lại còn cạo gió dẫn Bác ý đi toi let nữa nên về đâm ra Kiệt sức
đổ ốm là phải. A phải kể Công e trên Phây như thế. He he. Chứ mỗi cái dịch ăn
thua gì. He he".
Là nhớ cái đoạn... toilet trên máy bay. Hôm ấy chừng 2h sáng đang trên máy bay của Thái bay từ New Delhi đến Băng Cốc thì mình tụt áp. Nó lạnh toát toàn thân và mồ hôi thì đầm đìa. Chịu hết nổi thì mình mới đánh thức Dili đang ngủ ngon lành bằng cách lấy tay nàng đặt lên đầu mình. Mồ hôi sũng tay, thế là nàng đánh thức Nguyễn Linh Khiếu nữa, xoa dầu cạo gió, gọi tiếp viên nhưng tiếp viên bảo cũng không biết xử lý thế nào. Mình rất tỉnh nhưng mệt đến không nói được, nghĩ bụng lỡ mà nghoẻo ở đây thì cũng oách phết...
Lát nữa thì có hiện tượng... buồn toilet và cả buồn nôn, thế là bảo cho tớ vào toilet cái. Linh 1 bên, Khiếu 1 bên dìu mình mềm oặt như cái dãi khoai hơ lửa đi. Mình vào ngồi và... thượng thổ hạ tả ngay. Vấn đề là mình nghe Dili giục Khiếu: anh xem anh Hùng thế nào mà im thế, thế là Khiếu đẩy cửa (mình k chốt để có gì còn có cửa khiêng ra, huuhu) và thấy mình vẫn thu lu trong ấy. 2 lần như thế thì mình ra vì nghĩ ngồi như thế cũng chả... ngon lành gì, hihi.
Lại 2 người 2 bên dìu mình về ghế, huhu, lúc ấy chả nghĩ được gì, giờ mới thấy xấu hổ. Ông Khiếu hàm vụ trưởng, là PGS, TS, còn Dili cũng là cán bộ giảng dạy của cao đẳng thương mại du lịch HN.
Nhớ lần trước ở Huế, bị cơn đau quặn thận, ông PGS TS Hồ Thế Hà cũng cùng mấy ông thạc sĩ là học trò ông Hà đưa mình vào viện rồi cũng... bưng bô cho mình, huhu... Cái số sao hay hành người khác thế không biết???
Nhưng mà rất cám ơn Dili, Nguyễn Linh Khiếu, các chị Hoàng Việt Hằng, Phan Thị Thanh Nhàn... chị Nhàn sau đấy đổi chỗ cho Khiếu "để tao ngồi cạnh chăm sóc thằng Hùng", chị Hằng xuống sân bay Băng Cốc đè mình ra đánh gió nữa, chảy cả máu trán y như cái hôm ở Ấn Độ được bôi vết đỏ lên trán...
Là nhớ cái đoạn... toilet trên máy bay. Hôm ấy chừng 2h sáng đang trên máy bay của Thái bay từ New Delhi đến Băng Cốc thì mình tụt áp. Nó lạnh toát toàn thân và mồ hôi thì đầm đìa. Chịu hết nổi thì mình mới đánh thức Dili đang ngủ ngon lành bằng cách lấy tay nàng đặt lên đầu mình. Mồ hôi sũng tay, thế là nàng đánh thức Nguyễn Linh Khiếu nữa, xoa dầu cạo gió, gọi tiếp viên nhưng tiếp viên bảo cũng không biết xử lý thế nào. Mình rất tỉnh nhưng mệt đến không nói được, nghĩ bụng lỡ mà nghoẻo ở đây thì cũng oách phết...
Lát nữa thì có hiện tượng... buồn toilet và cả buồn nôn, thế là bảo cho tớ vào toilet cái. Linh 1 bên, Khiếu 1 bên dìu mình mềm oặt như cái dãi khoai hơ lửa đi. Mình vào ngồi và... thượng thổ hạ tả ngay. Vấn đề là mình nghe Dili giục Khiếu: anh xem anh Hùng thế nào mà im thế, thế là Khiếu đẩy cửa (mình k chốt để có gì còn có cửa khiêng ra, huuhu) và thấy mình vẫn thu lu trong ấy. 2 lần như thế thì mình ra vì nghĩ ngồi như thế cũng chả... ngon lành gì, hihi.
Lại 2 người 2 bên dìu mình về ghế, huhu, lúc ấy chả nghĩ được gì, giờ mới thấy xấu hổ. Ông Khiếu hàm vụ trưởng, là PGS, TS, còn Dili cũng là cán bộ giảng dạy của cao đẳng thương mại du lịch HN.
Nhớ lần trước ở Huế, bị cơn đau quặn thận, ông PGS TS Hồ Thế Hà cũng cùng mấy ông thạc sĩ là học trò ông Hà đưa mình vào viện rồi cũng... bưng bô cho mình, huhu... Cái số sao hay hành người khác thế không biết???
Nhưng mà rất cám ơn Dili, Nguyễn Linh Khiếu, các chị Hoàng Việt Hằng, Phan Thị Thanh Nhàn... chị Nhàn sau đấy đổi chỗ cho Khiếu "để tao ngồi cạnh chăm sóc thằng Hùng", chị Hằng xuống sân bay Băng Cốc đè mình ra đánh gió nữa, chảy cả máu trán y như cái hôm ở Ấn Độ được bôi vết đỏ lên trán...
Bờ Sông Hằng nhìn từ giữa sông |
Làng Ấn Độ |
Những đồng cải bạt ngàn trên đường |
Cái đống vuông vuông là phân bò đấy ạ, cái này chất đấy để nấu thay củi, như ta trữ củi ấy, hoặc là để bán... Cái nhà tranh lụp xụp ấy là bếp |
Mấy cái nhà tròn tròn là kho lúa, có bạn mới còm hỏi nên chú thích thêm, lúc post quên chú thích |
9 nhận xét:
Hay. Bác viết tiếp đi ạ.
Bas oi Cái nhà tròn tròn họ để làm gì đới.
@Nặc danh:
Nhà kho đấy, mình vừa bổ sung chú thích dưới ảnh rồi...
Đọc chuyện thì thấy rất kinh,có cho tiền để đi em cũng vái. Nhưng xem mấy cái ảnh thì lại thấy rất hấp dẫn. Nhẽ chuyện viết sai vì tác giả tai nghe mà mắt chưa thấy???
VCH mới chỉ kể chuyện ở các miền quê Ấn Độ nhể. Bác có khám phá gì ở New Deli hay Mumbai kg? Khối chuyện hay...Tôi góp một chuyện nhé, hehe:
Trên một quảng trường tại Mumbai, khách du lịch rất đông, tất nhiên là cũng rất đông người ăn xin, người bán hàng rong và...chim bồ câu, quạ. Tôi có mua một ít bỏng ngô, vãi ra cho chim ăn và mình ngắm chơi. Khi tôi vừa vung nắm bỏng ra thì lập tức có 2 đứa bé đen nhẻm, cởi trần khoe hết bộ xương sườn, lao tới tranh cướp bỏng ngô với mấy con chim. Tôi lặng người không biết nói gì...
Vì không phải là khách du lịch nên tôi không mang theo vũ khí ( máy ảnh), nếu mang, có khi ảnh tôi chụp chả lại được cái giải gì...pulizer ấy chứ...
Dù đang bân mấy việc nhỏ nhưng khi tôi thấy Bác póst tiếp bài vê Ấn Độ Toi phải đọc ngay.
Hay. Nhiều thông tin. Cám ơn Bác VCHùng .Post tiếp đi Bác nhe . Chúc Bác và Gia đình mọi sự tốt lành .
Bác Hùng kể chuyện thiên hạ qua nhãn quan đời thường nên đọc rất thú vị và thấm bởi tính đời thường ấy. Sắp tới có khi bác nên viết một bài về đề tài hơi... quí sờ tộc một chút. Chẳng hạn giới văn chương bên đó làm ăn thế nào, hội nhà văn nhà viết họ hoạt động ra sao, tiếp nhân văn học Việt Nam có điểm gì đáng nói không... Cám ơn bác !
Đúng là xem ảnh sông Hằng thì thấy đẹp , khác hẳn với anh Hùng viết.
Riêng về người Ấn , nghe nói họ hiền lành , hòa hợp , nhưng tôi lại có vài kỷ niệm không hay về người Ấn . Năm ngoái, giữa Times Square - New York City tôi có mua vài thứ đồ điện tử ở 1 cửa hiệu người Ấn ( người Ấn thường có nhiều cửa hiệu , và các hiệu điện tử nhỏ ở Tây ban nha,Mỹ... tôi thấy đa phần của người Ấn ). Mua xong tay này không đưa hóa đơn và giấy bảo hành , nói đợi lát nữa , đợi thêm . Tôi dạo 1 vòng nửa tiếng quay lại vẫn chưa có. Tức tiết tôi trả lại đồ , tay này ko chịu . May có mấy chú cảnh sát da đen cao cỡ 2m đi qua , tôi mời họ vào , vậy là hoá đơn - bảo hành có ngay trong ngăn bàn . Về nhà mới biết vẫn bị lừa , mua cái Iphone giá free ( đắt hơn ko free cỡ 300 USD ) , cuối cùng là cái chỉ dùng với mạng T-Mobil Mỹ .
Kể chuyện lại thì có 1 ông bạn cũng mua phải 1 cái ống kính Zoom rởm từ 1 hiệu người Ấn.
Đứa cháu tôi có 1 thời gian làm IT ở 1 ngân hàng với mấy đứa người Ấn , nó luôn phàn nàn là bọn này rất kèn cựa , bủn xỉn ,ganh đua và khó chịu .
Nếu các bạn qua Tây ban nha , Italy , Mỹ...nên tránh xa những hiệu bán đồ điện tử vốn khá nhiều của người Ấn , với những tay chủ tiệm người Chà luôn niềm nở tươi cười.
UI chao ôi bác hoành tráng quá~
Đăng nhận xét