Vụ chìm tàu ở Cần Giờ vẫn còn rất nhiều câu hỏi cho các nhà chức trách. Tưởng xa xôi gì, té ra chỉ vào chục phút ca nô thế mà ba chục con người phải chống chọi với tử thần suốt 5-6 tiếng đồng hồ và cuối cùng thì có đến 9 người phải tử nạn một cách đau đớn đến phi lý.
Chắc chỉ vài ba ngày nữa thì sẽ có những người chịu trách nhiệm phải lộ diện. Nhưng điều làm ấm lòng người giữa những ngày đau thương này là hình ảnh anh Trần Hữu Hiệp, sinh năm 1988, quê Thanh Hóa. Trong lúc ngàn cân treo sợi tóc ấy, anh đã nhường chiếu áo phao đang mặc trên người cho một chị phụ nữ. Cái áo phao lúc này đúng nghĩa là cái phao cứu sinh, quyết định sự sống và cái chết trước lằn ranh rất mỏng manh, đã cứu người phụ nữ kia, còn anh Hiệp, sau đó ít phút, đã tử nạn trên tay người bạn, rồi sóng quá mạnh, xác anh cũng bị trôi mất, đến hôm nay, sau 3 ngày mới tìm lại được.
Một câu chuyện quá đẹp giữa những vô vàn tin tức cướp giật hãm hiếp đâm chém, rồi sô hàng tưng tửng các loại. Nó không chỉ đẹp, nó còn có sức lan tỏa làm xúc động rất nhiều người, khiến rất nhiều người phải nhìn lại mình, kể cả những "chính khách" đã làm lơ không chịu vượt thêm vài chục cây số thăm viếng 3 cháu bé chết oan vì tiêm Vắc Xin ở Hướng Hóa- Quảng Trị.
Và vì thế mà cái chết thương tâm nhưng cao thượng của anh công nhân hai mấy tuổi đầu xứng đáng được phong là liệt sĩ. Không những thế, có thể anh còn được truy tặng thêm những danh hiệu nữa.
Bạn có đồng ý với tôi không?
Những dòng này xin thay nén nhang mong hương hồn Trần Hữu Hiệp siêu thoát. Và cũng xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình Hiệp, gia đình Trần Hữu Hiệp có quyền tự hào về sự ra đi anh dũng của anh. Sự anh dũng giữa thời bình, những cái chết phi lý giữa thời bình...
7 nhận xét:
theo báo đất việt thì trước đó Anh Hiệp còn cứu được 4 người và người thứ 5 là Anh nhường áo phao...
tôi hoàn toàn đồng ý với Bác hùng và tôi nghĩ đó còn là một Anh Hùng nữa!
Xin chia buồn cùng Gia Đình.xin nghiêng mình trước lòng dũng cảm sự xả thân quên mình vì đồng loại của Anh.cầu cho Linh Hồn Anh được siêu thoát.
Lâu lắm rồi mới thấy một tấm gương anh hùng như vậy ! Nhưng tôi cầu mong rằng đừng để những anh hùng như thế xuất hiện thì hay hơn. Đọc bài này của bác Hùng rồi ngẫm nghĩ, so sánh những chuyện xãy ra trong cuộc sống hiện nay thấy đau lòng làm sao !
Anh HIỆP không chết.
Anh ấy đã là THẦN BIỂN CẦN GIỜ rồi.
Tôi nghĩ, nếu ai đó có uy tín đứng ra vận đồng xây một cái đền thờ THẦN BIỂN CẦN GIỜ TRẦN HỮU HIỆP cùng 8 nạn nhận còn lại thì thật tuyệt vời.
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của nhà thơ Văn Công Hùng .Đây là sự hy sinh cho nhân loại phải thức tỉnh nhìn lại qua những việc mình đã làm đang làm.
Nỗi đau xé lòng của bậc sinh thành kể sao cho xiếtcầu mong linh hồn cháu Hiệp sơm siêu thoát.để cảm tạ,cảm ơn những người cha người mẹ đã sinh ra người con biết quên thân mình vì nghĩa cưt cao đẹp ,vĩ đại này
Mong được nhà nước xem xét
dồng ý
123 nghiêng mình bái phục HÀNH ĐỘNG DŨNG CẢM QUÊN MÌNH CỨU NGƯỜI của một người bình thường nhưng VĨ ĐẠI! Rất đúng, nhà nước ta hãy truy phong ngay danh hiệu ANH HÙNG LIỆT SĨ cho một công nhân tử nạn TRẦN HỮU HIỆP. Anh ấy rất xứng đáng với danh hiệu này. Và chúng tôi - nhân dân của ĐẠI VIỆT - xin mạn phép nhà nước, truy phong trước cho anh danh hiệu cao quý hơn: ANH HÙNG LIỆT SĨ NHÂN DÂN.
Hơn nữa, 123 thiết nghĩ, ngành công an, quân đội cũng nên lấy tấm gương hi sinh quên mình cứu người của ANH HÙNG LIỆT SĨ NHÂN DÂN TRẦN HỮU HIỆP để tuyên truyền, giáo dục về lòng dũng cảm, tình yêu thương đồng bào...
Trần Hữu Hiệp một cái tên Riêng
Thành thiêng liêng trong khoảnh khắc xa bờ
Chẳng phải người thân Anh vẫn dấn thân cứu mạng
Những con người những đồng loại như Anh
Việc mưu sinh Anh mới kiếm được chỗ làm
Nào đâu được học những cao sang đạo đức
Đâu được vực lên bởi tư tưởng thần tiên
Không được ai xếp chỗ để kế tục “thánh hiền”
Cũng không thể là anh hùng theo tiêu chí
Nhưng Anh
Sẽ mãi là tấm gương cho tuổi trẻ
Là bài học cho người già vẫn kêu gào đức cao lý tưởng
Dù Anh không là cánh tay xếp hàng bên phải
Vẫn gấp vạn lần những danh hiệu bán mua
Không thi đua cũng chẳng cần bình xét
Tôn vinh Anh người HIỆP SĨ quên mình
MQ
Đăng nhận xét