Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

NHÀ GIÀN

Ra Trường Sa, nếu anh bị say sóng thì việc lên nhà giàn là sự khó khăn thứ 2- là nói thế chứ đã say sóng là nằm bẹp, đi đâu được mà so với sánh- còn nếu không say thì việc lên nhà giàn có lẽ là món khó nhằn nhất.

Ngày trước, nhà giàn rất đơn sơ, vì thế đã rất nhiều chiến sĩ bị sóng cuốn, rất thương tâm, và các chiến sĩ sống trên nhà giàn thì cơ cực đủ bề. Sau này từ chương trình thắp sáng nhà giàn, các nhà giàn đã được xây dựng khá khang trang...


Tuy thế, nó vẫn mỏng manh và nhỏ nhoi như tổ chim trên biển. Mấy chục mét vuông trên mấy cái cọc cao lênh khênh trên hai chục mét, leo lên rồi nhìn xuống là toát mồ hôi, là tay chân run rẩy. Mình rất xúc động là hôm lên nhà giàn DK 12, một sĩ quan rất trẻ và đẹp trai- nói chung sĩ quan hải quân đều rất đẹp trai- nói với mình: chú cứ yên tâm, chúng cháu còn thì nhà giàn còn, thì thềm lục địa còn. Mình đã ứa nước mắt. Có 2 chuyện mình sẽ viết kỹ, một là... khóc ở Trường Sa và trên tàu, và 2 là cái tuyệt vời trong ứng xử của lính hải quân. Từ quân đến lính, họ đều tận tình chu đáo lễ phép khiêm nhường...

Nhà giàn nhìn từ tàu HQ 996:

Trước khi lên nhà giàn thì có một cái lễ tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh ở nhà giàn, cho nhà giàn và vì nhà giàn ngay trên boong tàu HQ996:


Không thể không rơi nước mắt...


Tay tớ đấy, hoa bỏ ở hầm lạnh, héo mất rồi, các liệt sĩ thông cảm

Sau đấy thì xuống tàu Biển Đông 08 để lên nhà giàn. Tàu Biển đông 08 là tàu tuần tiễu bảo vệ, nó đi hơn 2 tháng 1 chuyến, cứ lênh đênh thế. Vẫn như mọi thủy thủ khác, chiến sĩ tàu Biển Đông rất hiếu khách:
Người và hàng hóa (quà) chất hết lên boong. Chiến sĩ nhường hết phòng ngủ cho mấy cô gái say sóng, còn lại thì ra boong ngồi...

Rau xanh trồng trên tàu...

Được rào kỹ thế này chứng tỏ nó quý đến như thế nào, dù các chiến sĩ trên tàu này 70 ngày thì lại thay ca vào đất liền với vợ con...


Đích thân phó trưởng tàu đi phát lương khô và cơm cháy cho từng người, vì tàu phải di chuyển 3 giờ đồng hồ từ tàu HQ996 thì mới tới nhà giàn

Tớ và cơm cháy...


Gần 13h chiều, nhà giàn đã ở sau lưng, tư thế đứng cũng rất kỳ quặc, là dạng chân ra, bởi đứng bình thường sẽ bị ngã. Công cuộc leo lên nhà giàn cao 22m giữa biển khơi thăm thẳm, trong sóng và gió mạnh, bắt đầu. Tuy thế nhiều ảnh quá rồi, mai tớ post tiếp nhé. Sẽ có một chi tiết rất thú vị mà chỉ tớ chộp được. Mai nhé...


7 nhận xét:

Nặc danh nói...

toan nguoi bung to the thi chim lam sao duoc.trung uong doan kheo chon the.

Unknown nói...

Ảnh đầu: Từ tàu 996 đã nhìn thấy nhà giàn rất gần nhưng sao lại: "vì tàu phải di chuyển 3 giờ đồng hồ từ tàu HQ996 thì mới tới nhà giàn" hả Bác?

Văn Công Hùng nói...

@ trieu nguyen: a, đúng là tôi không giải thích rõ. Đấy là nhà giàn DK 11, tàu phải chia làm 2, một nửa lên nhà giàn DK11, một nửa lên DK12. Tôi lên DK 12 nên phải đi 3 tiếng nữa mới tới bác ạ...

Bùi Công Tự nói...

He he Văn Công Hùng rất TỐT BỤNG theo mọi nghĩa.Trường Sa đẹp lắm ,hùng vĩ lắm ,tự hào lắm .Nhưng mà tôi đang băn khoăn có nên đưa các cháu ra TS không ?TSkhắc nghiệt và tất nhiên là thiếu nhiều thứ cho một môi trương giáo dục đối với trẻ thơ .

Chát nói...

Tưởng niệm các liệt sĩ mà cũng ko biết bỏ cái mũ ra. Đúng là....

Nguyễn Minh Tuấn nói...

Bác cứ nhem thèm làm em...hồi hộp!

Phuong nói...

Anh phó trưởng tàu sao mà đẹp zai wa ah, hihi!