Chiều nay đang học lái xe thì đồng chí Phạm Đương gọi bảo bác biết ông ấy ông ấy không, trang ấy trang ấy là của ai, bảo anh không biết đâu. Lại bảo em mới trả lời phỏng vấn báo Dân Việt, bác đưa lên blog bác cho vui. OK khoản này thì được, vì đằng nào Dân Việt cũng đăng...
--------
“Giờ thứ 25”, giờ gì?
Hội Nhà văn Việt Nam vừa công bố giải thưởng hằng
năm. Thơ năm nay có đến 3 giải gồm “Trường
ca chân đất” của Thanh Thảo, “Màu tự
do của đất” của Trần Quang Quý và “Giờ
thứ 25” của Phạm Đương. Trong 3 tác giả vừa nêu, có lẽ Phạm Đương là cái
tên ít được biết đến nhất. Báo Dân Việt (báo điện tử của Nông thôn Ngày nay) có
cuộc trò chuyện với anh.
Cứ tưởng anh chỉ chăm chắm viết “phóng
sự” và “chào buổi sáng”, không ngờ anh lại … bí mật làm thơ, mà lại giật giải,
xin chúc mừng anh, một cộng tác viên thân thiết của NTNN. Nhân đây xin hỏi anh:
Anh làm thơ từ khi nào vậy?
Kể từ tôi khi được đăng bài thơ đầu
tiên trên Tạp chí Sông Hương- một ấn phẩm nổi tiếng từ đầu những năm 80 của thế
kỷ trước, đến nay cũng ngót nghét 30 năm rồi. Hồi ấy tôi còn là sinh viên của
Trường Đại học Tổng hợp Huế, đói quá không biết làm chi nên … mần thơ cho quên
cái cảm giác đói thường xuyên chứ chẳng phải kiếm danh lợi gì.
Ba mươi năm để có một cái tên trong
làng thơ, kể cũng … quá lâu?
Người làm văn chương khác với … làm
lãnh đạo, nghĩa là không phải xếp hàng chờ lượt mình. Vì vậy, cũng không thể
nói lâu-mau gì trong câu chuyện này. Có người xuất hiện trên văn đàn từ khi còn
rất trẻ và sáng lòa như vệt sao băng, sau đó thì tắt vĩnh viễn, nhưng cũng có
“nhà văn trẻ” ngót nghét …70 nhưng vẫn viết rất thăng hoa. Thực ra, nếu anh xác
định làm thơ như một nhu cầu tự thân, viết để “xả” những gì mà anh không thể
nói bằng… báo thì quan tâm làm gì đến chuyện lâu hay mau để người ta biết đến
một cái tên?
Nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức có thư
ngỏ gửi Hội Nhà văn VN, nói tựa đề tập thơ “Giờ thứ 25” là anh “ăn cắp” … tên một tiểu thuyết. Ông ấy cũng đề
nghị với Hội Nhà văn là nên thu lại giải thưởng của anh. Anh phản ứng như thế
nào trước “thư ngỏ” đó?
Ông Đức ông điếc nào đó lấy danh nghĩa
gì mà đề nghị thu hồi? Còn chuyện “trùng tên”, tôi nghĩ cũng là chuyện bình
thường. Tôi cũng có “giờ” của mình chứ, ai cấm được? Nếu quy định “không được
trùng tên” như ông Đức ông điếc ấy nói thì cũng nên gạch tên bài Quê hương của
Đỗ Trung Quân được Giáp Văn Thạch phổ nhạc ra khỏi các tuyển thơ vì “đụng hàng”
với Quê hương của Giang Nam
rồi. Chả nhẽ lại bảo Đỗ Trung Quân “ăn cắp” tên bài thơ của Giang Nam à? Hôm qua,
nhà thơ Nguyễn Đỗ, hiện đang định cư tại Mỹ có gửi cho nhà thơ Thanh Thảo một
“phản hồi” của một bạn đọc nhân chuyện ông Đức ý kiến chuyện “ăn cắp”. Nhà thơ
Thanh Thảo có chuyển cho tôi “phản hồi” ấy. Tôi xin được chép ra đây:
“Tinh co doc thu ngo gui HNV cua thang Nguyen Hoang Duc gi do viet ve ten
tap tho thang Duong. Toi thay co mot doc gia tren mang tra loi rat hay, nen
copy lai de ong chuyen cho thang Duong!
Nguyen Do
"Non-contact" nghĩa là "không tiếp xúc" hay "tiếp cận" còn "bất hợp tác" hay "không hợp tác" là "uncooperative". Ngài này rất hay trích dẫn danh ngôn, rất sính chữ ngoại, nhưng xem ra chỉ làm cho vẻ hàn lâm mà thôi. Nhân đây cũng nói lại chuyện tên tập thơ "Giờ Thứ 25" của Phạm Đương mà ngài cho rằng ăn cắp tên tác phẩm của nhà văn Romani Constantin Gheorghiu. Tiểu thuyết ông ấy, xuất bản1949, chả mấy ai biết cho đến khi được dựng thành phim 1967, bởi đạo diễn Mỹ Henri Verneuil và diễn viên lừng danh Anthony Quinn. Mấy chục năm sau, 2002 , lại có một tiểu thuyết khác cùng tên, cũng được dựng thành phim và cũng nổi tiếng "The 25th Hour" của nhà văn David Benioff (đạo diễn Spike Lee), thì ngài bảo các vị này cũng ăn cắp tên của nhà văn Romania à? Việc dùng trùng tên tác phẩm là chuyện xảy ra cực kỳ nhiều, ví dụ truyện “Tiếng Gọi Từ Hoang Dại” (The Call of the Wild) của nhà văn Mỹ Jack London, được sử dụng hàng trăm lần trong các bộ phim và các ca khúc khác nhau, có cái liên quan đến truyện của London, phần lớn chả liên quan gì cả. Có cái chỉ bớt một từ “The” để thành " Call of the Wild ". Thêm một ví dụ nữa, tiểu thuyết nổi tiếng "Ulysses" (trong tiếng Hy Lạp thì gọi là "Odysseus" ) của James Joyce, xuất bản 1922, thì chính ông “dùng lại” tên tác phẩm thơ cực kỳ nổi tiếng trước đó "Ulysses" của nhà thơ huyền thoại Anh Alfred, Lord Tennyson(1809–1892 ), xuất bản 1842! Còn nhiều, nhiều lắm chuyện trùng tên này, chỉ đưa ra một số dẫn chứng để ngài và công chúng hiểu thôi. Vì vậy, ngài phê phán một ai, làm ơn đọc cho kỹ, đừng trích dẫn quá nhiều triết lý Tàu (thế mạnh của ngài?) để dọa người khác!”. Hết trích dẫn.
Nguyen Do
"Non-contact" nghĩa là "không tiếp xúc" hay "tiếp cận" còn "bất hợp tác" hay "không hợp tác" là "uncooperative". Ngài này rất hay trích dẫn danh ngôn, rất sính chữ ngoại, nhưng xem ra chỉ làm cho vẻ hàn lâm mà thôi. Nhân đây cũng nói lại chuyện tên tập thơ "Giờ Thứ 25" của Phạm Đương mà ngài cho rằng ăn cắp tên tác phẩm của nhà văn Romani Constantin Gheorghiu. Tiểu thuyết ông ấy, xuất bản1949, chả mấy ai biết cho đến khi được dựng thành phim 1967, bởi đạo diễn Mỹ Henri Verneuil và diễn viên lừng danh Anthony Quinn. Mấy chục năm sau, 2002 , lại có một tiểu thuyết khác cùng tên, cũng được dựng thành phim và cũng nổi tiếng "The 25th Hour" của nhà văn David Benioff (đạo diễn Spike Lee), thì ngài bảo các vị này cũng ăn cắp tên của nhà văn Romania à? Việc dùng trùng tên tác phẩm là chuyện xảy ra cực kỳ nhiều, ví dụ truyện “Tiếng Gọi Từ Hoang Dại” (The Call of the Wild) của nhà văn Mỹ Jack London, được sử dụng hàng trăm lần trong các bộ phim và các ca khúc khác nhau, có cái liên quan đến truyện của London, phần lớn chả liên quan gì cả. Có cái chỉ bớt một từ “The” để thành " Call of the Wild ". Thêm một ví dụ nữa, tiểu thuyết nổi tiếng "Ulysses" (trong tiếng Hy Lạp thì gọi là "Odysseus" ) của James Joyce, xuất bản 1922, thì chính ông “dùng lại” tên tác phẩm thơ cực kỳ nổi tiếng trước đó "Ulysses" của nhà thơ huyền thoại Anh Alfred, Lord Tennyson(1809–1892 ), xuất bản 1842! Còn nhiều, nhiều lắm chuyện trùng tên này, chỉ đưa ra một số dẫn chứng để ngài và công chúng hiểu thôi. Vì vậy, ngài phê phán một ai, làm ơn đọc cho kỹ, đừng trích dẫn quá nhiều triết lý Tàu (thế mạnh của ngài?) để dọa người khác!”. Hết trích dẫn.
Chị hỏi tôi phản
ứng như thế nào về “thư ngỏ” của Nguyễn Hoàng Đức ư?
Rất tiếc là tôi chưa
được đọc bức thư ngỏ đó. Tôi chỉ nghe bạn bè "truyền đạt" lại nội
dung, đại để là ông Đức ông điếc chi đó có bảo tôi "ăn cắp" tên cuốn
tiểu thuyết của nhà văn Roumanie Constantin Virgil Gheghiu (?!). Thú thật
là tôi chưa đọc cuốn tiểu thuyết ấy. Thú nhận điều này, không khéo ông Đức lại
bảo tôi dốt, nhưng không sao, cái gì mình "có" thì bảo rằng
"có", còn "không có" hoặc "chưa có" thì cũng
không nên vơ vào cho nó ... sang. Tôi là nhà báo, sống bằng nghề báo, làm thơ với
tôi như là một nhu cầu tự thân. Tôi không quen "dạy dỗ" người khác,
nhất là "dạy" các nhà văn phải viết thế này, thế nọ cho nó xứng tầm
thời đại như ông ấy đã từng "dạy" tùm lum trên các trang web cá nhân
lâu nay, trong khi tác phẩm của ông ấy (hình như được ông đặt tên là trường ca
gì gì đó thì phải) thì lại không như ông ta "dạy" người khác. Thật là
tiếc lắm vậy!
Có nhiều con đường
để được "nổi tiếng" nhưng con-đường-chửi để được "nổi
tiếng" có lẽ chỉ tồn tại ở những người kém hiểu biết và thiếu tử tế. Tôi
phân biệt rất rạch ròi giữa những người có dính dáng đến chút ít chữ nghĩa với
các chị bán cá ở chợ (dĩ nhiên rồi). Các chị ấy nhỡ có “hỗn” một chút cũng chẳng ai chấp nhưng
xưng danh là “nhà phê bình văn học” hay “triết gia” mà lại ngồi nhầm vào hàng
cá ở chợ thì thật là tiếc. Xin chị đọc kỹ bức thư của một độc giả phản hồi
"thư ngỏ" của ông Đức mà tôi dẫn ra trên đây để thấy kiến thức
của ông ta nó như thế nào.
Vậy “Giờ thứ 25” của anh là giờ gì vậy?
Đó là giờ mà bất cứ một người làm nghệ
thuật nào cũng có. Nó thoát ra khỏi những tục lụy thông thường của thứ giờ quy
ước về thời gian. Giờ đó, người làm nghệ thuật đối diện với trang giấy, anh chỉ
có thể giải phóng chính anh vào cái giờ ấy thôi. “Nó” như thế này:
Giờ
thứ hai lăm
Bỏ
lại mọi toan tính phía sau lưng
anh
có giờ thứ hai lăm khuya khoắt
giờ
thứ hai lăm ngọt nhạt
giờ
thứ hai lăm bồn chồn
hai
mươi bốn giờ đi qua nhìn anh bằng đôi mắt khác
một
tên khùng trong bóng đêm
một
gã rồ trước nến
viết
thứ gì mà đêm nào cũng như ngồi thiền?
chuyện
gì mà mặt khó đăm đăm?
chỉ
có giờ thứ hai lăm hiểu anh
vì
sao mặt khó đăm đăm
vì
sao ngồi thiền góc khuất
vì
sao lúc thiên hạ cười vui thì anh ủ dột
vì
sao em không có mặt
trong
giờ thứ hai lăm mỗi ngày
anh
chẳng đem lại gì cho em
trong giờ thứ hai lăm khuya khoắt
ngoài những câu thơ như khói thuốc
những câu thơ không nhiễm độc bao giờ…
17.10.2005
Xin cảm ơn anh.
Đỗ Thanh Hà thực hiện
12 nhận xét:
Rất thuyết phục,nhưng giá mà anh Phạm Đương phản hồi lại "nhẹ nhàng" thì hay, không lại chẳng khác giọng anh Đức.Hihi..
Đọc xong bài trả lời phỏng vấn tôi chợt đặt vấn đề: nếu như Y Ban và Phạm Ngọc Cảnh Nam được giải thưởng chứ không phải là tặng thưởng gì gì đó thì có từ chối không? Hay cũng có thái độ như nhà thơ Phạm Đương khi bị chạm nọc? Huhu bác VCH. Rõ khổ bác!
Đính chính thêm chi tiết: Nhà thơ Đỗ Trung Quân không có bài thơ QUÊ HƯƠNG giống như nhà thơ Giang Nam đâu nhé! "Bài học đầu cho con" được Giáp Văn Thạch phổ nhạc lấy tên là QUÊ Hương.
Các nhà văn trong BCH Hội phải lên tiếng đi chứ, vì là người trong cuộc, đúng sai phải phân minh. Tại sao cứ im lặng thế?
Không chửi mà hơn chửi.hehe
@ Đàm Quỳnh Ngọc:
Hôm nay họp thường vụ và thông qua BCH, sau đó sẽ họp báo chính thức Ngọc ạ. Về nguyên tắc chỉ khi nào có quyết định chính thức của BCH thì giải thưởng ấy mới chính thức. Về chuyện phiếu trắng, hoàn toàn không phải thế, chờ BCH thông báo bạn nhé.
Việc trùng tên thi không có gì phải bàn nhưng đọc xong bài thơ tôi thấy ngang phè phè. Đã là thơ phải vần tất nhiên không hoàn toàn là gieo vần nhưng đọc nên phải có nhịp điệu. Đã là thơ phải có những chuẩn mực nhất định mới gọi là thơ. Đàng này lại là một bài thơ đoạt giải, mang tính đại diện về thơ cao mà đọc lên chẳng đọng lại chút gì. Vấn đề triết lý trong bài thơ cũng chưa cao. Chẳng hiểu tiêu chí xét thơ kiểu gi?
Phạm Đương là đương phạm
Còn thanh minh nỗi gì
Tiếp thu cho tiến bộ
Có sai thì sửa đi
Còn cứ gân cổ cãi
Được giải vui nỗi gì
Hay là người Quảng Ngãi
Không cãi thì mất uy?
Ban giám khảo hoặc Ban chấp hành gì đó, các vị biến đâu hết rồi? Chả lẽ cứ "câm như hến" vậy sao?
Chúc mừng tập thơ xứng đáng được trao giải của nhà báo Phạm Đương. Ờ, dưng mà ông Đương quê "hay cãi" Quảng Nam chứ đâu phải quê Quảng Ngãi vậy ta? He... he. Ông Đương cứ tiến mặc... cứ sủa nghen!
con lạy các bố nhà văn, nhà thơ
Constantin Virgil Gheghiu là tên chính thức bằng tiếng Romania của tác giả cuốn tiểu thuyết Giờ thứ 25,còn C.V.Gheorghiu là tên viết theo tiếng Anh của ông ta.Sao anh Phạm Đương lại chấm dấu than,dấu hỏi ?
ngẫm ra cái danh nhà văn cũng nhiều sức hút quá nhỉ. nghĩ lại thì cũng chả mấy người đọc, chỉ có giới nhà văn là ầm ĩ cả lên thôi.
ko mạnh về lõi nên hay xôn xao những chuyện ngoài lề :p
Năm sau hội nên trao giải cho bác Đức vs bác Đỗ Hoàng để khỏi gây tranh cãi.
Đăng nhận xét