----------------
CẢNH BẢO MỘT LỐI ĐỌC THƠ PHẢN THẨM MỸ...
Tôi
đã kinh ngạc đến bàng hoàng khi sáng ấy đọc bài tường thuật trên báo TT của nhà
văn Trần Nhã Thụy về việc ban tuyên giáo Đồng Nai tổ chức đối thoại về bài thơ
"Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân"
của nhà thơ Đàm Chu Văn. Bàng hoàng xong thì chua xót. Trời ạ, tại sao đến bây
giờ mà ở nước ta vẫn còn kiểu đọc thơ kỳ lạ đến như thế. Là bởi, lâu nay nếu có
ai đó thắc mắc, kiện cáo, xuyên tạc... một bài thơ nói riêng, tác phẩm VHNT nói
chung phần nhiều là người ngoài nghề, là người quản lý, họ, do nhiều lý do, có
cái nhìn khác, thậm chí đối lập với tác giả. Và tất nhiên là giải trình, phân
bua... Nhưng ở đây lại là một... nhà văn kiện bài thơ của một nhà thơ, nhà
văn này nghe nói còn rất trẻ. Thế thì lạ quá. Hoặc là chị này hiểu về bài thơ
này méo mó lệch lạc thế thật, nếu thế thì trình độ của chị này có vấn đề. Hoặc
là chị này thù hận tác giả về việc gì đó, nếu thế thì nhân cách chị này có vấn đề.
Nói
kỳ lạ là bởi mấy lẽ sau đây:
-
Một là bài thơ này đã in trên báo Văn Nghệ của Hội Nhà Văn Việt Nam cả năm nay,
giờ tự nhiên chị Trần Thu Hằng lại phát hiện ra nó có vấn đề để gửi thư cho ban
Tuyên giáo tỉnh ủy Đồng Nai phân định.
-
Hai là địa chỉ chị Trần Thu Hằng gửi thư cũng đầy... bí hiểm. Chị Hằng và anh
Đàm Chu Văn cùng sinh hoạt ở hội VHNT Đồng Nai, và cùng là hội viên Hội Nhà Văn
Việt Nam, sao không yêu cầu các cơ quan chuyên môn này giải quyết trước nếu như
thật sự chị Hằng thấy bài thơ có vấn đề như chị nghĩ. Hoặc ít nhất chị Hằng
cũng phản ánh với báo Văn Nghệ, nơi đã công bố bài thơ này.
-
Ba là quả thật là tôi không thể nào tưởng tượng nổi là cho đến bây giờ mà còn
có người đọc thơ như thế. Bản thân tôi cũng là người từng dính mấy vụ tơi bời
về thơ, nhưng là từ thế kỷ trước, và do những người lãnh đạo đi ra từ chiến
tranh, không được đào tạo cơ bản lại thêm tính tự phụ của người chiến thắng và
sự sĩ diện tuổi già. Có bài thơ của tôi đã từng bị kiện lên đến tận nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm, khi ấy là ủy viên bộ chính trị, trưởng ban Tuyên giáo Trung
Ương, nhưng rồi chân lý nó vẫn là chân lý. Thế mà bây giờ, các anh chị đều được
đào tạo cơ bản, có người là tiến sĩ, ít nhất cũng cử nhân văn chương, và chị
Hằng thì là nhà văn, là người cầm bút, mà đọc thơ như thế thì quả là giết chết
thơ và giết chết người thơ. (Hồi tôi bị một cựu lãnh đạo tỉnh kiện thì cả ban
Tuyên giáo tỉnh ủy và sau này là cả ban thường vụ tỉnh ủy đã bảo vệ tôi bằng
cách không giải quyết đơn của ông này nên ông mới gửi đơn ra Trung ương). Tôi
được biết trong cuộc "đối thoại" hôm ấy, có người còn đề nghị vĩnh
viễn cầm tù bài thơ này, không bao giờ cho nó xuất hiện, làm như Đồng Nai là
một vương quốc riêng? Tôi cũng biết một nhà văn có trách nhiệm ở khu vực đã gọi
điện cho Trần Thu Hằng chỉ ra mấy điều sai của chị. Một là việc chị làm là liên
quan đến sinh mệnh chính trị của một con người. Nếu như cách đây vài chục năm
thì đòn này của chị sẽ khiến nhà thơ Đàm Chu Văn thân tàn ma dại là cái chắc.
Người bình thường đã không ai đối xử với nhau như thế huống hồ là nhà văn, đồng
nghiệp với nhau. Hai là việc này xảy ra ngay trước đại hội Hội Văn học Nghệ
thuật Đồng Nai thì người ta sẽ gì về tư cách của chị khi mà có tin đồn là chị
sẽ quay về nơi mà chị đã từng ở đó ra đi. Và ba là anh bày tỏ sự vô cùng thất
vọng với cách đọc thơ, thẩm thơ kiểu "ba toa- lò mổ" của chị.
-
Kỳ lạ nữa là bởi, trước đó đã có ý kiến chính thức của thường vụ Hội Nhà Văn
Việt Nam về bài thơ này, và trong ý kiến ấy, không có một dòng nào, chữ nào chê
bài thơ này. Cũng như thế, chủ tịch Hội VHNT Đồng Nai đã tranh thủ ý kiến ông
Hồng Vinh, chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình VHNT Trung ương, và ông này cũng
bảo tôi chả thấy gì xấu ở bài thơ. Thế mà họ vẫn tổ chức cuộc "đối thoại"
mà theo như tường thuật của nhà văn Trần Nhã Thụy thì nó kéo dài một cách khủng
khiếp và rất căng thẳng nếu căn cứ vào sắc diện của nhà thơ Đàm Chu Văn khi
bước ra khỏi phòng họp. Thế thì cuộc này là đấu tố chứ đối thoại gì?
Riêng
mình, khi đọc bài thơ, tôi đã đi từ xúc động này sang xúc động khác. Không đọc
được tất cả nhưng tôi cũng hay đọc thơ anh Đàm Chu Văn và tôi thấy đây là bài
thơ hay của Đàm Chu Văn. Nó đầy thân phận và sự xẻ chia hướng thiện. Nó khiến
tôi rưng rưng trước những thi ảnh rất đẹp, và bắt mình xúc động bởi những gì nó
chạm tới, nó gợi ra để người ta phải tự
vấn, phải xem lại mình. Để xuyên tạc được bài thơ này kể cũng phải là người có bản lĩnh. Nhưng cái
bản lĩnh ấy đã bị đặt nhầm chỗ. Có thể xuyên tạc một bài nào đó chứ bài này rất
khó xuyên tạc, bởi bây giờ là năm thứ 12 của thế kỷ 21 chứ không phải thời tù
mù nào của thế kỷ 20. Và vì thế tôi lại càng không hiểu tại sao một người trẻ
như nhà văn Trần Thu Hằng, lại có thể đọc bài thơ bằng một con mắt kỳ lạ
như thế. Các bạn Đồng Nai quên rằng, chuyện không chỉ đóng khung được ở Đồng
Nai đâu, nó lọt ra ngoài, và, cả nước đều đọc được bài thơ của Đàm Chu Văn, và
họ biết ngay chuyện gì đang xảy ra? Và quả là, cho đến bây giờ, ngoại trừ Trần
Thu Hằng và một vài người trong cuộc "đối thoại" ở ban tuyên giáo
Đồng Nai, chưa thấy ai có ý kiến gì ngược về bài thơ của Đàm Chu Văn, nếu như
không muốn nói, hàng trăm ý kiến trên báo giấy, báo in và các trang mạng xã hội
phản ứng với cách thẩm thơ của Trần Thu Hằng và các vị có trách nhiệm ở Đồng
Nai mà ý kiến sau đây của nhà văn Nguyễn Quang Lập là ví dụ: "Tôi không hiểu người ta kiện bài thơ có ý gì?
Giá báo nào đăng cái thư của em Hằng để biết. Dù vậy cũng có thể nói ngay rằng
cô Hằng không phải là nhà văn. Không một nhà văn nào có thẩm mỹ kém đến như
vậy, cổ đã vào nhầm chỗ".
Dẫu
rất buồn khi phải viết về đồng nghiệp của mình, nhất là bạn ấy lại là nữ, nhưng
tôi thấy không thể không cảnh báo về một kiểu đọc thơ và hành xử với thơ phản
thẩm mỹ, phản nhân văn, phản văn hóa và cả phản chính trị đến vậy...
Nhà thơ VĂN CÔNG HÙNG
13 nhận xét:
Em là người ngoại đạo xin phát biểu bác Hùng nhé:
1- Con mẹ Hằng này là người như thế nào mà sai khiến được ban Tuyên giáo ( nơi nắm giữ và quản trị tư tưởng của đảng viên nói chung của các tầng lớp nói riêng ) như vây? Ai biết lý lịch em Hằng thì trưng lên cho mọi người biết sẽ gỡ được những nút thắt còn ẩn bên trong về động cơ em Hằng làm đơn.
2- Đúng là sặc mùi đấu tố chứ đối thoại cái gì nữa bác Hùng ơi? Quan chức mà nhận thức và hành xử thế này thì nguy hiểm quá. Sang mai thức dậy lại có cái đơn nói về một truyện ngắn nào đó, hoặc cuốn tài liệu nghiên cứu nào đó thì sẽ tổ chức một hội nghị đối thoại cỡ nào cho vừa?
3- Cái bộ phận nào đó ở Hội nhà Văn chỗ anh Thỉnh không có nhời nào thể hiện trách nhiệm trước Hội viên của mình à? Chẳng lẽ Anh Thỉnh cùng em Võ Thị Xuân Hà vẫn còn đang u u mê mê về thơ của Giáo sư Hoàng Quang Thuận? còn đang xem lại chứng từ vụ thơ của bác Thuận vừa rồi?
4- Có bác nào đang cầm giữ tác phẩm nào của em Hằng thì post lên 1 - 2 bài điển hình để cho bọn em biết tư duy và cảm xúc của em ấy ra sao em còn biết bênh vưc hoặc ném đá cho em ấy vài phát.
5- Mong bác Chu Văn đừng buồn, họ quan tâm, đố kỵ và ganh ghét như vậy vô hình dung đãch o thấy bác làm thơ đáng để tìm đọc rồi. CHẳng phải quáng cáo quảng kiếc gì cho mệt. Hoan hô cả 2 bác nhá.
Tôi nghĩ nên áp dụng ngay CÁI LUẬT NHÀ THƠ của nghị sĩ Minh Hồng( chưa thông qua Quốc hội) lại còn giỏi chữa bệnh hôi nách và hẹp đầu quy xử lý cách thẩm định thơ của em Hằng thì sẽ ra mọi chuyện. hi hi
E Hằng thì chắc chắn bị bệnh hôi nách về...thơ của em rồi.
Em xin có ý kiến riềng. Mời bác đọc:
http://blog.yahoo.com/vanbienhoa/articles/page/1
Bạn vanbienhoa có cách đọc thơ và cách nhìn vấn đề rất... "phản thẩm mỹ". Các bạn Đồng Nai không bảo cho bạn ấy biết điều đó sao?
Cái nhà bọ Lập nói lạ , bà Hằng là hội viên hội nhà văn được anh VCH và cả hội bỏ phiếu tín nhiệm ,mà không phải là nhà văn thì bà ta là ...gián điệp được cài vào hội để theo dõi mọi người à ?
Cả 5 vấn đề của bác nặc danh đều hỏng bét:
1. Không phải là "con mẹ hằng" vì một người có văn hóa thì không nên nói như vậy, nhất là khi "con mẹ Hằng" đã là hội viên HVHVN.
2.Vấn dề ở đây là đối thoại,có nghĩa là qua lại, nói vói nhau( không có tính cách quy chup ).
3.Hội viên HVHNT VN không chắc ai là người cũng đẹp, cũng hay, đúng và tài giỏi( để bênh vực.
4. Tác phẩm của em Hằng xin mời bác ra nhà sách mà tìm. Còn Post thì xin thưa bác đọc không hết đâu,
5. Đàm Chu văn nên buồn chứ không phải không nên buôn, vi TTH vốn là cap dưới của ĐCV, cùng trong một tổ chúc HVNDN, cùng là HV HVHNT VN.Để một người (em mìmh) cùng cấp, trong một tổ chức,lên án mình tức là có vấn đề. (không về mặt này thì mặt nọ(thương thi cho roi cho vọt, ghét thì cho ngọt cho bùi) xin bác biết cho.
He he .... Nặc danh 20:49 này hình như tên là Hằng .
Nặc danh 2049 đã viết những điều chính xác! Không những nhà văn ĐCV, mà ngay cả nhà thơ VCH cũng nên buồn chứ không phải không nên buồn!
Xin nói với nhà thơ VCH:
1: Cái tựa đề của ông đặt là “CẢNH BẢO MỘT LỐI ĐỌC THƠ PHẢN THẨM MỸ”. Cả bài viết của ông không chứng minh được bất cứ một điều gì về lối đọc thơ phản thẩm mỹ cả! Lời cảnh báo của ông giống như một lời dọa dẫm bọn trẻ con ngây thơ mà thôi!
2: Ông cho rằng việc nhà văn tuổi đời còn trẻ kiện nhà thơ là một việc lạ, và rút ra kết luận ngay từ đầu “Trình độ chị này có vấn đề”. Từ lý do đưa ra chưa đảm bảo tính thuyết phục mà đã đi đến kết luận một cách nhanh chóng như vậy thì đấy là điều hết sức buồn cười thưa ông!
3: Đọc kỹ lại những điều ông cho là kỳ lạ, thực ra chẳng có gì kỳ lạ thưa ông!
4: Cả bài viết ông lặp đi lặp lại cái ý “không thể nào tưởng tượng nổi”. Ông khen bài thơ hay, đọc bài thơ đi từ xúc động này đến xúc động khác. Ông chê người đồng nghiệp của mình là hành xử với thơ phản thẩm mỹ, phản nhân văn, phản văn hóa và cả phản chính trị. Tuy nhiên ông không đưa ra được một dẫn chứng nào để chứng minh những điều ông nói.
Một khi ông đã dùng chữ “phản chính trị” tức là vấn đề không đơn giản đâu thưa ông! Nếu như ông ngồi ghế chánh án thì mới được quyền nói như vậy, thưa ông!
Tôi không ngờ ông chính là nhà thơ Văn Công Hùng mà ăn nói hồ đồ như vậy!
Nặc danh 2049 đã viết những điều chính xác! Không những nhà văn ĐCV, mà ngay cả nhà thơ VCH cũng nên buồn chứ không phải không nên buồn!
Xin nói với nhà thơ VCH:
1: Cái tựa đề của ông đặt là “CẢNH BẢO MỘT LỐI ĐỌC THƠ PHẢN THẨM MỸ”. Cả bài viết của ông không chứng minh được bất cứ một điều gì về lối đọc thơ phản thẩm mỹ cả! Lời cảnh báo của ông giống như một lời dọa dẫm bọn trẻ con ngây thơ mà thôi!
2: Ông cho rằng việc nhà văn tuổi đời còn trẻ kiện nhà thơ là một việc lạ, và rút ra kết luận ngay từ đầu “Trình độ chị này có vấn đề”. Từ lý do đưa ra chưa đảm bảo tính thuyết phục mà đã đi đến kết luận một cách nhanh chóng như vậy thì đấy là điều hết sức buồn cười thưa ông!
3: Đọc kỹ lại những điều ông cho là kỳ lạ, thực ra chẳng có gì kỳ lạ thưa ông!
4: Cả bài viết ông lặp đi lặp lại cái ý “không thể nào tưởng tượng nổi”. Ông khen bài thơ hay, đọc bài thơ đi từ xúc động này đến xúc động khác. Ông chê người đồng nghiệp của mình là hành xử với thơ phản thẩm mỹ, phản nhân văn, phản văn hóa và cả phản chính trị. Tuy nhiên ông không đưa ra được một dẫn chứng nào để chứng minh những điều ông nói.
Một khi ông đã dùng chữ “phản chính trị” tức là vấn đề không đơn giản đâu thưa ông! Nếu như ông ngồi ghế chánh án thì mới được quyền nói như vậy, thưa ông!
Tôi không ngờ ông chính là nhà thơ Văn Công Hùng mà ăn nói hồ đồ như vậy!
Nặc danh 2049 đã viết những điều chính xác! Không những nhà văn ĐCV, mà ngay cả nhà thơ VCH cũng nên buồn chứ không phải không nên buồn!
Xin nói với nhà thơ VCH:
1: Cái tựa đề của ông đặt là “CẢNH BẢO MỘT LỐI ĐỌC THƠ PHẢN THẨM MỸ”. Cả bài viết của ông không chứng minh được bất cứ một điều gì về lối đọc thơ phản thẩm mỹ cả! Lời cảnh báo của ông giống như một lời dọa dẫm bọn trẻ con ngây thơ mà thôi!
2: Ông cho rằng việc nhà văn tuổi đời còn trẻ kiện nhà thơ là một việc lạ, và rút ra kết luận ngay từ đầu “Trình độ chị này có vấn đề”. Từ lý do đưa ra chưa đảm bảo tính thuyết phục mà đã đi đến kết luận một cách nhanh chóng như vậy thì đấy là điều hết sức buồn cười thưa ông!
3: Đọc kỹ lại những điều ông cho là kỳ lạ, thực ra chẳng có gì kỳ lạ thưa ông!
4: Cả bài viết ông lặp đi lặp lại cái ý “không thể nào tưởng tượng nổi”. Ông khen bài thơ hay, đọc bài thơ đi từ xúc động này đến xúc động khác. Ông chê người đồng nghiệp của mình là hành xử với thơ phản thẩm mỹ, phản nhân văn, phản văn hóa và cả phản chính trị. Tuy nhiên ông không đưa ra được một dẫn chứng nào để chứng minh những điều ông nói.
Một khi ông đã dùng chữ “phản chính trị” tức là vấn đề không đơn giản đâu thưa ông! Nếu như ông ngồi ghế chánh án thì mới được quyền nói như vậy, thưa ông!
Tôi không ngờ ông chính là nhà thơ Văn Công Hùng mà ăn nói hồ đồ như vậy!
Bạn nặc danh Chương Văn:
-------
Một số người để chế độ nặc danh là vì họ không biết, nhưng bạn biết mà ở 3 cái còm giống nhau, 1 cái bạn để nặc danh, 2 cái bạn để tên giả, như thế mà chính nhân quân tử ư? tuy thế tôi vẫn để còm của bạn hiện lên để mọi người đọc bạn và cũng là một cách để tôi phản biện, tuy không phải phản biện lấy được nào cũng là đúng.
Lần đầu tiên tôi gửi bài lên, nhìn không thấy, nên tôi phải nhấp tiếp, và xẩy ra cái việc lặp đi lặp lại mấy cụm trên. Đấy là điều bình thường thưa ông.
Có điều không bình thường ở chỗ, ông nhân danh ai mà kết án người ta là PHẢN CHÍNH TRỊ! Tội phản chính trị rất nặng, bản chất là phản động ông ạ. Nếu tôi là cô H tôi sẽ không tha cho ông về lời tuyên án này! Tôi cho ông biết như vậy.
(Chuong Van)
Đăng nhận xét