----------------
Đời sống văn hóa
Thơ luôn luôn phải trẻ
Ngày cập nhật 09/08/2012 05:45
Thông
thường các nhà thơ có quá trình sáng tác và được độc giả quan tâm, ghi
nhận thì cũng có những quan niệm về thơ. Xin anh cho độc giả biết quan
niệm của anh về thơ?
Nói
thật là những gì tôi suy nghĩ về thơ không hiểu có phải là quan niệm
thơ không? Và nó cũng rất khó để tổng hợp trong một vài dòng. Có vẻ như
thơ tôi thể hiện cái tôi nghĩ chứ không phải cái tôi thấy, hoặc nếu có
cái tôi thấy cũng là cái cớ. Tôi cho rằng thơ phải làm sao để nâng con
người lên, cả người viết và người đọc, và vì thế nó phải được rung lên
bởi những xúc cảm thẩm mỹ chứ không phải từ lý trí. Thơ tôi rất ít lý
trí dù tôi rất hay nghĩ ngợi.
Có người quan niệm thơ hay
là phải dồi dào xúc cảm. Cũng có người quan niệm thơ hay là nhờ vào
hình thức đẹp (ngôn ngữ, vần điệu…). Anh đứng về quan niệm nào?
Tôi quan niệm trước hết phải
là cảm xúc, và từ cảm xúc thì ngôn ngữ hình ảnh đẹp sẽ xuất hiện. Không
có cảm xúc tôi không thể viết được, hoặc viết nhưng chữ cứ đơ ra, cứ bẹp
dí. Khi có cảm xúc thì chữ cứ tung tăng nhảy múa cho mình chọn.
Trong
tập thơ gần đây của anh: Đêm không màu, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2009
có những câu thơ hay, ví dụ như: “ta ngồi chơi cuộc tình cờ / Nhặt lên
một trĩu nặng bờ nhân gian”; Hay: “Hà Nội cho anh biết nhớ / mùa đông
cồn cào rắc muối trong anh”… Nhưng cũng có những bài, những tứ khiến
người đọc khó cảm nhận. Ví dụ như: Chiếc váy buồn đêm biển Nha Trang, Vô
xúc, Đen trắng Sài Gòn. Đây có phải là lối thơ hậu hiện đại?
Khi
làm thơ, tôi không có ý thức mình sẽ làm hậu hiện đại hay truyền thống,
cũng như không định trước nó là lục bát hay tự do. Mà chỉ khi đặt bút
vào trang giấy (ngày xưa) và ngồi trước màn hình để gõ phím (hiện tại)
thì nó là cái gì thì tự nó ra. Tất nhiên trước đấy thì mình đã có những
sự nghiền ngẫm cái ý cái tứ, nhưng chỉ đến khi ngồi vào bàn thì chữ mới
ra. Sau hàng thứ hai thì tôi mới biết nó là truyền thống hay hậu hiện
đại, lục bát hay tự do... Ở đây nó liên quan đến lý luận, rằng là nhà
thơ thì cứ làm, còn kiểu thơ gì, thuộc trường phái nào... thì do các nhà
nghiên cứu sắp xếp.
Anh nghĩ gì về các trào lưu thơ hiện đại đang nở rộ ở Việt Nam bây giờ, anh có thử làm chưa?
Tôi
rất mừng vì sự phát triển ấy. Các cụ xưa có câu nói rất hay để chỉ sự
đa dạng, ấy là “chín người mười ý”. Câu ấy cũng có thể áp dụng vào thơ.
Cuộc sống ngày càng đa dạng, nó sinh ra cũng rất đa dạng các loại người
khác nhau về trình độ, phông văn hóa, gu thẩm mỹ, các trạng huống sống
khác nhau... và vì thế sự xuất hiện đa dạng các loại thơ cũng như sự khác nhau về cách tiếp cận, cách thưởng thức cũng là đương nhiên. Nó phù hợp với hiện trạng đời sống.
Như
đã nói, khi làm thơ tôi không chú ý lắm đến mình sẽ làm như thế nào, mà
chú ý đến mình thể hiện gì trong ấy. Thể hiện xong mới biết nó thuộc
phong cách nào. Duy nhất một lần tôi làm thơ tân hình thức. Ấy là khi
đọc tạp chí Sông Hương dành nguyên một số giới thiệu thơ tân hình thức
Việt Nam và thế giới. Thú thật là ban đầu đọc rất... khó chịu. Nhưng
kiên nhẫn đọc lại, thấy không phải không có lý, và tôi bảo: Nếu thế này
thì có khi mình cũng làm được, và lôi laptop ra gõ ngay, được một bài
như thế này, bạn đọc thử nhé:
BUỔI SÁNG MỚI
buổi sáng tôi gõ anh gõ ban
mai- một ngày mới, những
con chữ đuổi nhau như sóng dạt
bờ, nhặt về một tình
yêu như là trời ban cho ta định mệnh.
có đôi quang gánh đặt hờ bên rệ
cỏ khô, cả con đường khô, bàn
chân em bước, những ngón buồn bấm đất. Đất như là chân
trời khát tiếng vọng đò ơi.
rồi cũng đi hết một bình
minh, đi hết những chân trời hoan
lạc để
ta giờ này ngồi bấm đốt ngón tay mới hay mình dở
hơi, mình chỉ là con
sâu rau trong nồi canh sinh
viên bõng nước
ta nhận ra thực chất của
mình, là một chân không chưa trong
suốt mà vẫn còn những ảo mờ trong ý
nghĩ, vẫn những quay
cuồng khi cuộc
đời cần ta lặng gió
ta con bung xung xoay theo vòng cối
xay gió nhưng vẫn ào ào khát
vọng yêu em như ta dồn lực cuối
cùng vào một khoảng trời trong
sáng nhất, ở đó chúng mình là pha lê lấp lánh tranh
cử với các vì sao về lòng tự trọng và thế thái nhân tình
bây giờ là buổi cơm trưa nguội
ngắt, ta rạc rời nhai ý nghĩ sao băng...
7/6/2012
Nếu có thể nói về thế giới thơ của mình, anh sẽ nói gì ?
Nhà
thơ Văn Công Hùng là tác giả của 6 tập thơ (không kể văn xuôi và trường
ca): 1. Bến đợi, Hội văn học Nghệ thuật Gia Lai, 1992; 2. Hát rong, Nhà
xuất bản Đà Nẵng, 1999; 3. Hoa Tường vi trong mưa, Nhà xuất bản Đà
Nẵng, 2003; 4. Gõ chiều vào bàn phím, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2007; 5.
Đêm không màu, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2009; 6. Lục bát Văn Công
Hùng, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2010.
|
Nói về mình thì rất khó, chả
phải khiêm tốn gì nhưng quả là khó. Có một bạn cũng đang làm luận văn
thạc sĩ, khi chịu khó đọc hết gần chục tập thơ của tôi bạn ấy phát hiện
ra trong thơ tôi có một không gian truy vấn rất đậm. Tôi rất thú vị với
nhận xét này của bạn ấy. Quả là trong thơ tôi, hồi ức, ký ức, sự tự vấn
rất nhiều. Sự hoài niệm trong thơ tôi rất rõ, có lẽ thế hệ chúng tôi đã
có một quá khứ vừa đói khổ vừa rất đẹp, thêm nữa tôi lại là một đứa trẻ
nhút nhát từ bé, cứ thu mình lại để quan sát nên giờ nó mới bung ra
trong thơ chăng. Cũng có thể nữa là hoàn cảnh gia đình nó ảnh hưởng. Ba
tôi người Huế, mẹ tôi người Ninh Bình, sinh tôi ra tại Thanh Hóa, suốt
thời chiến tranh phá hoại ở miền Bắc tôi theo gia đình đi sơ tán khắp
nơi, ra trường lại lên ngay Tây Nguyên..., trong tôi nó có tất cả các
yếu tố văn hóa của các vùng đất ấy cộng lại, giao thoa và hòa nhập
chăng?... Tôi luôn đau đáu day dứt với những ngày đã qua ấy, cũng không
cắt nghĩa được rõ ràng đâu bạn ạ.
Cảm ơn nhà thơ Văn Công Hùng.
Chúc anh luôn thành công trong cuộc sống và dồi dào trong sáng tạo để
đem đến cho đời những giá trị văn chương đích thực và phong phú thêm nền
văn học Việt Nam.
Lưu Ly (thực hiện)
4 nhận xét:
Trên trang anh thấy có link dẫn đến bài "Nhà thơ Trần trương, thiên tài hay tâm thần?" Thường thì những trường hợp như thế khả năng tâm thần đến 100%, anh ạ.
Trên trang anh thấy có link dẫn đến bài "Nhà thơ Trần trương, thiên tài hay tâm thần?" Thường thì những trường hợp như thế khả năng tâm thần đến 100%, anh ạ.
điên mới làm thơ, làm thơ là diên, 'bác em bảo thế' làm thơ và thơ ko có tội, ko sai, có giỏi viết văn hay lý luận phê bình văn học đi, thơ chỉ để cho chúa nghe và chứng giám thôi, giật mình và sợ hãi nếu ai đọc thơ hoặc tặng sách thơ, ngắm kỹ body đã, ko mình sẽ bị dở hơi luôn, thơ bác tạm, nhiều bác quá siêu, nhiều ko nghe, được, như bị xúc phạm, chẳng nhẽ bảo ko nói thơ trước mặt tôi.
làm thơ đã là điên rồi, nhưng vẫn chưa điên bằng thức đến 2 giờ sáng để đọc thơ, càng đọc càng thấy mình bị điên nặng.
Đăng nhận xét