GUI VCH! Tuc cai may mang theo no mat lap truong qua, no chuyen sang tieng Anh luc nao minh loay hoay khong sao tro lai tieng Viet duoc. Danh viet khong dau vay. Nhung thay doc khong dau cung co cai hay, no buoc nguoi doc muon hieu dung phai tu duy. Cu mail dai cho chu. Mai mot ve sua chua, danh lai. cha sao!
Mình mail lại: huhu chỉnh từ chế độ tiếng Anh sang tiếng Việt nó dễ hơn thò tay vào ngực vợ thế mà bác không làm đc, đưa chữ không dấu lên lên ai mà đọc được, đến em đọc còn toét mắt lên nữa là. Nhìn xuống tay phải màn hình, có 1 cái ô, nó đang ở chữ A thì click vào nó sẽ nhảy sang chữ V. Cũng lắm thì gặp 1 đứa bé nào nhờ nó chuyển cho.
Và chắc là gặp đứa trẻ con nào đấy, o a tiếng Anh bồi với nó, nó chỉ cho nên hôm nay gõ được bài tiếp theo bằng tiếng... Việt rồi.
(Nói thêm phát chuyện post bài, đến hôm qua thì nhà Viettel chặn tiếp blogspot rồi, trước chỉ có mỗi nhà VNPT chặn. May là mình đã nâng cấp lên vanconghung.com nên không (chưa) bị chặn lại, thôi được ngày nào hay ngày ấy).
----------------
THĂM NHÀ TRẮNG
Định gõ mấy dòng ghi lại buổi đi
tham quan Nhà trắng, chợt như có ai nhắc: Ông chớ có mà mở Google rồi liệt kê lịch
sử Nhà trắng ra đấy nhé. Cả thế giới họ biết tỏng rồi ngoại trừ ông. Và vì vậy mình đứng trước nhà trắng như đứng
trước một di tích không được thuyết minh , chỉ biết Nhà trắng đang có trong đó ông Obama với đầy đủ bộ máy
mà bất cứ lúc nào cũng có thể đưa ra những quyết định làm rung chuyển thế giới.
Là mình cũng tình cờ mà đi thôi.
Không đặt ra một nhu cầu tham quan gì cả. Không có tấm bản đồ Washington DC,
mình chẳng biết Nhà trắng nó nằm hướng nào, gần hay xa nơi mình đang ở. Thế rồi
có một đoàn cán bộ NXB Chính trị quốc gia sang thăm Washington Dc, họa sỹ Hòa
có việc phải ra gặp đoàn bảo mình có đi
thăm Nhà Trắng không? Vậy là đi!
Đường ở Washington không biết nên
gọi là đường gì? Gọi là đường phố thì cũng chỉ đúng với một số đường mà thôi,
còn thì đường chạy trong rừng. Đường rừng. Rừng thật. Rừng nguyên sinh hẳn hoi
chứ không phải là lắm cây nên gọi là rừng. Mình không gặp nhưng Hòa kể khoảng
chiều tối thường gặp nai ra đường. Chạy xe không khéo là bị tai nạn vì nai.
Nhà Trắng nằm ở khu trung tâm
Washington. Vì phải vòng vèo tìm chỗ đỗ xe ô tô nên mình có dịp ngắm nghía xung
quanh nhà Trắng. Khuôn viên Nhà Trắng khá rộng. Vì nó thoáng đãng nên có thể
nhìn từ bên này sang bên kia đươc. Chỗ đậu xe cũng không cách xa Nhà Trắng là mấy. Khi đi ngang qua tòa nhà hành chính bên cạnh
Nhà Trắng mình thấy đằng sau cánh cổng có bốn năm người đang đứng ngồi ở đó như
là nhân viên bảo vệ. Không thấy họ mặc sắc phục. Không thấy ai bồng súng gác cả.
Không hiểu còn có cổng nào nữa không, nhưng bảo vệ Nhà Trắng thế này thì sơ sài quá.
Phía trước nhà trắng là một công
viên. Khách tham quan có thể dừng nghỉ ở
đó. Hành lang phía mặt tiền của Nhà Trắng khá rộng, khách tham quan du lich tập
trung cả ở đây. Thôi thì đủ cả mọi giống người trên thế giới. Da trắng, da
vàng, da đen, người to như hộ pháp, người bé như người ri, người vấn khăn như Ấn
độ. Người râu ria như Ả rập… Đủ cả! Nhà
Trắng không như mình tưởng. Nó chẳng có gì là hoành tráng, là ngạo nghễ, phô
trương như là tiếng tăm của nó. Nó là ngôi nhà được sơn màu trắng 2,3 tầng gì
đó, mình không để ý quan sát kỹ. Bao bọc xung quanh Nhà Trắng là các sân cỏ. Trong sân có nhiều cây bóng mát. Và có gì nữa không nhỉ? Mà nói chung là không
có gì tạo nên ấn tượng cả. Đại loại là một ngôi nhà cũng bình thường, thậm chí
là quá bình thường so với những ngôi nhà, những tòa nhà khác trên đất Mỹ. Chụp
hình trước tòa Nhà Trắng là nguyện vọng gần như của tất cả mọi người tới
đây. Chụp riêng, rồi chụp cả đoàn. Hết
đoàn nọ đến đoàn kia. Có đoàn đi thành hàng. Có đoàn túm tụm, lộn xộn, chen
chúc. Có người tranh thủ ngồi nghỉ ngay bờ hàng rào Nhà Trắng. Có 2 xe cảnh sát đậu trước hành lang. Mấy cảnh
sát với sắc phục màu trắng, bộ đàm trong tay quanh quẩn giữa đám người đông đúc
đó.
Ấn tượng về Nhà Trắng thì không
rõ rệt. Nhưng Tháp Bút chì phía sau Nhà Trắng thì gây được ấn tượng mạnh mẽ
trong mình. Hòa giải thích đấy là cái tháp được xây để tưởng niệm tổng thống
Washington- vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Bấy giờ đang giữa trưa, lại
đúng vào ngày nắng nóng nhất, 39 độ C, nên mình chỉ quan sát từ xa. Mình không thấy có phù
điêu trang trí gì nơi chân tháp cả, chỉ thấy một vòng tròn quanh tháp cắm nhiều
lá cờ Mỹ vòng quanh. Mình đồ chừng tháp Bút chì ( gọi là tháp bút chì vì nó giống
cái bút chì vót nhọn chĩa lên trời) phải
cao cả trăm thước. Bạn mình đã cười bảo ông nhìn thế nào chứ, cái tháp nó cao gần
nửa cây số vậy mà ông đoán nó cao có một trăm thước thôi à ?
Trong khuôn viên của tháp còn có
đài tưởng niệm Lincon nằm sát ngay bờ hồ.
Vì hồ hẹp và dài nên mình tưởng là sông. Mình nghĩ là sông Potomac nên hỏi Hòa, thì Hòa bảo
không phải, nhưng hồ này cũng nối với sông Potomac. Rồi Hòa vòng xe chạy một đoạn dọc sông Potomac
cho mình xem. Hòa bảo, con sông Potomac là nơi anh Morison
tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt nam của Mỹ trước đây. Phong cảnh nơi đây thật đẹp. Chỉ cách phố
trung tâm không mấy xa, nhưng ở đây người ta vẫn giữ gần như nguyên vẹn cảnh
quan thiên nhiên. Những chiếc cầu bắc qua sông Potomac, những chiếc cầu vượt đan chíu chít trước mắt, vậy mà mình ngồi
trong xe đưa máy chụp hình định bấm mấy kiểu lại bị cây xanh che khuất cả. Nhờ
có chiếc máy chỉ đường đặt trên xe, nên mặc dù mới ở Mỹ có 3 năm , họa sỹ Hòa vẫn
lái xe không bị lạc. Nước Mỹ không đánh tên đường phố theo tên các danh nhân,
nói đúng hơn, chỉ một số đường phố lớn là có tên đường mang tên các danh nhân,
còn là toàn dùng số. Có ít đường phố nhà cửa san sát, nhưng rất nhiều những con
đường vắng vẻ. Nhà nào cũng có khuôn viên xung quanh. Cỏ và hoa ở đây là thứ
cây trồng chủ yếu. Đất vườn rộng nhưng không thấy ai trồng cây ăn trái hay rau
xanh quanh nhà cả.
Lẽ ra mình còn được đến thăm bảo
tàng vũ trụ và nhà quốc hội, nhưng vì giờ hẹn bị trục trặc nên không đi được. Khi có ý định ghi lại một vài kỷ niệm thoáng
qua khi đến Nhà Trắng cũng như những kỷ niệm khác trên đất Mỹ, mình ngại nhất 2
điều, một là, người ta sẽ bảo mình khoe, hai là, người ta sẽ bảo mình đã mắc chứng
tôn sùng Mỹ như các nhà văn đàn anh đi trước. Trong một lần trò chuyện với nhà
thơ, dịch giả Nguyễn Bá Chung, là người
đã ở Mỹ nhiều năm, đã giảng dạy văn học tại một trường đại học lớn ở Mỹ, theo
anh, nước Mỹ nó nằm trong tay giới tài phiệt Mỹ. Các chính sách quốc tế của Mỹ
đều do giới tài phiệt chi phối. Mỹ không hề đơn giản như nhiều người nghĩ,
nhưng, phải công nhận nước Mỹ là một nước tổ chức xã hội tốt nhất trên thế giới.
Mình muốn dùng hình hình ảnh mấy
con chim sáo và mấy chú sóc nhởn nhơ kiếm ăn chơi đùa trong khuôn viên Nhà Trắng
làm hình ảnh kết thúc đoạn ghi chép nhỏ này. Không biết trong tòa Nhà Trắng đóng
cửa im ỉm suốt ngày kia, các vị tổng thống Mỹ có chỗ nào đó để trông ra vườn
không.? Các vị có thấy cảnh chơi đùa nghịch ngợm của mấy chú sóc không? Thật
không thể hình dung nổi, cuộc sống lại thanh bình yên ả đến thế chỉ ngay bên
ngoài bức tường của cái lò lửa hàng
nghìn độ- cái lò lửa mà sức nóng của nó có thể thiêu đốt bất kỳ nơi nào trên thế
giới. Những con sóc và những con chim sáo thì hoàn toàn không biết gì, nó chỉ
biết không ở đâu an toàn và tự do như là kiếm ăn trong khu vườn Nhà Trắng của
nước Mỹ./. Lê Huy Mậu Washington DC 24/6/2012
4 nhận xét:
Vùng "DC của bác LDM" đặt tên đường như zầy: Đường // với kinh tuyến đánh số 1, 2, 3....Đường // vĩ tuyến theo bảng chữ cái a, b, c.... đến z lại quay lại abc (Bất kỳ tên người, tên thú, tên cây cỏ, tên đất... bắt đấu bằng chữ a..., b... v v...)
Đặc biệt, có 1 con đường thuộc dạng dài nhất (~200km) từ nhà trắng đi về hướng Tây mang tên vị tướng chỉ huy quân miền Nam đã đầu hàng miền Bắc trong trận nội chiến của Mỹ mà phần thắng nghiêng về quân Bắc.
Đặc biệt hơn nữa là: tất cả quân lính 2 phe, sau khi chết được đưa về chôn trong cùng 1 nghĩa trang quốc gia, và được đối xử như nhau !
ĐỌC BLOG
Đọc: MỆNH LỆNH CỦA NHÂN DÂN tại Blog Hãy cùng tôi ghé thăm trái đất này thấy: “Chúng ta không có con đường nào khác, chỉ có một lựa chọn duy nhất là phải thành công. Cho dù phải chấp nhận những biện pháp đau đớn cũng phải làm”.
Mình nghĩ: Diệt sâu, nhổ cỏ mà đau đớn sao?
Đọc: THĂM NHÀ TRẮNG tại Blog nhà thơ Văn Công Hùng thấy: "Đặc biệt, có 1 con đường thuộc dạng dài nhất (~200km) từ nhà trắng đi về hướng Tây mang tên vị tướng chỉ huy quân miền Nam đã đầu hàng miền Bắc trong trận nội chiến của Mỹ mà phần thắng nghiêng về quân Bắc.
Đặc biệt hơn nữa là: tất cả quân lính 2 phe, sau khi chết được đưa về chôn trong cùng 1 nghĩa trang quốc gia, và được đối xử như nhau !" (trich từ phản hồi).
Mình nghĩ: Họ đã chiến đấu vì dân tộc.
Cũng là cái cách tư duy.
Khi đối diện với sự thật và diễn tả nó bằng mệnh lệnh của trái tim - một trái tim quả cảm, trung thực, yêu chân lý, chứ không thuộc về thứ khác như ông Sholokhov tuyên bố ngày nào - người ta mới hiểu cái gì đã làm nên sức mạnh của đất nước luôn mang tiếng là "sen đầm quốc tế". Mà thôi ko dám nói nhiều, sợ làm rung động ngôi nhà dễ thương của bác Hùng. Bài viết có một nhận định làm Ảo tui tức mình quá : nước Việt cũng có thể đưa ra những phán xét làm kinh động thế giới chứ gì phải Mỹ ! Chẳng hạn lời một bà phó chủ tịch rằng dân chủ nước nhà vạn lần hơn, rồi chỉ số hạnh phúc hết nhất tới nhì trên toàn cầu...
Dù là Blogspot hay Wordpress, chỉ cần cài ULTRASURF là có thể OK. Xin nhắn lại cho nhũng ai cần đọc Blog.
Đăng nhận xét