Nhà văn Nguyễn Hiếu là một đàn anh trong nghề. Ông xứng đáng với danh hiệu "lực sĩ viết văn" khi mà cái list tên tác phẩm của ông dài đến mấy trang A4 và số trang sách của ông chồng lên nhau phải tính bằng mét. Ông đam mê và đắm đuối với văn chương. Hôm kia đột nhiên Phạm Dũng, một tên học cùng lớp đại học với mình, giờ là người viết kịch bản chuyên nghiệp, bỗng nhiên điện rồi chuyển máy cho bác Nguyễn Hiếu.
Thì ra bác Hiếu đang dự một cái trại sáng tác sân khấu hài. Ôi ông bác vĩ đại, bác chuyển sang viết hài nữa thì kịch đàn VN sắp được nghiêng ngả vì cười đây. Vấn đề là bác bảo: yêu blog của chú nên gửi đến chú 1 bài. Mình nhận lời ngay vì được ông gửi chữ vào đây thì bằng là... được vàng. Vậy nên dù blog này ít đăng những bài dạng này vẫn xin hồ hởi giới thiệu cùng các bạn. (Chắc bác Hiếu gõ vội nên vẫn còn lỗi đánh máy mà chủ blog cũng... vội, nên post lên nguyên xi).
-------------
Có chăng một nền sân khấu hài Việt nam hiện
đại
Vịêt nam đã từng có một nền sân khấu hài cổ điển ,truyền thống
Điều đầu tiên có thể khẳng định ,
đặc tính của người Việt nam là một dân
tộc lạc quan, yêu đời .Dù trong bất kì một hoàn cảnh khó khăn nào thì tiếng cười không chỉ là một cách biểu lộ
sự yêu đời và lạc quan mà còn trở thành một vũ khí sắc bén để phê phán ,chế
diễu theo nhiều cung bậc khác nhau trước các hiện tượng của xã hội. Trong các
loại hình nghệ thuật dân gian cũng như hàn lâm của Việt nam đều in dấu khá rõ
tiếng cười đó. Nhất là các loại hình sân khấu truyền thống thì tiếng cười này
càng được thể hiện rõ .Với Chèo- một thể loại hình thức sân khấu dân gian phổ
cập ở vùng đồng bằng Bắc bộ thì tiếng cười được phổ cập và lan tỏa trong các
lớp kịch và được cô đọng, nâng cao , qui tụ lại biến tiếng cười trở thành
phương pháp hài hước có sức phê phán, công phá mạnh mẽ, Và kì lạ hơn tiếng cười
và phương pháp hài sắc bén đó được qui tụ thành nhân vật hề chèo nổi tiếng mà
bất kì trong một vở chèo nào kể cả những vở chèo phản ảnh sự xung đột gay gắt
giữa các tầng lớp trong xã hội, hay kể về một tích trò mang đầy đủ yếu tố bi
kịch thì nhân vật hề chèo với những lời thoại thông mình , phóng túng cùng
những làn điệu linh hoạt vẫn thoải mái tung hứng trên sân khấu nói lên khát
vọng của quần chúng , lên án cường quyền và phê phán thói hư tật xấu của con
người. Thiên tài của cha ông ta với tư cách là các nhà viết kịch vô danh (hay là
sự sáng tạo của tập thể các nghệ nhân) là khi xây dựng nhân vật hề này mặc dù
được định hình theo các khuôn mẫu hề mồi , hề gậy…nhưng đôi khi lại được biến
thái thành những nhân vật bình dân như mẹ Đốp , người hầu , anh Nô….Chính vì sự có mặt của nhân vật
hề này nên không ít các vở chèo đậm đặc tính bi kịch vẫn tràn đầy tiếng cười
,chất hài phóng khoáng của cha ông ta từ các vở Lưu Bình- Dương Lễ, Trương Viên, Quan âm Thị Kính…Vẫn lóe sáng
,tràn ngập chất hài trữ tình- một hình thức hài đạt tầm vóc của sự cao cấp và
sâu sắc. Còn vùng Nam bộ với sự ra đời của tuổng – một thể loại kịch cung đình
nhưng dần dần phổ cập ra đại chúng thì bên cạnh những vở tuồng pho- loại tuồng
đa phần lấy tích từ các truyện chương hồi của Trung quốc cổ đại thì luôn luôn
tồn tại loại tuồng hài mà tiếng chuyên môn gọi là tuồng đồ là loại tuồng phóng
tác, hư cấu từ thực tế xã hội và luôn luôn đầy ắp tiếng cười .Chính vì thề nên
tuồng đồ thường được gọi là tuồng hài là vì vậy .Cho đến ngày nay các vớ tuồng
đồ- tuồng hài lưu truyền lại vẫn là những hòn ngọc kinh điển trong kho tàng các
vở kịch hài của nền sân khấu cổ điển Việt nam .Tiêu biểu đó là các vở “ông Trương Tiên Bửu”,’”Trương Ngáo”, “Trần
Bồ “, “Trương Đồ Nhục-Tức “hồn Trương Ba da hàng thịt” và nhất là “Nghêu sò ốc hến” ….
Điểm qua một vài nét về hai loại kịch
truyền thồng như vậy để thấy rằng nền sân khấu Việt nam của chúng ta đã có cả
một truyền thống hài kịch với những tác phẩm kinh điển mà chúng ta hoàn toàn có
thể tự hào khi xếp chúng bên cạnh các kịch bản hài xuất sắc nhất của thế giới.
Vậy mà trên dưới hơn nửa thế kỉ nay, nền kịch nước ta gần như quá ít nếu không
muốn nói là gần như không có các vở kịch hài theo đúng nghĩa của nó chứ chưa
nói đã có những kịch bản kiệt tác , những vở diễn mang lại niềm kiêu hãnh cho
nền kịch hài nước ta . Vì sao vậy ?
Nhìn lại sân khấu hài của nước ta
trong giai đoạn gần đây
Đã từ lâu, các nhà lý luận của nước
ta cũng như thế giới đều khẳng định .Kịch là một thể loại khó viết nhất trong
các thể loại văn chương, nhưng kịch hài lại càng khó viết hơn. Nền văn chương
Pháp và kể cả Đức có không ít các nhà viết chính kịch ,bi kịch hàng đầu thế
giới như Rasin, Cooc nây, Huy Gô,Mê ri mê,Gớt , Sile nhưng chỉ có gần như duy
nhất một nhà chuyên viết hài kịch là Môlie. Nhìn xa hơn ngay như nhà viết kịch
hàng đầu của nhân loại trong mọi thế kỉ như Xếcxpia có gần 40 kịch bản lừng
danh thì số lượng kịch bản hài của ông cũng chỉ chiếm chưa đầy 10 kịch bản. Còn
ở ta tính từ khi năm 1954 cho tới nay chỉ duy nhất có vở “Quẫn”của kịch tác gia Lộng Chương dưới bàn tay của đạo diễn tài
năng Trần Hoạt mới xứng đáng được xếp là vở kịch hài đích thực. Còn ngay như “bệnh sĩ “của Lưu Quang Vũ cũng chỉ vở
kịch tâm lý xã hội mang yếu tố hài. Trong khi đó nhu cầu cần xem hài của nhân
dân ta lại quá bức thiết . Để đáp ứng nhu cầu này nên trong khi sân khấu gần
như hoàn toàn trống vắng vở diễn hài thì
Đài THTW đã đã mạnh dạn mở ra tiết mục”gặp nhau cuối tuần “nhưng mặc dù được ưa thích nhưng tiết mục này cũng lâm vào tình
trạng đầu voi đuôi chuột và sau khi khai trương vào năm 2006 thì cuối năm 2007
tiết mục này chết yểu , để biến tấu thành “thư
dãn cuối tuần “rồi “Táo quân cuối năm”với
những tiểu phẩm nhạt nhòa ,cố gợi cười một cách cơ giới với hàng loạt diễn viên
được phong lên là “danh hài” một cách
tùy tiện . Nhà hát Tuổi trẻ biết được sự khát hài của người xem đã liên tục cho
ra những loạt tiểu phẩm dười tên gọi “đời
cười” là một cố gắng lớn nhưng cũng
chỉ là những lớp cắt bắt gặp gây cười để từng bước tiến tới làm đà cho sự khái
quát , phê phán xã hội ,thói hư tật xấu
,tệ tham nhũng bằng những kịch bản có tầm vóc . Nếu sân khấu miền bắc trầm lắng
thì sân khấu miền nam lại có vẻ sôi nổi với những đêm diễn không ít tiếng cười.
Song đúng như kịch tác gỉa Lê Duy Hạnh PHó chủ tịch HNSSKVN đã đánh giá “sân khấu TPHCM hiện nay càng gây cười càng hút khán giả .Nhưng những tiếng cười đó bật
ra phần nhiều bởi những mảng miếng chọc cười cơ giới, hời hợt về hình thể, về
yếu tố với những thứ có thể gây cười một cách đơn giản, thậm chí sinh lý .
Những tiếng cười đó không thể gọi là hài vì nó không nằm trong phạm trù thẩm mĩ
. Tíếng cười mang chất hài đúng nghĩa của nó phải được bật ra từ sự đấu tranh ,
xung đột mang yếu tố xã hội. Các kịch bản hiện nay của ta quá hiếm, mà đa phần
các kịch bản hiện này vẫn chỉ là chính kịch ( đram) có tình huống hài, ngôn ngữ
quậy, nhân vật mang chút hề hề vậy thôi. Mặc dù trên dưới 10 năm trở lại đây
kịch bản sân khu của ta đã giảm bớt tính giáo huấn tăng chất giải trí lên nhưng
dường như chất hài , và kịch bản hài vẫn chưa được chú trọng .. .”Từ ý kiến của tác giả Lê Duy Hạnh tôi chợt nghĩ
.Khi không có cách nhân vật hài lớn trong những vở kịch hài đích thực thì việc
gọi các diễn viên gây cười trong các tiểu phẩm ở cả hai miền nam bắc hiện nay
được gọi là các danh hài cũng chỉ là sự phong tặng theo kiểu thổi phồng của sự
quảng cáo.
Nỗ lực để nền kịch Vịệt nam có
tác phẩm hài đích thực
Kịch tác gia Văn Sử phó ban sáng
tác của HNSSKVN cắt nghĩa vì sao nền sân khấu đương đại nước ta chưa có kịch
bản và vở diễn hài đúng nghĩa và xuất sắc. Ông cho rằng nền sân khấu nước ta từ
lâu này chưa coi trọng hài kịch là một trào lưu trong sân khấu nên dường như
không có tác giả nào chuyên tâm dồn tâm sức và tài năng để theo đuổi nó..Điều
thứ hai vài chục năm qua nền sân khấu nước ta quá quen với âm điệu chủ đạo là
ca ngợi và mổ xẻ xã hội bằng chính kịch mà quên đi sự phê phán ,mổ xẻ xã hội bằng
phương pháp hài kịch. Ngày này xã hội ta trong giai đoạn giao thời lên một xã
hội văn mình nhưng cũng mang trong mình không ít hiện trạng cần phê phán nhưng
sự phê phán bằng hài hước một cách sâu sắc với sự mổ tiến xẻ mạnh mẽ một phần
các giả chưa quen ,một phần các nhà hát ,các đoàn còn e dè nếu chưa muốn nói là
né tránh.
Trong thời gian qua ban sáng tác được
sự chỉ đạo của HNSSKVN đã nhìn ra nhu cầu và sự đòi hỏi của quần chúng về các
tác phẩm hài sâu sắc trên sân khấu nên đã có nhiều hoạt động nhằm từng bước
nâng cao chất lượng kịch bản hài . Cuộc già soát về thực trạng hài miền Bắc đã được tiến hành
thông qua hội diễn liên hoan hài ở Quảng Ninh vào cuối năm 2011 mới thấy lộ ra
sự nghèo nàn về kịch mục.Nhưng tiểu phẩm quá cũ về những Chí Phèo quá nhiều
,những mẹ đốp xã trưởng quá trùng hợp ,những mảng miếng xã hội được phản ánh
quá hời hợt , thiếu hẳn hơi thở cuộc sống. Sau cuộc khảo nghiệm như thế HNSSK
đã đi một bước táo bạo là mở trại sáng tác kịch bản chuyên hài tại Nha
trang vào tháng 5. Bằng một sự làm việc nghiêm túc đầy tính chuyên môn, ban
sáng tác đã chọn ra 15 kịch bản của 15 tác giả trong gần 50 kịch bản gửi đến dự
tuyển chọn. Kết quả và chất lượng 15 kịch bản này sẽ được góp ý một cách nghiêm
túc và sẽ được nâng cao. Kịch tác gia Văn Sử
khẳng định trại sáng tác này khuyến khích mạnh mẽ sự sáng tác hết mình,
sự đi tìm những phương pháp , đề tài và các biểu hiện mới của các tác giả để từ đó có những kịch bản hài đích thực mổ xẻ , phản ảnh xã hội, để chính
từ những thành tựu của trại sáng tác này làm đà cho sự trỗi dậy, trở lại mạnh
mẽ dòng kịch bản hài đã từng có truyền thồng lâu đời trong nền kịch Việt nam,
một đội ngũ viết kịch bản hài nhiệt thành để từng bước hạn chế những cái gọi là
tác phẩm mang danh hài nhưng quá nhạt nhòa và nông cạn đang tràn làn trên sân
khấu và các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay.
Cuối bài viết này tôi xin kể một kỉ
niệm .năm 1976, tác giả ,đạo diễn lừng danh Lộng CHương dàn dựng vở hài ‘chuyện như thế thì cân phải nói”cho đoàn
kịch Công nghiệp Hà Nội . Sau hai tháng hai bác cháu tôi cùng tập thể diễn viên
đêm đêm hăng say luyện tập để chờ công diễn.Bất đồ ông lãnh đạo đoàn kịch tên
là Yết từ Mát xcơ va trở về sau khi xem tổng duyệt ,đã hùng hổ quyết định”không
được công diễn vở này vì các anh dám phê phán giám đốc nhà nước” Nhắc lại kỉ
niệm buồn này để nói rằng sự cố gắng của các tâc giả chỉ là một phần nếu các
đoàn , các nhà hát vẫn chưa coi trọng sự phản ảnh ,phê phán thói hư tật xấu của
xã hội bằng hài kịch sắc sảo và đầy tính chiến đầu.
Nha Trang tháng 5/2012
Nguyễn Hiếu
DT:0913535270
TK:97044168 50000645 022 VIB( ngân Hàng Quốc tế)
2 nhận xét:
Bảo sân khấu ở ta không có hài, hay nhẹ hơn là thiếu chất hài, hẳn nhiều người ngạc nhiên lắm. Bởi dù là chính kịch, hoặc thậm chí bi kịch, tiêu chí mang lại tiếng cười vẫn là tiêu chí bắt buộc phải nhét vào kịch mục cho được - "để chiều lòng khán giả", dân trong nghề nói thế ! Có lẻ bản chất dân ta vốn ưa thích những gì nhẹ nhàng, không khoái tiếp thu nghiêm túc nặng nề, nên, trong quá trình đạo diễn kịch bản, tương tự như trong các buổi ca nhạc hội, diễn hài thoạt tiên nhằm làm nhẹ không khí toàn cục, sau mới phát triển dần rồi đi đến mức thâm nhập, chi phối mạnh mẽ như ngày nay. Người ta đem tấu hài lên sân khấu, thấy khán giả "chịu đèn", bèn rinh nó vô chương trình truyền hình luôn. Rốt cuộc ăn sâu sang cả sân khấu lẫn phim truyện hồi nào không biết. Vấn đề ở chỗ cái tưng tửng, qua loa, chơi bời lấy lệ vốn là đặc điểm của tấu hài đã "lột xác" trở thành cái hài thông dụng và nghiễm nhiên được nhiều người công nhận như là một thứ đòn bẫy cho hoạt động biểu diễn. Chả cần một nội dung, đề tài nào đàng hoàng nữa, chỉ cần diễn viên biết lạm dụng sự uốn éo đến vô độ hình thể của mình, biết ứng khẩu liến thoắng mọi hình thức tu từ bậy bạ nhất là có ngay cái (bị) gọi là hài, và sau đó còn mặc nhiên được thừa nhận là nghệ sĩ hài nữa mới chết ! Bây giờ thì sân khấu nói riêng, nghệ thuật biểu diễn nói chung, tràn ngập danh hài, nhưng những tiết mục, phong cách thi thố hài đi vào những lối mòn thô thiển thì ngay kẻ hâm mộ họ cũng băn khoăn, hết biết mình cười vì cái gì. Và tình thế hiện nay của sân khấu ta là cười không cần ý nghĩa, cười để tăng tốc vé bán, cười để khỏi nhớ lại mà khóc cho một thời vàng son của một giá trị thẩm mỹ được chọn lọc và được tiếp nhận khoẻ khoắn từ công chúng, thời còn vô tư nhất của tinh thần văn hoá.
cuối bài có số DT va TK để làm gì nhể bac VCH?
Đăng nhận xét