Mình đọc và xem cái này mà vừa đọc vừa cười. Mình thèm đi nên khi thấy bạn bè đi là cũng xăm xắn vào xem. Và phục chú Nguyễn Xuân Thủy với nàng Phong Điệp tung hứng nên một góc "Hà Giang hoàn hảo", có khi còn hơn cặp đôi hoàn hảo đang ì xèo trên báo.
Thêm tí nữa, là mình có một người quen trên Hà Giang nhưng chưa biết mặt, anh Nguyễn Xung Kích, 2 đêm liên tục nhiệt tình đưa bạn văn đi chơi, đêm đầu tiên là đưa nhóm Võ Thị Xuân Hà đi, và đêm sau đưa Phạm Xuân Nguyên và Đoàn Tử Huyến (đoàn khác) 1h30 đêm ăn cháo thì gọi mình, mình hết hồn nhưng vẫn nghe tiếng gió Hà Giang phù phù chen với tiếng húp cháo khuya nghe rất... bản sắc...
Hát cùng đá núi Đồng Văn
Từ ngày 24 đến 27 /11 vừa qua, được sự phê chuẩn của BCH Hội nhà văn Việt Nam, Ban nhà văn trẻ đã có chuyến đi thực tế Hà Giang. Đoàn đi gồm có: nhà văn Võ Thị Xuân Hà (ủy viên BCH, Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn, Trưởng ban nhà văn trẻ ) làm trưởng đoàn , nhà thơ Hữu Việt (Phó tổng biên tập báo Phụ nữ Thủ đô, ủy viên ban nhà văn trẻ); nhà văn Phong Điệp (Trưởng ban Văn nghệ Trẻ, phó trưởng ban nhà văn trẻ), dịch giả - nhà thơ Thụy Anh, nhà thơ Nguyễn Quang Hưng (báo Nhân dân), nhà văn Nguyễn Xuân Thủy (NXB Quân đội nhân dân), nhà văn A Sáng (báo Văn nghệ Trẻ), nhà thơ Lê Minh Đạt (Hà Nội, thành viên lucbat.com), nhà thơ miên di (đến từ Gia Lai), và nhà thơ Huyền Minh nhận nhiệm vụ "tiếp ứng ở "đầu cầu Hà Giang. Hành trình của đoàn đi khá dầy đặc, với những điểm đến : cổng trời Quản Bạ, Mã Pí Lèng, Đồng Văn, Mèo Vạc, Lũng Cú, đồn biên phòng Phó Bảng, đồn biên phòng Đồng Văn, dinh thự nhà Vương...
Chuyến đi đã để lại những ấn tượng sâu sắc với các thành viên trong đoàn.
Văn chương và sự dấn thân. Những chuyến đi là những bài học về đời sống vô cùng quý giá với người viết. Hy vọng, đây sẽ là hoạt động thường xuyên của Ban nhà văn trẻ.
Do hành trình đi kín từ sáng đến tối, các thông tin về chuyến đi đến hôm nay mới có thể chuyển tới bạn đọc.
Xin giới thiệu chùm phóng sự ảnh đầu tiên của nhà văn Nguyễn Xuân Thủy.
Hát cùng đá núi Đồng Văn
Ngay dưới chân núi nhấp nhô vùng biên cương, bên những người lính xa nhà, một đêm giao lưu thơ nhạc đã diễn ra giữa Đoàn công tác Ban Nhà văn trẻ và cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đồng Văn. Bên những lời thơ, tiếng hát là hương vị nặng đằm của rượu ngô chưng cất tại cao nguyên đá. Dù vội vã, dù bất chợt, đến rồi đi trong vài tiếng đồng hồ, nhưng những gì để lại, những gì mang về thì không chỉ là khoảnh khắc...
Xe đến Đồng Văn khi trời đã nhá nhem tối. Những bóng núi nhòa dần...
Trước đó Đồn đã được điện thoại thông báo có đoàn công tác đến giao lưu. Lãnh đạo Ban văn trẻ có lời với đơn vị. Chỉ huy đơn vị có vẻ hơi ngỡ ngàng trước đề nghị đêm giao lưu, và hình như hơi băn khoăn vì chưa có sự chuẩn bị. Có lẽ khái niệm giao lưu ở đây chỉ là... ăn cơm, uống rượu và trò chuyện.
Nhưng lo lắng ấy kịp thời được giải tỏa. Đơn vị có lời chào mừng và thưa lại, "lời qua tiếng lại" một lúc để chuẩn bị cho đêm giao lưu sẽ diễn ra ngay sau bữa tối.
Ngay sau khi thống nhất được chương trình làm việc, trong thời gian chờ ăn cơm mọi thành viên bắt tay làm công tác chuẩn bị. Nhà thơ Hữu Việt đang ghi tặng sách để tặng vào buổi tối. Cũng lúc này bộ đội đã được huy động kê bàn ghế, chuẩn bị hội trường.
Một góc khác, nhà văn Phong Điệp cùng Miên Di, đến từ Gia Lai đang chọn nhạc để khớp cho phần trình diễn "Phố núi" của Phong Điệp. Đây là truyện ngắn được chị viết trong một chuyến công tác về SiMaCai, Bắc Hà, Lào Cai năm 2010 và đã được trình diễn tại Ngày hội đọc sách thế giới tổ chức tại Văn Miếu đầu năm 2011.
Sau bữa tối, đêm giao lưu đã bắt đầu tại Hội trường của Đồn.
Nhà thơ Hữu Việt chứng tỏ đẳng cấp MC pro khi cả ngày trên xe, qua một chặng đường dài, rồi tiếp đến là một trận rượu to nối tiếp trận ban trưa tại xã Sủng Máng, Mèo Vạc mà vẫn giữ phong độ. Anh xuất hiện với nét mặt vô cùng tươi tắn.
MC Hữu Việt bắt đầu bằng màn giới thiệu các thành viên trong đoàn. Từng người đứng lên ra mắt. Đây là màn chào hỏi của Huyền Minh, một đại biểu thuộc Hội Văn học nghệ thuật Hà Giang.
Đáp lại, phía đơn vị cũng làm tương tự. Bởi một số cán bộ chiến sĩ phải đi thực hiện nhiệm vụ nên số có thể tham gia giao lưu cũng không nhiều. Nhưng cũng có đủ cán bộ, chiến sĩ.
Lúc đầu họ ngồi hiền lành và nghiêm túc, đúng phong cách nhà binh. Thậm chí có anh chào còn giơ tay đúng điều lệnh Quân đội.
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà có đôi lời làm thủ tục trước khi phần giao lưu chính thức diễn ra...
Quang cảnh phía dưới các chiên sĩ ngồi cắn hạt hướng dương và lắng nghe.
Không khí dần phá băng. Chủ và khách ngồi xen kẽ.
Đoàn công tác tặng quà cho Đồn. Một chiếc đồng hồ và một thùng sách.
Sau đó đến màn tặng sách cá nhân. Đầu tiên là nhà văn Võ Thị Xuân Hà.
Tiếp đó đến Thụy Anh với tập thơ dịch Olga Berggoltz và tập truyện ngắn Gió trắng.
Nguyễn Xuân Thủy với tiểu thuyết "Biển xanh màu lá" viết về Trường Sa.
Phong Điệp với "Kẻ dự phần".
Nguyễn Quang Hưng với "Vườn ánh sáng" và "Mùa vu lan".
Huyền Minh lên tặng tập thơ mới nhất viết trên chính quê hương mình cùng tập thơ của Nhóm 360 độ, nhóm thơ có nhiều gắn bó với vùng đất Hà Giang.
MC Hữu Việt dành cho chị vài lời phỏng vấn nhanh với dáng đứng rất lãng tử.
Phần đọc thơ do Nguyễn Quang Hưng mở màn với một sáng tác vừa ráo mực về Hà Giang: Thị trấn sắc màu viết về Đồng Văn.
Khi kết thúc, MC giới thiệu một chiến sĩ lên tặng hoa. Nhiều thành viên trong đoàn khá bất ngờ bởi cách "tặng hoa" ở Đồng Văn. Hoa ở đây là hoa ngô. Tức là rượu ngô. Không thể khước từ. Cạn chén.
Nguyễn Xuân Thủy đọc một bài thơ... trong tiểu thuyết của mình và chia sẻ những kỷ niệm về Trường Sa. Sau đó cũng nhận một hoa ngô và cạn.
Thật bất ngờ khi MC Hữu Việt giới thiệu nhà văn Võ Thị Xuân Hà lên đọc thơ. Bài thơ mọi người rất thích hai câu kết:
Đương nhiên là cũng phải nhận và cạn một chén hoa.
Màn trình diễn truyện ngắn của Phong Điệp khiến cả hội trường lặng phắc. Bất ngờ. Dù theo kế hoạch ban đầu, Nguyễn Anh Vũ sẽ là bạn diễn của chị, hai người đã chuẩn bị và làm tốt thành công tại Ngày hội đọc sách tại Văn Miếu hồi đầu năm, nhưng đến ngày đoàn đi Hà Giang thì bố Vũ nhập viện, thế là Miên Di phải... đóng thế, phục vụ phần nhạc đệm cho Phong ĐIệp. Điện được tắt, nền nhạc kèn Mông réo rắt nghe cũng khá ám.
Thành công như thế đương nhiên không thể không tặng hoa.
Các chiến sĩ Biên phòng góp vui bằng hình thức hát... karaoke. Đến tiết mục văn nghệ của Đồn nhưng khách cũng tham gia nhiệt tình.
Dáng đứng của MC Hữu Việt lúc này nhìn khá giống Mít tơ Bin.
Cuốn hút đến mức nhà văn Võ Thị Xuân Hà cũng phải nhảy lên nhập cuộc.
Sau màn hát tưng bừng tưởng vỡ trận, nhưng MC Hữu Việt đã kịp hạ hỏa để kéo mọi người tiếp tục trở về với những vần thơ. Huyền Minh lên đọc thơ, sau đó Hữu Việt cũng đọc thơ mình khá phiêu.
Cạn chén. Sau ly này anh thực sự thăng hoa.
Đến lượt Thụy Anh, người đã đến Hà Giang lần thứ 5 và có nhiều sáng tác về vùng đất địa đầu. "Bát ấu tẩu em hãy nấu non/Cho ta chết đi mà tình vẫn còn" là hai câu thơ của Thụy Anh được các thành viên trong đoàn đọc thuộc và nhắc lại suốt. Với chiếc I pad trên tay Thụy Anh cảm thấy tự tin hơn.
Miên Di đọc thơ nhưng anh cũng là người không nhớ nổi... thơ mình, nên dù đã lên mạng tìm lại thì đọc vẫn bị sót một đoạn. Sau này Miên Di thú nhận mọi người mới biết chứ lúc đó thì nghe vẫn... ngon.
Ngoài đọc thơ Miên Di còn góp vui bằng khả năng âm nhạc, giọng phiêu và quan trọng là anh hát không cần nhìn màn hình. Hữu Việt không ngần ngại múa ba lê minh họa. Thiếu quần chuyên dụng nên có người nhầm anh đang múa Vịnh Xuân quyền.
Từ hàng ghế khán giả, Đạt ma, A Sáng, Thụy Anh và Phong Điệp cổ vũ.
Lúc này chủ và khách dường như không còn khoảng cách. Mọi người không chỉ thăng hoa, mà thăng luôn cả lá, cành, gôc rễ...
Miên Di sau hai ngày nghe ngóng, đến lúc này đã xả thân vì nghệ thuật. Hát điên cuồng chả còn giữ kẽ gì nữa.
Đồn trưởng Nguyễn Đắc Lan tặng hoa Miên Di.
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà nói lời cám ơn trước khi kết thúc đêm giao lưu.
Đơn vị đáp từ trong cảm xúc rưng rưng xúc động. Nhiều anh em nói, chưa bao giờ họ được tham dự một đêm giao lưu như vậy. Một yếu tố nữa khiến các chiến sĩ thấy... choáng là vì đây là phần chưa có sự chuẩn bị gì, chỉ vài tiếng đổ bộ mà làm đâu ra đấy. Oánh nhanh rút gọn.
Cùng chụp ảnh lưu niệm trước khi chia tay các chiến sĩ về nhà nghỉ Lũng Cú và đi ăn cháo ấu tẩu...
------------
Từ Phongdiep.net
-------------------------------------
Xe đến Đồng Văn khi trời đã nhá nhem tối. Những bóng núi nhòa dần...
Trước đó Đồn đã được điện thoại thông báo có đoàn công tác đến giao lưu. Lãnh đạo Ban văn trẻ có lời với đơn vị. Chỉ huy đơn vị có vẻ hơi ngỡ ngàng trước đề nghị đêm giao lưu, và hình như hơi băn khoăn vì chưa có sự chuẩn bị. Có lẽ khái niệm giao lưu ở đây chỉ là... ăn cơm, uống rượu và trò chuyện.
Nhưng lo lắng ấy kịp thời được giải tỏa. Đơn vị có lời chào mừng và thưa lại, "lời qua tiếng lại" một lúc để chuẩn bị cho đêm giao lưu sẽ diễn ra ngay sau bữa tối.
Ngay sau khi thống nhất được chương trình làm việc, trong thời gian chờ ăn cơm mọi thành viên bắt tay làm công tác chuẩn bị. Nhà thơ Hữu Việt đang ghi tặng sách để tặng vào buổi tối. Cũng lúc này bộ đội đã được huy động kê bàn ghế, chuẩn bị hội trường.
Một góc khác, nhà văn Phong Điệp cùng Miên Di, đến từ Gia Lai đang chọn nhạc để khớp cho phần trình diễn "Phố núi" của Phong Điệp. Đây là truyện ngắn được chị viết trong một chuyến công tác về SiMaCai, Bắc Hà, Lào Cai năm 2010 và đã được trình diễn tại Ngày hội đọc sách thế giới tổ chức tại Văn Miếu đầu năm 2011.
Sau bữa tối, đêm giao lưu đã bắt đầu tại Hội trường của Đồn.
Nhà thơ Hữu Việt chứng tỏ đẳng cấp MC pro khi cả ngày trên xe, qua một chặng đường dài, rồi tiếp đến là một trận rượu to nối tiếp trận ban trưa tại xã Sủng Máng, Mèo Vạc mà vẫn giữ phong độ. Anh xuất hiện với nét mặt vô cùng tươi tắn.
MC Hữu Việt bắt đầu bằng màn giới thiệu các thành viên trong đoàn. Từng người đứng lên ra mắt. Đây là màn chào hỏi của Huyền Minh, một đại biểu thuộc Hội Văn học nghệ thuật Hà Giang.
Đáp lại, phía đơn vị cũng làm tương tự. Bởi một số cán bộ chiến sĩ phải đi thực hiện nhiệm vụ nên số có thể tham gia giao lưu cũng không nhiều. Nhưng cũng có đủ cán bộ, chiến sĩ.
Lúc đầu họ ngồi hiền lành và nghiêm túc, đúng phong cách nhà binh. Thậm chí có anh chào còn giơ tay đúng điều lệnh Quân đội.
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà có đôi lời làm thủ tục trước khi phần giao lưu chính thức diễn ra...
Quang cảnh phía dưới các chiên sĩ ngồi cắn hạt hướng dương và lắng nghe.
Không khí dần phá băng. Chủ và khách ngồi xen kẽ.
Đoàn công tác tặng quà cho Đồn. Một chiếc đồng hồ và một thùng sách.
Sau đó đến màn tặng sách cá nhân. Đầu tiên là nhà văn Võ Thị Xuân Hà.
Tiếp đó đến Thụy Anh với tập thơ dịch Olga Berggoltz và tập truyện ngắn Gió trắng.
Nguyễn Xuân Thủy với tiểu thuyết "Biển xanh màu lá" viết về Trường Sa.
Phong Điệp với "Kẻ dự phần".
Nguyễn Quang Hưng với "Vườn ánh sáng" và "Mùa vu lan".
Huyền Minh lên tặng tập thơ mới nhất viết trên chính quê hương mình cùng tập thơ của Nhóm 360 độ, nhóm thơ có nhiều gắn bó với vùng đất Hà Giang.
MC Hữu Việt dành cho chị vài lời phỏng vấn nhanh với dáng đứng rất lãng tử.
Phần đọc thơ do Nguyễn Quang Hưng mở màn với một sáng tác vừa ráo mực về Hà Giang: Thị trấn sắc màu viết về Đồng Văn.
Khi kết thúc, MC giới thiệu một chiến sĩ lên tặng hoa. Nhiều thành viên trong đoàn khá bất ngờ bởi cách "tặng hoa" ở Đồng Văn. Hoa ở đây là hoa ngô. Tức là rượu ngô. Không thể khước từ. Cạn chén.
Nguyễn Xuân Thủy đọc một bài thơ... trong tiểu thuyết của mình và chia sẻ những kỷ niệm về Trường Sa. Sau đó cũng nhận một hoa ngô và cạn.
Thật bất ngờ khi MC Hữu Việt giới thiệu nhà văn Võ Thị Xuân Hà lên đọc thơ. Bài thơ mọi người rất thích hai câu kết:
Em là cô dâu nhỏ bé
Chụm lửa nấu cơm trong bếp nhà anh
Đương nhiên là cũng phải nhận và cạn một chén hoa.
Màn trình diễn truyện ngắn của Phong Điệp khiến cả hội trường lặng phắc. Bất ngờ. Dù theo kế hoạch ban đầu, Nguyễn Anh Vũ sẽ là bạn diễn của chị, hai người đã chuẩn bị và làm tốt thành công tại Ngày hội đọc sách tại Văn Miếu hồi đầu năm, nhưng đến ngày đoàn đi Hà Giang thì bố Vũ nhập viện, thế là Miên Di phải... đóng thế, phục vụ phần nhạc đệm cho Phong ĐIệp. Điện được tắt, nền nhạc kèn Mông réo rắt nghe cũng khá ám.
Thành công như thế đương nhiên không thể không tặng hoa.
Các chiến sĩ Biên phòng góp vui bằng hình thức hát... karaoke. Đến tiết mục văn nghệ của Đồn nhưng khách cũng tham gia nhiệt tình.
Dáng đứng của MC Hữu Việt lúc này nhìn khá giống Mít tơ Bin.
Cuốn hút đến mức nhà văn Võ Thị Xuân Hà cũng phải nhảy lên nhập cuộc.
Sau màn hát tưng bừng tưởng vỡ trận, nhưng MC Hữu Việt đã kịp hạ hỏa để kéo mọi người tiếp tục trở về với những vần thơ. Huyền Minh lên đọc thơ, sau đó Hữu Việt cũng đọc thơ mình khá phiêu.
Cạn chén. Sau ly này anh thực sự thăng hoa.
Đến lượt Thụy Anh, người đã đến Hà Giang lần thứ 5 và có nhiều sáng tác về vùng đất địa đầu. "Bát ấu tẩu em hãy nấu non/Cho ta chết đi mà tình vẫn còn" là hai câu thơ của Thụy Anh được các thành viên trong đoàn đọc thuộc và nhắc lại suốt. Với chiếc I pad trên tay Thụy Anh cảm thấy tự tin hơn.
Miên Di đọc thơ nhưng anh cũng là người không nhớ nổi... thơ mình, nên dù đã lên mạng tìm lại thì đọc vẫn bị sót một đoạn. Sau này Miên Di thú nhận mọi người mới biết chứ lúc đó thì nghe vẫn... ngon.
Ngoài đọc thơ Miên Di còn góp vui bằng khả năng âm nhạc, giọng phiêu và quan trọng là anh hát không cần nhìn màn hình. Hữu Việt không ngần ngại múa ba lê minh họa. Thiếu quần chuyên dụng nên có người nhầm anh đang múa Vịnh Xuân quyền.
Từ hàng ghế khán giả, Đạt ma, A Sáng, Thụy Anh và Phong Điệp cổ vũ.
Lúc này chủ và khách dường như không còn khoảng cách. Mọi người không chỉ thăng hoa, mà thăng luôn cả lá, cành, gôc rễ...
Miên Di sau hai ngày nghe ngóng, đến lúc này đã xả thân vì nghệ thuật. Hát điên cuồng chả còn giữ kẽ gì nữa.
Đồn trưởng Nguyễn Đắc Lan tặng hoa Miên Di.
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà nói lời cám ơn trước khi kết thúc đêm giao lưu.
Đơn vị đáp từ trong cảm xúc rưng rưng xúc động. Nhiều anh em nói, chưa bao giờ họ được tham dự một đêm giao lưu như vậy. Một yếu tố nữa khiến các chiến sĩ thấy... choáng là vì đây là phần chưa có sự chuẩn bị gì, chỉ vài tiếng đổ bộ mà làm đâu ra đấy. Oánh nhanh rút gọn.
Cùng chụp ảnh lưu niệm trước khi chia tay các chiến sĩ về nhà nghỉ Lũng Cú và đi ăn cháo ấu tẩu...
------------
Từ Phongdiep.net
-------------------------------------
| |
7 nhận xét:
Tình hình là rất tình hình. Biển Đông đang dậy sóng, ta đang chuẩn bị đòi lại Hoàng Sa mà nhà văn nhiều hơn bộ đội thế này có phải gay go không ông VCH ơi!? Hu hu hi hi
Đi nhiều, ăn nhậu nhiều, tốn tiền thuế nhiều,lại thương ông Hữu Thỉnh nhiều...mà chẳng thấy có tác phẩm nào gây ấn tượng, cứ nhàn nhạt, nhàn nhạt...Nhà văn, nhà thơ mà cứ như công chức thì văn học nước nhà tới đâu không biết. Hu hu!
Cái từ hoa ngô của các chiến sĩ biên phòng dễ thương quá . Hoa ngô này ngâm vào thùng gỗ sồi vài năm chắc thành bourbon whiskey loại thượng hạng.
Thế mới biết nhà em cũng là người yêu hoa , nhất là hoa lúa, hoa nho,hoa lúa mì ,hoa đại mạch...
Cái từ hoa ngô của các chiến sĩ biên phòng dễ thương quá . Hoa ngô này ngâm vào thùng gỗ sồi vài năm chắc thành bourbon whiskey loại thượng hạng.
Thế mới biết nhà em cũng là người yêu hoa , nhất là hoa lúa, hoa nho,hoa lúa mì ,hoa đại mạch...
Tư thế ngồi của ngài thứ 2 từ phải sang kinh quá đi mất...
"Chúng em đến đây để giao lưu học hỏi,vui là chính. Xin quí vị cho một tràng pháo tay để động viên. Xin cám ơn! xin cám ơn!"
Em nguyễn Xung Kích đây!
Bác Văn Công Hùng ơi!
Đoàn Hội nhà văn TP Hà Nội lên Hà Giang hơi bị hay. Rất thiện chí và rất thân thiện. Bác cứ hỏi bác Phạm Xuân Nguyên, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, nhạc sĩ Đoàn Bổng, G.sư Văn Như Cương xem em khoe với anh hay em kể chuyện thật.
Trước hết là đoàn không làm phiền( Còn tặng con Sam Sung 32 in cho đồn Biên phòng Bản Máy, đồn khó khăn được hưởng phụ cấp 100% như ngoài Trường Sa ).
Các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ trong đoàn rất chi là lề lối chiêm nghiệm thực tế chứ không chảnh, không thả dáng, không trình diễn nhạt nhòa.
Đại tá Hoàng Đình Xuất ( Phó chỉ huy trưởng Bộ CHBĐBP tỉnh ), nhà thơ Bàn Thị Ba ( Chủ tịch Hội VH-NT tỉnh ), nhà thơ Mai Ngọc Hướng ( Phó trưởng ban Dân tộc tỉnh ) cùng cán bộ chiến sĩ Biên phòng tỉnh và các cô gaí Mông, Tày, Nùng...bạn em làm đêm giao lưu tạm biệt Hà Giang vui và tư cách lắm bác ạ.
Tan cuộc, bác Nguyên cùng nhạc sĩ Đoàn Bổng, nhà thơ đại tá Nguyễn Quốc Toản,chị Tố Hoa và chị nữa em không biết tên còn giao lưu tiếp tới khuya mới về.
Bác Nguyên và bác Đoàn Bổng uống vô địch luôn. Em vùng cao mà cũng phải chào thua đấy.
Đoàn chị Võ Thị Xuân Hà và Phong Điệp thì em mới biết. Em thấy chị Xuân Hà rất trải đời, Phong Điệp rất đáng yêu, Bằng Việt thì rất phong trần. Cuộc này không được vui theo đúng nghĩa vì có chút lý do tế nhị.
Hôm nào bác thu xếp lên HG được thì báo cho em trước 2 ngày để đồng bào đón bác đấy nhé.
Đăng nhận xét