Cho đến bây giờ, vẫn còn rất nhiều người "có chữ" ở Tây Nguyên xưng xưng bảo: lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm trâu... trong khi thực ra cả đâm (ăn) trâu, cả chiêng chỉ là một thành tố của hội... Xoang là múa, thế mà rất nhiều nhà báo vẫn say sưa miêu tả "nhân dân múa xoang mừng đổi mới", cũng như Plei là làng mà nhiều người có trách nhiệm vẫn "làng Pleiku Roh"...
Mình lên Tây nguyên được theo hầu mấy bậc: Tô Ngọc Thanh, Từ Chi, Nguyên Ngọc... theo lặng lẽ thôi, mà học được khối điều. Bài này GS Thanh dạy về hội hợp với vệt bài của mình nên xin phép rinh về...Đi hội chứ không phải đi... "cướp"!
"Còn như bây giờ, chính những người làm văn hóa lại góp phần "cải biên" hội cổ truyền thì còn nói được ai? Người soạn văn bản luật quy định về hoạt động văn hóa lại không hiểu rõ văn hóa. Cấm đủ thứ chuyện không đáng cấm thì làm sao có thể chấn chỉnh được hoạt động lễ hội? Xin hãy trả lại quyền sáng tạo văn hóa cho người dân và hãy trở về học dân xem họ hiểu thế nào là hội!" - GS Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian. Mạnh ai nấy "cướp"
- Trong một số hội dân gian cổ truyền người ta thường cầu được may mắn. Như hội đánh phết, từ xưa đã có quan niệm "ai giành được quả phết về tay mình thì may mắn cả năm". Kết quả như báo chí phản ánh là "hàng trăm thanh niên lao vào tranh cướp, thậm chí ẩu đả". Quan niệm may mắn lại dẫn đến sự tranh cướp, ẩu đả là đúng hay sai? GS lý giải thế nào về hiện tượng này?
- Câu chuyện bạn vừa nhắc đến, hay chuyện tranh cướp hoa tre ở hội Gióng phản ánh cách ứng xử của xã hội. Xưa kia mọi người tôn trọng sự may mắn của người cướp được vật thiêng. Nay thì người ta giành giật nhau để có sự may mắn. Vì sao ư? Trong xã hội đồng tiền lên ngôi, may mắn được người ta tin là sẽ đẻ ra đồng tiền, thì người ta phải tranh giành thôi. Cứ nhìn cảnh xã hội đổ xô về đền Bà Chúa Kho để vay đầu năm, rồi trả cuối năm thì rõ. Bà Chúa Kho chỉ là bà chúa giữ kho, có phải "cơ quan tín dụng" đâu, nhưng vì xã hội đã "cố tình" giải thích chữ kho khác đi, vậy là người kinh doanh hối hả tới, người không kinh doanh cũng hối hả tới luôn.
Những gì xảy ra ở lễ hội phản ánh quan niệm của xã hội thôi. Sự tranh cướp xuất phát từ thái độ đua tranh không lành mạnh để giành quyền lợi vật chất cho mình, không ai biết tôn trọng ai. Cứ ra đường, quan sát cách cả xã hội tham gia giao thông là thấy rõ, mạnh ai nấy đi, mạnh ai nấy lách. Khi đến với đình chùa thì họ đem cái vụ lợi vật chất để áp dụng vào toàn bộ hành vi ứng xử của họ, nên mới có nhiều câu chuyện đáng buồn như thế.
Nguyễn Văn Tèo thành Nguyễn Văn... William?
- Nói như GS thì bối cảnh xã hội đã khiến chủ nhân của lễ hội lẫn người tham gia lễ hội bị biến tướng. Là chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian, chắc GS đã đi khắp các vùng quê, vậy nhiều vùng có còn các lễ hội giữ được bản chất lễ hội của dân, của làng không?
-Thứ nhất, phải nói rõ là trước đây không có khái niệm lễ hội. Từ lễ hội là do nghiên cứu theo cách nhận thức duy lý, phân tích tính, vốn xuất hiện vào thời kỳ cơ khí hóa, nên mới tách biệt phần lễ là nghiêm trang, phần hội là vui vẻ.
Khái niệm này hoàn toàn không phù hợp với cách nhận thức của người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng. Người Việt Nam nhìn sự vật là tổng thể, hội là hội. Lúc nào nghiêm trang, lúc nào vui vẻ chỉ là thành tố của một tổng thể hội thôi. Người dân chỉ nói làng tôi mở hội, làng tôi đóng đám, làng tôi vào đám, người chủ trì hội gọi là cai đám thôi. Cái nhìn tổng thể này xuyên suốt toàn bộ nhận thức, đánh giá mọi vật xung quanh con người.
Phần vui chơi trong hội thực ra mang tính biểu tượng rất rõ. Những phần thi như bắn nỏ, sới vật... là biểu tượng của yếu tố dương, trong khi con gái nấu cơm thi là biểu hiện khả năng của giới âm. Âm dương họp nhau lại. Xin hãy nhìn kỹ xem, sới vật hình tròn, trải chiếu đỏ lên trên là hình tượng mặt trời.
Khi bắt đầu thì hai ông già vào vật trước để lấy khước. Đó là thế hệ cũ bàn giao cho thế hệ mới trên nền mặt trời. Rồi mới đến thanh niên vật, không chọn người vô địch, mà ai thắng được thưởng một vuông nhiễu màu đỏ và một gói chè. Thi vật trên nền năng lượng mặt trời, nên người thắng sẽ được nhiều năng lượng hơn, cũng giống như sự may mắn khi tranh được quả phết, hoa tre vậy. Đó là quan niệm của rất nhiều dân tộc, chứ không riêng của ta.
Bây giờ với sự "hiện đại hóa", người ta gọi là "phần hội" để có cả vui chơi có thưởng và các môn thể thao vào.
Sau vài chục năm không làm hội (từ những năm 1990, hội mới được khôi phục) nên chuẩn mực của hội xưa không mấy ai nhớ để theo, nên không có trọng tài.
Chỉ còn những người già thì có hồi ức, ký ức về hội xưa. Còn những người từ 50 tuổi trở xuống được đào tạo theo kiểu mới, được tiếp cận với những thứ mà họ nghĩ là hiện đại, thậm chí đã có thời hội bị coi là mê tín dị đoan, nên vô tình họ cũng muốn làm hội theo kiểu mới, chứ không muốn trở về với truyền thống.
- Phải chăng đó là sự đứt gãy? Chúng ta quá lạm dụng khái niệm hiện đại chăng?
- Đúng là sự đứt gãy. Cả hai cặp phạm trù về văn hóa mà chúng ta đang "lạm dụng" đều không đúng.
Cặp phạm trù thứ nhất là truyền thống - hiện đại. Phải phân biệt rõ, hiện đại là phẩm chất, là chất lượng cuộc sống, còn văn hóa là tính cách của cuộc sống. Chất lượng có thể đổi, nhưng tính cách không đổi. Chúng ta đã vô tình phân định, truyền thống đồng nghĩa với quá khứ, hiện đại nghĩa là hôm nay, không lẽ truyền thống lại chỉ đến "trước hôm nay" thôi sao?
Phải thấy rõ, truyền thống là quá trình động, còn dân tộc thì còn sáng tạo ra truyền thống, truyền thống là hệ thống các tinh hoa, là sự kết tinh văn hóa của các thời kỳ, nó giống như chuỗi ngọc. Ngay cả kết tinh đó cũng đem ra giũa lại thì làm sao còn truyền thống? Cha tôi là Nguyễn Văn Tèo, giờ để "hiện đại" đổi thành Nguyễn Văn William được không? Lẽ ra phải gọi đó là truyền thống và đương đại (chứ không phải là "hiện đại")
Tương tự như thế là cặp phạm trù dân tộc - hiện đại, không lẽ dân tộc là lạc hậu sao? Không lẽ dân tộc thì không hiện đại, còn hiện đại thì không dân tộc? Thế nên xem truyền hình mới thấy ngập tràn những chương trình "hiện đại". Lẽ ra phải là dân tộc và ngoại tộc, hay dân tộc và nước ngoài mới đúng.
Đúng là xã hội thay đổi thì văn hóa cũng thay đổi, nhưng không phải mọi thứ trong văn hóa đều phải thay đổi. Như trên đã nói, những giá trị của quá khứ mang ý nghĩa tinh hoa và là biểu trưng của truyền thống sáng tạo của dân tộc thì việc biến đổi nó phải rất thận trọng, nếu không thì tự mình sẽ đánh mất lịch sử của chính mình
Không còn cái "thiêng" thì không còn hội nữa
- Vậy giá trị cốt lõi nhất của hội cổ truyền là gì, thưa GS?
- Với hội cổ truyền của nhân dân, giá trị của nó rất nhiều mặt, nhưng hạt nhân của nó phải là tính thiêng. Tôi đến hội là để đắm mình trong không gian thiêng của hội, nơi hội tụ của anh linh trời đất. Nơi hội nhập của quá khứ và hiện tại, của tổ tiên và con cháu, để tôi có được những giây phút thăng hoa, để tôi được thoát ra khỏi cái thân phận thường ngày của mình. Trạng thái thăng hoa ấy đã tạo ra rất nhiều hình thức văn học nghệ thuật mang đậm chất dân tộc. Thế nên các cụ mới nói "tả tơi xem hội". "Rách" tả tơi vẫn đi, dù chen với nhau vẫn phải đến hội. Hội xưa nếu không có yếu tố thiêng thì không còn hội nữa.
Còn bây giờ, khái niệm "lễ hội" được dùng tràn lan. Nó khác hẳn so với hội cổ truyền. Nó đáp ứng cho những mục đích tuyên truyền chính trị, tôn vinh ngành nghề, tuyên dương thành tích, thu hút du lịch, mở hội chợ v.v. Nên nó cần một hình thức "hoành tráng", vừa là một cuộc mít tinh vừa có thêm phần biểu diễn nghệ thuật theo kiểu "chương hồi"; vừa có khai mạc của các vị lãnh đạo, vừa có biểu diễn theo kịch bản.
Nhân dân là người đến xem, thường ngồi, hoặc đứng sau hàng ghế các quan chức. Họ được hưởng thụ những món văn hóa của giới chuyên nghiệp chứ không phải là hội của họ. Gọi những tổ chức như thế là "lễ hội" hay là gì thuộc về quyền của mọi người. Có điều, đừng lẫn nó với hội cổ truyền và nhất là đừng đem nó làm "mẫu chuẩn" để "hiện đại hóa" hội xưa.
- Ngay cả những hội truyền thống ngày xưa cũng ít nhiều biến dạng đấy chứ, thưa GS? Trong bối cảnh xã hội mà GS đã phân tích, khi cả người đi hội lẫn chủ nhân của hội đều là sản phẩm của sự đứt gãy, phải làm sao để trở về với những giá trị tốt đẹp của hội ngày xưa?
- Trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền các cấp phải vào cuộc thôi. Phải tuyên truyền cho dân phân biệt hội làng của dân và cái gọi là lễ hội thời nay. Nhưng quan trọng hơn cả là cần có một hệ chuẩn mực không chỉ cho hoạt động hội, mà cho mọi hoạt động của xã hội.
Ví dụ, hãy cứ điều chỉnh hành vi tham gia giao thông đi đã. Còn như bây giờ, chính những người làm văn hóa lại góp phần "cải biên" hội cổ truyền thì còn nói được ai? Người soạn văn bản luật quy định về hoạt động văn hóa lại không hiểu rõ văn hóa, cấm đủ thứ chuyện không đáng cấm thì làm sao có thể chấn chỉnh được hoạt động lễ hội? Xin hãy trả lại quyền sáng tạo văn hóa cho người dân và hãy trở về học dân xem họ hiểu thế nào là hội!
( Bài trên Vietnamnet)
- Trong một số hội dân gian cổ truyền người ta thường cầu được may mắn. Như hội đánh phết, từ xưa đã có quan niệm "ai giành được quả phết về tay mình thì may mắn cả năm". Kết quả như báo chí phản ánh là "hàng trăm thanh niên lao vào tranh cướp, thậm chí ẩu đả". Quan niệm may mắn lại dẫn đến sự tranh cướp, ẩu đả là đúng hay sai? GS lý giải thế nào về hiện tượng này?
- Câu chuyện bạn vừa nhắc đến, hay chuyện tranh cướp hoa tre ở hội Gióng phản ánh cách ứng xử của xã hội. Xưa kia mọi người tôn trọng sự may mắn của người cướp được vật thiêng. Nay thì người ta giành giật nhau để có sự may mắn. Vì sao ư? Trong xã hội đồng tiền lên ngôi, may mắn được người ta tin là sẽ đẻ ra đồng tiền, thì người ta phải tranh giành thôi. Cứ nhìn cảnh xã hội đổ xô về đền Bà Chúa Kho để vay đầu năm, rồi trả cuối năm thì rõ. Bà Chúa Kho chỉ là bà chúa giữ kho, có phải "cơ quan tín dụng" đâu, nhưng vì xã hội đã "cố tình" giải thích chữ kho khác đi, vậy là người kinh doanh hối hả tới, người không kinh doanh cũng hối hả tới luôn.
Những gì xảy ra ở lễ hội phản ánh quan niệm của xã hội thôi. Sự tranh cướp xuất phát từ thái độ đua tranh không lành mạnh để giành quyền lợi vật chất cho mình, không ai biết tôn trọng ai. Cứ ra đường, quan sát cách cả xã hội tham gia giao thông là thấy rõ, mạnh ai nấy đi, mạnh ai nấy lách. Khi đến với đình chùa thì họ đem cái vụ lợi vật chất để áp dụng vào toàn bộ hành vi ứng xử của họ, nên mới có nhiều câu chuyện đáng buồn như thế.
Nguyễn Văn Tèo thành Nguyễn Văn... William?
- Nói như GS thì bối cảnh xã hội đã khiến chủ nhân của lễ hội lẫn người tham gia lễ hội bị biến tướng. Là chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian, chắc GS đã đi khắp các vùng quê, vậy nhiều vùng có còn các lễ hội giữ được bản chất lễ hội của dân, của làng không?
GS Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian |
Khái niệm này hoàn toàn không phù hợp với cách nhận thức của người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng. Người Việt Nam nhìn sự vật là tổng thể, hội là hội. Lúc nào nghiêm trang, lúc nào vui vẻ chỉ là thành tố của một tổng thể hội thôi. Người dân chỉ nói làng tôi mở hội, làng tôi đóng đám, làng tôi vào đám, người chủ trì hội gọi là cai đám thôi. Cái nhìn tổng thể này xuyên suốt toàn bộ nhận thức, đánh giá mọi vật xung quanh con người.
Phần vui chơi trong hội thực ra mang tính biểu tượng rất rõ. Những phần thi như bắn nỏ, sới vật... là biểu tượng của yếu tố dương, trong khi con gái nấu cơm thi là biểu hiện khả năng của giới âm. Âm dương họp nhau lại. Xin hãy nhìn kỹ xem, sới vật hình tròn, trải chiếu đỏ lên trên là hình tượng mặt trời.
Khi bắt đầu thì hai ông già vào vật trước để lấy khước. Đó là thế hệ cũ bàn giao cho thế hệ mới trên nền mặt trời. Rồi mới đến thanh niên vật, không chọn người vô địch, mà ai thắng được thưởng một vuông nhiễu màu đỏ và một gói chè. Thi vật trên nền năng lượng mặt trời, nên người thắng sẽ được nhiều năng lượng hơn, cũng giống như sự may mắn khi tranh được quả phết, hoa tre vậy. Đó là quan niệm của rất nhiều dân tộc, chứ không riêng của ta.
Bây giờ với sự "hiện đại hóa", người ta gọi là "phần hội" để có cả vui chơi có thưởng và các môn thể thao vào.
Sau vài chục năm không làm hội (từ những năm 1990, hội mới được khôi phục) nên chuẩn mực của hội xưa không mấy ai nhớ để theo, nên không có trọng tài.
Chỉ còn những người già thì có hồi ức, ký ức về hội xưa. Còn những người từ 50 tuổi trở xuống được đào tạo theo kiểu mới, được tiếp cận với những thứ mà họ nghĩ là hiện đại, thậm chí đã có thời hội bị coi là mê tín dị đoan, nên vô tình họ cũng muốn làm hội theo kiểu mới, chứ không muốn trở về với truyền thống.
- Phải chăng đó là sự đứt gãy? Chúng ta quá lạm dụng khái niệm hiện đại chăng?
- Đúng là sự đứt gãy. Cả hai cặp phạm trù về văn hóa mà chúng ta đang "lạm dụng" đều không đúng.
Cặp phạm trù thứ nhất là truyền thống - hiện đại. Phải phân biệt rõ, hiện đại là phẩm chất, là chất lượng cuộc sống, còn văn hóa là tính cách của cuộc sống. Chất lượng có thể đổi, nhưng tính cách không đổi. Chúng ta đã vô tình phân định, truyền thống đồng nghĩa với quá khứ, hiện đại nghĩa là hôm nay, không lẽ truyền thống lại chỉ đến "trước hôm nay" thôi sao?
Với hội cổ truyền của nhân dân, giá trị của nó rất nhiều mặt, nhưng hạt nhân của nó phải là tính thiêng. Tôi đến hội là để đắm mình trong không gian thiêng của hội, nơi hội tụ của anh linh trời đất. Nơi hội nhập của quá khứ và hiện tại, của tổ tiên và con cháu, để tôi có được những giây phút thăng hoa, để tôi được thoát ra khỏi cái thân phận thường ngày của mình. Trạng thái thăng hoa ấy đã tạo ra rất nhiều hình thức văn học nghệ thuật mang đậm chất dân tộc. Thế nên các cụ mới nói "tả tơi xem hội". "Rách" tả tơi vẫn đi, dù chen với nhau vẫn phải đến hội. Hội xưa nếu không có yếu tố thiêng thì không còn hội nữa. |
Tương tự như thế là cặp phạm trù dân tộc - hiện đại, không lẽ dân tộc là lạc hậu sao? Không lẽ dân tộc thì không hiện đại, còn hiện đại thì không dân tộc? Thế nên xem truyền hình mới thấy ngập tràn những chương trình "hiện đại". Lẽ ra phải là dân tộc và ngoại tộc, hay dân tộc và nước ngoài mới đúng.
Đúng là xã hội thay đổi thì văn hóa cũng thay đổi, nhưng không phải mọi thứ trong văn hóa đều phải thay đổi. Như trên đã nói, những giá trị của quá khứ mang ý nghĩa tinh hoa và là biểu trưng của truyền thống sáng tạo của dân tộc thì việc biến đổi nó phải rất thận trọng, nếu không thì tự mình sẽ đánh mất lịch sử của chính mình
Không còn cái "thiêng" thì không còn hội nữa
- Vậy giá trị cốt lõi nhất của hội cổ truyền là gì, thưa GS?
- Với hội cổ truyền của nhân dân, giá trị của nó rất nhiều mặt, nhưng hạt nhân của nó phải là tính thiêng. Tôi đến hội là để đắm mình trong không gian thiêng của hội, nơi hội tụ của anh linh trời đất. Nơi hội nhập của quá khứ và hiện tại, của tổ tiên và con cháu, để tôi có được những giây phút thăng hoa, để tôi được thoát ra khỏi cái thân phận thường ngày của mình. Trạng thái thăng hoa ấy đã tạo ra rất nhiều hình thức văn học nghệ thuật mang đậm chất dân tộc. Thế nên các cụ mới nói "tả tơi xem hội". "Rách" tả tơi vẫn đi, dù chen với nhau vẫn phải đến hội. Hội xưa nếu không có yếu tố thiêng thì không còn hội nữa.
Còn bây giờ, khái niệm "lễ hội" được dùng tràn lan. Nó khác hẳn so với hội cổ truyền. Nó đáp ứng cho những mục đích tuyên truyền chính trị, tôn vinh ngành nghề, tuyên dương thành tích, thu hút du lịch, mở hội chợ v.v. Nên nó cần một hình thức "hoành tráng", vừa là một cuộc mít tinh vừa có thêm phần biểu diễn nghệ thuật theo kiểu "chương hồi"; vừa có khai mạc của các vị lãnh đạo, vừa có biểu diễn theo kịch bản.
Nhân dân là người đến xem, thường ngồi, hoặc đứng sau hàng ghế các quan chức. Họ được hưởng thụ những món văn hóa của giới chuyên nghiệp chứ không phải là hội của họ. Gọi những tổ chức như thế là "lễ hội" hay là gì thuộc về quyền của mọi người. Có điều, đừng lẫn nó với hội cổ truyền và nhất là đừng đem nó làm "mẫu chuẩn" để "hiện đại hóa" hội xưa.
Tục "cướp hoa tre" lấy lộc trong lễ hội Gióng. Ảnh: Hà Tùng - SGGP |
- Trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền các cấp phải vào cuộc thôi. Phải tuyên truyền cho dân phân biệt hội làng của dân và cái gọi là lễ hội thời nay. Nhưng quan trọng hơn cả là cần có một hệ chuẩn mực không chỉ cho hoạt động hội, mà cho mọi hoạt động của xã hội.
Ví dụ, hãy cứ điều chỉnh hành vi tham gia giao thông đi đã. Còn như bây giờ, chính những người làm văn hóa lại góp phần "cải biên" hội cổ truyền thì còn nói được ai? Người soạn văn bản luật quy định về hoạt động văn hóa lại không hiểu rõ văn hóa, cấm đủ thứ chuyện không đáng cấm thì làm sao có thể chấn chỉnh được hoạt động lễ hội? Xin hãy trả lại quyền sáng tạo văn hóa cho người dân và hãy trở về học dân xem họ hiểu thế nào là hội!
( Bài trên Vietnamnet)
4 nhận xét:
Gửi bác Văn Công Hùng!
Cảm ơn bác đã rinh về một bài trả lời phỏng vấn thú vị của GS Tô Ngọc Thanh cho em được thưởng thức. Và, giận bác vì thế mà em lại mất giấc ngủ trưa. He he...đó là tính 2 mặt của một vấn đề.
@ Võ Công Phúc:
Hôm any say, nãi bây giờ mới biết chú... mất ngủ trưa?...
GS Tô trả lời thẳng thắn nhỉ, sao GS không nói luôn câu chuyện các bác bên Văn hóa lừa GS không biết bao lần cũng chuyện lễ và hội.
Khổ nỗi là chỉ chém gió thôi, Bộ và Ban họ có thèm nghe đâu. Vì trên các bố ấy là những bố có mọi quyền nhưng không sâu sát và sâu sắc. Hi hi. Nghe đọa răng?
@ Bác Đoàn Nam Sinh:
GS và cánh VH rất... ghét nhau. Ổng gọi họ là văn hóa quần... đùi, và họ cũng tranh thủ ông sơ hở là... chém. Nhiều ý kiến, tư liệu khoa học của ông được một số CB văn hóa... mượn...
Đăng nhận xét