Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

CHUYỆN LẠ Ở BẢO TÀNG SÁP

Công lao to lớn lừng lững thế, nhân dân coi như bố thế, cả thế giới công nhận thế, mà tuyệt nhiên không thấy một dòng một ảnh, chỉ thấy nhân dân của họ, một nhân dân cũng lầm than như ta một thời nhưng đầy tự tin và kiêu hãnh...



Ở Singapo người ta tận dụng từng xăng ti mét đất để quy hoạch, xây dựng công sở, trường học, bệnh viện, các khu sinh thái môi trường, văn hóa và du lịch. Ví dụ như có một cái trường đại học Singapo phải xây ở bốn năm khu đất nhỏ cách xa nhau, nhưng người ta đã xây dựng một hệ thống ngầm nối thông nó lại để trong ấy có cả đường xe buyt, phần trồi lên mặt đất chỉ là phần nhỏ. Người Singapo chủ yếu sống làm việc và sinh hoạt dưới… đất. Mỗi ngày có chừng 2,5 triệu người di chuyển ngầm dưới đất, chỉ một phần rất nhỏ ở trên mặt đất. Nội hòn đảo bé tí Sentosa mà khách du lịch cũng đi mệt nghỉ và cũng đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Đấy là nơi biểu diễn nhạc nước nổi tiếng thế giới về lịch sử Singapo. Là nơi có bảo tàng sáp nườm nượp khách du lịch khắp thế giới xếp hàng mua vé 10 đô la Sin vào xem. Là nơi chiếu phim 4D với vé 18 đô la Sin tức 220 ngàn tiền Việt. Là nơi có con sư tử to cao 40 mét cũng nườm nượp khách đến chụp ảnh vân vân… Để đến đấy người ta cũng nghĩ ra cách đi thú vị để phục vụ khách là đi cáp treo và xe điện trên không. Hôm ra đảo tôi đi xe điện trên không, thú vị vô cùng, vừa ngắm cảnh biển từ trên cao, vừa gặm nhấm cảm giác treo mình trên ngọn sóng trong một toa tàu vô cùng hiện đại...
          Nhưng ấn tượng nhất, kỳ lạ nhất là cái bảo tàng sáp của Singapo. Đây thực chất là bảo tàng lịch sử Singapo. Mua vé 10 đô Sin xếp hàng vào, trước tiên là được mời xem phim… video, nhưng làm cực kỳ sống động, là cuộc đối thoại của bốn bức ảnh bốn người Mã Lai, Trung Quốc, Ấn Độ và Châu Âu. Đấy là bốn người làm nên nước Singapo hiện nay. Từ một làng chài của người Mã Lai, bốn người đại diện cho bốn lãnh thổ trên đã phát hiện và xây dựng Singapo như hiện nay. Và ai cũng biết là ông Lý Quang Diệu có vai trò vô cùng to lớn với người dân và Tổ Quốc Singapo như thế nào, sau đấy là các ông Gô Choc Tông và hiện nay đang là Lý Hiển Long, con trai ông Lý Quang Diệu. Nói chuyện với bất cứ người dân singapo nào đều nghe họ nói rất thành kính về lãnh tụ của họ, bởi vì các ông ấy giỏi thật sự, thương dân thương Tổ quốc thật sự và liêm khiết thật sự, đặc biệt là ông Lý Quang Diệu, người xây dựng nên và tiếp tục đặt nền móng cho việc đất nước Singapo hùng mạnh hiện đại sạch xanh đẹp hiện nay. Người dân Singapo coi ông Lý Quang Diệu như cha theo đúng nghĩa của từ này.
          Thế mà trong bảo tàng ấy không một dòng, một hình ảnh về các ông.
          Chỉ bốn vị (là bốn bức ảnh trong khung nhưng có thể cử động và nói) là xuất hiện ở video clip, sau đó là nhân dân, chỉ nhân dân các tộc người singapo, khúc đầu là lịch sử, phần lớn sau đó là văn hóa, phong tục. Thấy hiện lên một nhân dân Singapo đến từ bốn năm quốc gia làm nên nước này từ năm 1819. Đấy là những hình ảnh lam lũ, đau thương, nghèo đói, lạc hậu, nhưng ấm áp và bình dị. Từ chiếc xe đạp đi bán sữa của người Ấn Độ, đôi quang gánh của người Tàu, chiếc thuyền độc mộc đánh cá của người Mã Lai, bóng dáng của người Châu Âu không phải tư cách xâm lược mà là chia sẻ giúp đỡ… và cuối cùng họ đều là công dân singapo, một Singapo chung cho mọi người, không phân biệt quốc gia, dân tộc, màu da, giới tính...
          Không thấy bóng dáng một ông lãnh tụ nào, từ Lý Quang Diệu, Gô Choc Tông đến Lý Hiển Long hiện nay trong cái bảo tàng nườm nượp người khắp nơi trên thế giới ấy.
          Dù dân singapo đều coi các ông là những người đem lại ấm no hạnh phúc cho họ và sự phát triển hùng cường của Singapo hiện nay.
          Ở Singapo không nghe nói đến tập thể lãnh đạo, chỉ là chính phủ như một mệnh đề mệnh lệnh và tin tưởng và Lý Hiển Long, họ ca ngợi ông này là một người rất giỏi. Ví dụ họ nói: Chính phủ không cho hút thuốc lá, là không hút thuốc lá, chính phủ báo người dân Singapo phải biết ít nhất hai thứ tiếng là họ biết ít nhất hai thứ tiếng… Nhưng giỏi hơn nhiều Lý Hiển Long, đẻ ra Lý Hiển Long là ông Lý Quang Diệu thì cả đất nước này coi như cha già. Ông chính là phần hồn của đất nước Singapo, không chỉ thế, dòng họ Lý là dòng họ vô cùng được trọng vọng ở nước này, họ như một dòng họ đại quý tộc, không ai được đụng vào dòng họ Lý.
          Thế mà cả cái bảo tàng ấy không có một dòng một ảnh nào về các ông, từ Gô Choc Tông, Lý Hiển Long đến cha già Lý Quang Diệu.
          Các bạn có thấy lạ không.
          Tôi thì thấy quá lạ. Lạ vô cùng.
          Càng lạ hơn khi mỗi ngày hàng vài ngàn người trên khắp thế giới hân hoan móc tiền mua vé vào để… học lịch sử Singapo. Nghe nói với tiền bán vé, nhà nước không những không phải cấp tiền cho bảo tàng này mà còn có lời, lời to từ việc giới thiệu lịch sử nước mình ra thế giới một cách sang trọng hoành tráng như thế.
          Cái công viên nhạc nước mỗi đêm diễn hai suất cho năm nghìn tám trăm người xem cũng thế, nội dung là nhắc lại lịch sử Singapo từ khi là một làng chài đến khi trở thành một Singapo ngày nay. Nhưng cả bảo tàng và nhạc nước, cái phần xưa cũ được nhắc rất kỹ, còn phần hôm nay chỉ thoáng qua.
          Có lẽ nhờ thế mà Singapo phát triển khủng khiếp như hiện nay.
                             Khách sạn Value Thomson thủ đô singapore
                          

9 nhận xét:

Nặc danh nói...

Người Sin có gọi ong Diệu là cha già của dân tộc không nhỉ?Người Việt quá khứ hình như đã có còn hiện nay đang đấu thầu

Văn Công Hùng nói...

@ Nặc danh:
Người Việt thì mình không biết, nhưng người Sin thì họ COI ông Diệu như cha mình bạn ạ.

Đoàn nam Sinh nói...

Hì hì, thế mới là truyền thống chứ. Ông Lý là người sinh ra lớn lên ở Biên hòa. Nhờ có ông cụ làm thơ ký hãng tàu nên được đi học tới nơi tới chốn.
Mà người có học cao thì càng thành người hiền. Người hiền thì có 3 cái ngu: Danh không hám, Lợi không ham, Quyền không tham.
Họ biết thừa rằng 3 thứ đó người thường ai cũng vướng, mà chỉ vướng một món thôi là hết. Mọi nỗ lực cuộc đời đều bị hiểu theo cách khác. Danh thơm hay bia miệng tiếng đời.
Thôi, hoàn thành một sự nghiệp cho đàng hoàng, xây cơ nghiệp vững bền, tiến bộ, chống trị được bọn nâng bi bợ đít, trây máu ăn phần, đục khoét, không giữ gìn thể diện quốc gia, rồi rút lui, ra đi cho đàng hoàng, đó mới là cách ứng xử có của người có nhân cách, có học thức.
Như thế chẳng được dân nước kính trọng hơn ru ?

Văn Công Hùng nói...

@ Đoàn Nam Sinh:
Tóm lại là cái bọn Sing ấy nó kém, nó không biết ơn tiền nhân, nếu ở nước "lạ" thì ít nhất 70% cái bảo tàng ấy phải dùng để treo ảnh lãnh tụ của họ- ảnh ở mọi tư thế, mọi không gian thời gian...

Trần Phan nói...

Tuýt tuýt tuýt...

Đấy là em mượn cái còi của mấy đứa con nít trong xóm thổi chơi. Bác đừng sợ :))

Văn Công Hùng nói...

@ Trần Phan:
Khi viết tớ đã tự... tuýt liên tục rồi. Dẫu vậy, nghe tuýt tuýt cũng... sợ.

LANKHAN nói...

Ở nước "lạ" người ta đang gọi rùa là cụ rùa đấy thôi, cụ còn cao hơn cha kia mà!

ĐNS nói...

Nhân năm Mão ta nói chuyện anh Meo, cái anh Tom bây giờ có nhiều người vẽ có cả chỏm lông mày bạc. Rõ ràng là họ tránh hình ảnh Mão chổi xể đếch có sợi bạc nào.
Nhân đầu năm mới, con cháu bác Mão cử hẳn một phái đoàn, gọi là tươm tất đến giao lưu với già làng Ia Jray Vancong Hung. Già làng ra tận trước sân nhà rông đón cùng ban nhạc chũm chọe, trống ếch trống cơm ù tai.
Đoàn khách không đuôi sam xống dài mà còm-lê vetxtông xanh đậm, kra-vat-tê rặt màu đỏ gụ.
Vừa khi đoàn khách cúi chào, già làng không kịp đáp lại cho đủ lễ đã lăn quay ra ôm bụng.
Dân chúng nhốn nháo, khách bị bất ngờ, nhờ thông ngôn thủng chẻng liên hồi mới hay lão đau bụng vì cười.
Ta no quá, cười nở đầy bụng, tràn đầy mồm... Nhưng không phải mừng khách mà vì ta thấy khách quá phức tạp, phức tạp...
Khách trú nhao lên hỏi sao sao. Sợ rằng kế hoạch đào đãi đã bàn từ lâu nay bị bẻ chĩa,...
Không không Già làng nói, cứ như ta đây, mọi sự minh bạch rõ ràng. Già làng chỉ vào tấm khố.
Quý khách che đậy cho nhiều vào, rồi phải đeo mũi tên nữa. Ai cũng biết chỗ đó là con gì rồi, chỉ làm gì? Lại trong nhỏ ngoài to cho ra bản lĩnh đàn ông...Ôi văn hóa lạ quá, phức tạp, phức tạp...

Nặc danh nói...

Ừ nhỉ, ở nước nọ người ta đồng thanh gọi một "văn nô" là bọ. Bọ là Cha.Không hiểu nổi......