Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

BIỂN XANH BIỂN TRẮNG VÀ KHÔNG CHỈ CHUYỆN BIỂN TRẮNG BIỂN XANH



             Và quả thật, tôi cũng không thể nào hiểu nổi là tại sao hiện nay lại có người vẫn “mê” cái biển xanh đến thế. Tôi thì ngược lại, mê cái xe biển trắng của mình vô cùng, đến mức giờ đi đâu được điều xe biển xanh đưa đi tôi đều từ chối để đi xe của mình, và tự hào vì mình có xe biển trắng. Bởi nó là của mình, là công sức, mồ hôi của mình làm ra để sắm nó. Biển xanh nó chỉ chứng tỏ một điều: anh là người đạt đến tiêu chuẩn ấy, để khoe với làng nước, vợ con. Nhưng để làm gì nhỉ, khi mà  cái xe, nghĩ cho cùng nó chỉ là phương tiện, để phục vụ con người. Và cái sự khoe ấy là ngày xưa kia, chứ dân trí giờ, người ta chả coi biển xanh sang trọng hơn biển trắng nữa đâu, có chăng chỉ ở một số rất ít những người như ông phó chủ tịch Hậu Giang ấy, và vì thế mà bị... lộ.

(Nhà cháu dừng loạt bài Đài Loan đăng cái này trước cho nóng đã ạ, viết hơn tuần rồi, hôm nay báo mới đăng và mới đưa lên rước các cụ xơi...)
 
         Mấy hôm nay dư luận ồn ào về một cái xe biển trắng nhưng lại được cấp biển xanh dù nó đã có biển trắng và lại vẫn điềm nhiên đeo biển xanh chạy nghênh ngang ở tỉnh nghèo Hậu Giang. Nhắc tỉnh nghèo là bởi cái xe này đến mấy tỉ bạc, trong khi tiêu chuẩn đã quy định ai làm ở cỡ nào thì được đi xe giá bao nhiêu.

          Cái chuyện phân cấp xe hiện nay cũng đang có nhiều ý kiến. Trong đó ý kiến được khá đông người ủng hộ là khoán tiền xe vào lương. Nghe nói ở một số nước, thủ tướng chính phủ có khi cũng tự lái xe đi làm.

          Và cũng nghe nói, ở các nước, người ta không phân chia ra xe biển xanh biển trắng làm gì, mà chỉ có một loại biển duy nhất dành cho tất cả các loại xe, chấm hết.

          Và quả thật, tôi cũng không thể nào hiểu nổi là tại sao hiện nay lại có người vẫn “mê” cái biển xanh đến thế. Tôi thì ngược lại, mê cái xe biển trắng của mình vô cùng, đến mức giờ đi đâu được điều xe biển xanh đưa đi tôi đều từ chối để đi xe của mình, và tự hào vì mình có xe biển trắng. Bởi nó là của mình, là công sức, mồ hôi của mình làm ra để sắm nó. Biển xanh nó chỉ chứng tỏ một điều: anh là người đạt đến tiêu chuẩn ấy, để khoe với làng nước, vợ con. Nhưng để làm gì nhỉ, khi mà  cái xe, nghĩ cho cùng nó chỉ là phương tiện, để phục vụ con người. Và cái sự khoe ấy là ngày xưa kia, chứ dân trí giờ, người ta chả coi biển xanh sang trọng hơn biển trắng nữa đâu, có chăng chỉ ở một số rất ít những người như ông phó chủ tịch Hậu Giang ấy, và vì thế mà bị... lộ.

          Đi xe biển trắng nó có mấy cái lợi, một là không phải chi phí cho một lái xe. Khoản này nếu tính ra cũng rất lớn chứ không phải ít. Thứ 2 là xăng rẻ hơn. Điều này ai cũng biết nhưng không nói ra thôi. Xăng cấp cho lái xe bao giờ cũng dư mấy lít so với thực tế, cộng lại một năm nhân với đầu xe sẽ ra kết quả...

          Nhưng với cái vụ xe biển xanh ở Hậu Giang mà Tổng Bí thư phải vừa ra chỉ thị yêu cầu đến 9 cơ quan trung ương vào cuộc, nó lại không chỉ là... xe biển xanh.

          Cái việc anh phó chủ tịch cho rằng tỉnh nghèo nên phải mượn xe biển trắng từ Hà Nội vào để đi nó rất khó thuyết phục người khác, mà người ta hiểu ngay rằng, anh này quen đi xe xịn 5-7 tỉ, giờ ngồi cái xe tiêu chuẩn phó chủ tịch có 800 triệu nó “bức bối” không chịu được.

          Thêm nữa, người cho anh mượn cái xe mấy tỉ giờ lại cũng tình nguyện vào lái xe cho anh với lương 3 triệu một tháng càng khiến dân tình mắt chữ o mồm chữ e vì... ngạc nhiên.

          Nhưng trên hết nữa, người ta biết đến anh này, trước đấy đã là chủ tịch hội đồng quản trị của Tổng công ty CP xây lắp dầu khí VN (PVC) - Tập đoàn dầu khí quốc gia VN, đơn vị từng được phong anh hùng lao động, và dù là được phong anh hùng, nhưng đơn vị này liên tiếp thua lỗ. Báo TN thống kê cho biết “Báo cáo của ban kiểm soát tại Hội đồng cổ đông thường niên của PVC năm 2014 cho biết năm 2013 PVC thua lỗ 2.228,5 tỉ đồng, trong đó riêng công ty mẹ lỗ 1.927 tỉ đồng. Lũy kế cuối năm 2013, công ty mẹ - PVC lỗ hơn 3.262 tỉ đồng. Trong năm 2013, hoạt động sản xuất kinh doanh tại các công ty con của PVC gặp rất nhiều khó khăn, nhiều đơn vị gần như không có việc làm. Dưới thời điều hành của Chủ tịch Trịnh Xuân Thanh, PVC sử dụng phần lớn vốn điều lệ (3.428,68 tỉ đồng/4.000 tỉ đồng vốn điều lệ, tương đương 85,72%) đầu tư góp vốn vào các công ty con, công ty liên kết. Tuy nhiên, báo cáo của ban kiểm soát cho hay việc chỉ đạo và giám sát hoạt động của các đơn vị còn yếu, hiệu quả vốn đầu tư thấp. Đặc biệt từ cuối năm 2011, khi nền kinh tế khủng hoảng, các đơn vị bộc lộ toàn bộ các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến tình trạng thua lỗ. Riêng năm 2012, một số dự án trọng điểm bị ngừng, giãn tiến độ hoặc vướng mắc chưa triển khai được khiến PVC thua lỗ hơn 1.848 tỉ đồng.”...

          Đang cơn nước sôi lửa bỏng ấy, dù thủ tướng chính phủ thời ấy Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu kiểm điểm làm rõ và quy trách nhiệm thì ông Trịnh Xuân Thanh, sau vài đường chuyền ban, vài cú ngoắt bóng, đã trở thành phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, và đang lùm xùm vụ biển xanh biển trắng như đã nói.

          Rõ ràng, không phải ngẫu nhiên mà Tổng Bí thư lại giao đến 9 cơ quan lớn của trung ương là Ủy ban kiểm tra trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Công an, Ban cán sự đảng các bộ Công Thương, Tài chính, Kiểm toán nhà nước, Ban thi đua khen thưởng trung ương, Tỉnh ủy Hậu Giang và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam vào cuộc vụ này, bởi nói là biển trắng biển xanh, nhưng nó không chỉ là biển trắng biển xanh, mà nó còn nhiều vấn đề ngoài xanh ngoài trắng, có thể có nhiều vấn đề mà từ vụ này, nỗ lực chống tham nhũng, chống tham ô lãng phí, nỗ lực trong sạch hóa đội ngũ cán bộ của Tổng bí thư và của Đảng ta mới bắt đầu phát huy hiệu lực một cách cụ thể.

          Và vì thế không lý do gì chúng ta không ủng hộ Tổng bí thư, từ vụ việc cụ thể này...
         
                                                         

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Anh ấy đã từng là Sếp Tổng của Tcty Sông Hồng, báo chí quên nhắc chỉ 6 tháng ngồi ghế TGĐ Tcty anh ý làm lỗ ( hay gọi là thiệt hại cho Tcty ) gần 300 tỷ , thiệt hại điển hình là những công trình đến tận bây giờ vẫn tính lỗ cho Chi nhánh Sông hồng tại Tp. HCM như : CT toà nhà Sông đà 14 Kỳ đồng q3, TpHCM, CT xây giảng đường và ký túc xá ĐH Đồng Tháp( Tp. Cao Lãnh), CT toà nhà VP của Tcy Tài chính dầu khí thuộc Tập đoàn dầu khí ( đường Ba cu - Vũng tàu) , và nhiều CT khác nữa, tên cùng lứa thời trẻ trâu dân Hà nội bọn tôi gọi là Thanh ( Giới) nhà ở ngõ Bà Triệu, do bố anh ý tên là Giới trước nghe nói là Phó Ban quản trị TW Đảng ??? ( sau sang làm Phó Ban dân vận TW thời chú Sáu Phong ( Nguyễn Minh Triết) làm Trưởng Ban) Ông Trịnh Xuân Thanh là ai?
Ông Trịnh Xuân Thanh sinh năm 1966, quê quán Đông Anh, Hà Nội, tháng 10 năm 1982 nhập ngũ vào ............học năm thứ 1 đại học ngoại ngữ quân sự tại Bình Đà Hà đông, học hết năm thứ 1 bị kỷ luật vụ hủ hoá với bạn gái cùng khoá ( anh chị em học cùng khoá hoặc trên dưới vài năm chắc vẫn nhớ vụ kỷ luật này, do có ông bố đẹp trai nên chỉ bị kỷ luật đi chăn bò một năm- dân đen dính vụ này hồi đó là đuổi thẳng về quê chăn lợn rồi, sau được đi học lại khoá dưới, chắc do xấu hổ nên ông già lại xin cho học kiến trúc , tốt nghiệp Đại học Kiến trúc năm 1990. Sau khi học xong, ông Thanh sang Đông Âu làm ăn, năm 1995 mới về nước( nghe giang hồ đồn thời gian ở Beclin có giành gái với trai Tây tại quán bar nên oách lộn nhau, gây thương tích cho người nước ngoài nên bị về nước, đại hội 11 trước định nhẩy từ PVC về làm PCT tỉnh Bắc ninh mà bị xì vụ này với BTC TW nên ko vào được nên phải về bộ Công thương nằm chờ tới ĐH 12 sau này)
Từ năm 1996-2000, ông Thanh được bổ nhiệm làm phó giám đốc Công ty Detesco của Trung ương Đoàn. Năm 2000-2004, ông được giữ chức phó giám đốc chi nhánh Hà Nội của Tổng công ty Sông Hồng.
Từ năm 2005-2007, lần lượt được cất nhắc làm phó tổng rồi tổng giám đốc của Tổng công ty Sông Hồng.
Cuối năm 2007, ông chuyển về Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Tại đây, ông lần lượt được cất nhắc giữ chức tổng giám đốc rồi chủ tịch hội đồng quản trị PVC.
Tháng 9-2013, ông Thanh được bổ nhiệm phó chánh văn phòng Bộ Công thương kiêm trưởng đại diện Bộ Công thương tại Đà Nẵng.
Trước khi được trung ương luân chuyển về Hậu Giang giữ chức phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016, ông Thanh là vụ trưởng, chánh văn phòng Ban cán sự Đảng Bộ Công thương.
Ngày 13-5-2016, tại phiên họp HĐND tỉnh Hậu Giang bất thường, nhiệm kỳ 2011-2016, ông Trịnh Xuân Thanh được bầu làm phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nhiệm kỳ 2011-2016.
Tại kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội vừa qua, ông Trịnh Xuân Thanh là người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV với tỉ lệ cao nhất tỉnh.