Và có khi cái tật nói nhanh ấy nó được giữ nguyên tới giờ.
Mấy tháng tháng vừa qua là tôi phải... chịu đựng điện thoại của ông Lưu nhiều nhất.
Bà chị mất, chắc ông một mình cô đơn, và ông nhớ một thời tuổi trẻ của mình đã gắn với Tây Nguyên.
Ông này lạ. Thuộc loại tài hoa, gì cũng biết, từ thể thao tới âm nhạc, từ toán học tới ẩm thực, từ báo tới văn.., nhưng ở Buôn Ma Thuột ông... chìm nghỉm. Hình như đấy không phải là đất của ông.
Ra Hà Nội, trở về ngôi nhà tuổi thơ của mình, ông như lột xác. Một Nguyễn Lưu tung hoành trên nhiều "mặt trận" khiến ông được xếp vào một trong những cây viết gạo cội. Nhiều lĩnh vực người ta chờ tiếng nói của ông, dù tiếng ông, giờ thêm cái nạn... thiếu răng, nên càng khó nghe.
Và ông bắt tay viết cuốn sách này, chắc là cuối cùng của đời mình, dạng nhớ gì ghi nấy. Điện thoại của tôi càng reo tợn, có khi ngày vài ba cuộc, rất dài. Ông nói và tôi đệm nhịp, dạ, dạ.
Một là ông thổ lộ ý định. Té ra bố này nhìn thế nhưng cũng... nhát. Có gì cấn cái ông lại hỏi: Tôi định thế định thế (kèm kể lại câu chuyện, rất dài), theo ông có nên đưa vào không? Tất nhiên là tôi cười hô hố (Để ông yên tâm), chuyện ấy như con thỏ, có quái gì mà bác phải lăn tăn. Ông có rất nhiều chuyện thâm cung bí sử, vì cụ Nguyễn Xiển, thân phụ ông, từng là phó chủ tịch quốc hội, tổng thư ký đảng xã hội Việt Nam, nhà khoa học lớn, nên anh em ông cũng được tiếp xúc với nhiều nhân vật giờ đáng vào hồi ký. Hai là ông băn khoăn, với sách như thế thì in ở đâu. Tôi lại vận dụng mối quen viết xui ông nơi ấy nơi ấy. Ba nữa là ông xác minh thông tin. Khoản này ông hơn tôi rất nhiều, vì trí nhớ của ông cực tốt, tôi thì... lơ mơ...
Và, nói thế thôi, chứ mỗi lần thấy điện thoại hiện lên chữ Nguyễn Lưu là tôi lại thấy vui. Vì được ông anh "gì cũng biết" tin tưởng, trao đổi. Và hai, quan trọng hơn, tôi lại biết thêm rất nhiều thông tin từ ông. Tất nhiên nghe ông phải có... bộ lọc. Vì cũng như nhiều người ngây thơ tốt bụng mà chơi phây búc, nhiều lúc ông cũng nhận tin fake rồi... phát tán, thi thoảng ông cũng bình luận quá đà nhiều việc.
Nhưng cuốn sách này thì hết sức thú vị. Nó dựng lên một thời của đất nước, của dân tộc, một cách vừa lãng mạn vừa hết sức giằng xé, bằng con mắt của một người vừa là quan sát viên lại vừa là trong cuộc, của người vừa biết hài hước lại vừa biết cho nước mắt lặn vào trong...
(Bài nhà cháu viết cho tập sách mới ra của nhà báo nhạc sĩ Nguyễn Lưu. Tiếc, những gì ông tâm huyết thì lại phải bỏ, dù ông biên tập và ông TBT NXB cấp phép thuộc loại... bạo. Đành thế chứ biết sao giờ, phỏng ạ?)
13 nhận xét:
Tôi là bạn học đại học của anh Nguyễn Lưu, nhưng lâu không liên lạc.
Anh có thể làm ơn cho tôi biết tên cuốn sách và NXB được không?
Xin cám ơn anh trước,
Phạm Văn Thiều
Hay
Hay
Hay
Dạ kính bác Thiều, em có in kèm cái bìa sách đấy ạ, tên sách là :Ván bài đời, U80 sinh sự ạ. NXB Hội Nhà Văn ạ. ĐT bác Lưu đây ạ: 0904111943 và 0375304142 ạ
Cám ơn cụ Hà Tùng Sơn ạ
Cám ơn anh Văn Công Hùng.
PVT
Cám ơn anh Văn Công Hùng.
PVT
Ông này có bài viết về nhạc sỹ Phạm Duy rất độc!
+Có lẽ hào quang Cụ Nguyễn Xiển lấp lóa, nên Anh VCH vinh danh Anh Nguyễn Lưu hơi quá một tí xíu:"gì gì cũng giỏi". Tôi hiểu, vân vi nhiều, nên Anh không dùng từ đúng hơn, "gì gì cũng biết".
+Anh Lưu có vài ba chuyện ứng xử vụng về không đáng có. Ca ngợi Bố, Anh Lưu viết" Về liêm khiết, Bố tôi đứng đầu!"; Chụp và trưng hình đứng cạnh biển gắn tên đường Nguyễn Xiển; qui kết Phạm Duy viết ca khúc "Mùa thu đã chết" với dụng ý nói cách-mạng-tháng-tám đã chết, đã hết trong lòng dân (Việc này, những ai hiểu chuyện đều biết văn bản gốc là bài L'Adieu của Apollinaire, Bùi Giáng dịch từ lời Pháp ra lời Việt); Nhân thăm Việt Nam, Kim Nhạt Thành có tặng Cụ Nguyễn Xiển hộp sâm Cao Ly, từ kỷ niệm nhỏ trân quý này, sa đà ca ngợi chế độ Bắc Hàn quá đà.
+Chia sẻ chân thành cùng Anh Lưu: Đàn chim khi bay di trú để tồn tại và phát triển, đội hình của chúng xếp hình cánh cung, hoặc cứng hơn, hình mũi tên, để tránh sức cản của không khí lúc di chuyển. Cụ Nguyễn Xiển đã thuận ngồi vào vị trí không gây ngược gió. Ứng xử ấy của Cụ rất đáng hoan nghênh và trân trọng. Đừng xiển dương, tự hào về cái Chủ Tịch Đảng Xã Hội của Bố quá nhiều. Hãy nhìn cách giải tán, xóa bỏ tổ chức Đảng Xã Hội mà không cần thông qua một cuộc họp lẻ, nhỏ nào của đảng viên mà đau, đau cái đau đời đáng đau Anh ạ.
+Dù sao, Anh vẫn dễ yêu, hình như Anh cũng đã tự nhận mình có chút đa đoan, sinh sự. Cuối dốc đời phía bên này rồi, vui vẻ và thuận thảo Anh ơi! Nghĩ cho cùng: nạn nhân của bẫy đời cả thôi.
Hihi bác, cũng có quá tí, nhưng chả chết ai.
có chứ, Nguyễn lưu đã được thêm tên mới Nguyễn lưu Manh đấy
Hihi hắn càng già càng ko còn liêm sỉ
Đăng nhận xét