Đồng
bóng thì nước ta có nhiều, cả chính thống lẫn... ngoài luồng. Thì hầu đồng được
công nhận di sản văn hóa là chính thống chứ gì? Còn ngoài luồng thì nhan nhản
khắp chợ cùng quê chỗ nào chả có từ lên đồng nhập đồng đến vô vàn cách thức khiến
các con nhang đệ tử cứ đứ đừ mà... sái cổ.
Nhưng
vừa rồi xuất hiện cái danh xưng nữ hoàng văn hóa tâm linh thì quả là thiên hạ đệ
nhất... choáng. Và té ra là có cái danh hiệu ấy thật, nó được trao bởi một quan
chức hàm thứ trưởng của bộ Văn hóa. Theo tôi biết, vị cựu thứ trưởng này là một
vị rất lịch lãm và am hiểu, một nghệ sĩ có tài, thế mà chả hiểu sao mà ông lại
làm cái việc mà đến giờ, một số báo hỏi lại thì ông cũng... ngớ ra không giải
thích nổi.
Cái chức danh nữ hoàng ấy nó đã quái gở rồi, nhưng
cái chuyện còn quái gở hơn, không chỉ quái gở mà là quái đản, là cái nhà chị hầu
đồng "có thương hiệu" ấy được bầu vào cái gọi là Ban phát triển
thương hiệu và chống hàng giả Việt Nam, và giữ chức phó ban.
Thú
thật tôi đọc tin mà hoa cả mắt. Hoa mắt trước hết là người ta bầu cái cô hầu đồng
này vào cái ban phát triển thương hiệu và chống hàng giả ấy để làm gì, liệu có
thể nhập đồng, hú hét lên đồng mà bảo vệ được thương hiệu, mà vạch mặt được
hàng giả không? Thứ nữa là loằng ngoằng xuất xứ của cái ban kỳ lạ này. Thì ra
nó như thế này, xin tóm tắt để bạn đọc đỡ mệt đầu, cái ban này nó trực thuộc Viện công nghệ chống làm giả. Viện này lại
thuộc hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam. Và đây chính là
đơn vị từng vinh danh Vinaca, công ty lừa, sản xuất thuốc ung thư bằng... than
tre, và sếp cao nhất của công ty này vừa được nhận 22 năm tù vì tội sản xuất
thuốc giả. Thực ra cái đoạn tóm tắt vừa rồi là tôi... cop lại của anh bạn tôi,
cũng là nhà báo, chứ nói thật tôi không đủ kiên nhẫn để đi theo cái thứ loằng
ngoằng như đa cấp của mấy cái công ty, ban bệ ấy.
Ơ
thế mà nó vẫn hoành phết. Đây là nơi thường xuyên tổ chức các cuộc tôn vinh
doanh nghiệp. Tất nhiên, một cách thông thường, chả ai đi tôn vinh không? Nước
ta giờ có rất nhiều các cuộc tôn vinh, không tỉnh táo thì sẽ chìm trong mớ hư
danh ấy. Thì cái danh "nữ hoàng văn hóa tâm linh" nghe mà không phát
ngốt à, thế mà cũng rất hân hoan, rất vinh dự tự hào đón nhận. Cứ nhìn cô Phạm
Nữ Huyền Ngân hoan hỉ ôm hoa chụp ảnh, bên cạnh những lẵng hoa tặng đích danh
cô với chức danh nữ hoàng phó ban thì biết.
Rộng
ra, thấy món này ở nước ta không còn là cá biệt.
Thứ
nhất là cái thói háo danh, hư danh nó ăn rất sâu rất nặng rồi. Và những ông/ bà
láu cá oánh trúng chỗ này của những vị háo danh ấy. Thế là hàng loạt danh hiệu,
hàng loạt danh xưng rất khủng ra đời. Ngay hoa hậu thôi, nước ta hiện giờ có rất
nhiều danh hiệu đến mức nếu một người bình thường thống kê cho hết những danh
hiệu hoa hậu đang hiện diện hàng ngày trên đất nước ta, thì hoặc anh ta có bộ
não của trạng nguyên Nguyễn Hiền hoặc anh ta phải... vào trại tâm thần.
Thứ
2 là người ta nhân danh những điều tốt đẹp để... đánh quả. Thì cái ban chống
hàng giả và bảo vệ thương hiệu chả oách à, thế mà nó đã làm gì để chống hàng giả,
để giúp các doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu, hay là chỉ... thu tiền rồi phong
danh hiệu. Nghe đâu cũng cái ban này đang chuẩn bị tổ chức cuộc thi chung kết
"Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam" tại Hà Nội vào ngày 13/7 tới mà sở
Văn hóa Thể thao Hà Nội... chưa biết gì. Cũng nghe đâu, giấy phép cuộc này lấy ở
một tỉnh khác, nhưng mang về Hà Nội cho nó... oai. Một trong những "điều
kiện" để oai là phải có quan chức đến dự, và phát trực tiếp trên một kênh
truyền hình nào đó. Mít tơ oai ở nước ta nhiều khi cũng khá... giản dị.
Một
cái ban chống hàng giả, đi tặng danh hiệu cho một sản phẩm giả, mà cái sản phẩm
giả ấy nó hết sức nguy hiểm, là đụng đến sức khỏe nhân dân, và nó hết sức ác độc
là trấn lột cả niềm tin và tiền bạc của những người thuộc loại khổ nhất trong
xã hội, những người ung thư, có bệnh thì vái tứ phương, họ phải vét những đồng
tiền cuối cùng, của cải cuối cùng, vay mượn từng đồng cắc để chữa bệnh, thế mà
bị cái bọn táng tận lương tâm nó lừa. Và cái công đoạn trao danh hiệu cho loại
thuốc đểu này chắc chắn là một mắt xích của chuỗi lừa ấy. Thế mà cái ban, cái hội
ấy vẫn bình chân như vại, vấn tiếp tục tác oai tác quái thì lạ thật. Hết sức lạ.
Thương
trường là chiến trường, là để nó nói đến sự khốc liệt của môi trường kinh
doanh, chứ không phải chiến trường là dồn người nghèo tới tận cùng của cái
nghèo, còn mình thì phè phởn, thì làm hết chuyện bậy bạ nọ tới bậy bạ kia, mà mục
đích cao nhất là moi tiền của nhau.
Thì
thôi, các vị cứ moi tiền của nhau đi, nhưng tha cho dân nghèo, cho những người
làm ăn chân chính. Cứ nhớ tới cái vụ nước mắm truyền thống suýt chết mà kinh?
Cái
vụ "phong hầu phong tước" này nó còn hết sức hài hước ở chỗ, có năm vị
trong "ban chỉ huy" cao cấp ấy, nghe đâu đến 4 vị xin rút rồi. Cô nữ
hoàng tâm linh cũng đã xin rút. Ừ thôi, biết mình sức yếu, rút là một cách ứng
xử văn hóa. Nhưng cái danh xưng nữ hoàng thì vẫn hiện diện đấy...
Đồng
bóng thật...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét