Có
vẻ như, mỗi năm, không khí hội hè nghề nghiệp càng bớt đi, không khí hành chính
cứng nhắc tăng lên. Bằng chứng là, trong đại hội này, có khá đông các lãnh đạo
các hội VHNT địa phương không phải là những người hoạt động Văn học Nghệ thuật,
mà họ được cử từ các cơ quan khác sang. Có người từ báo, người từ tuyên giáo,
người từ dân vận, người từ giáo dục... vân vân. Cũng có vẻ như hoạt động của
các hội ngày càng tiến về phía... nghiệp dư. Ấy là bởi người ta chăm chú việc
phát triển hội viên mà có phần coi nhẹ chất lượng tác phẩm.
Là
tôi nói tới cái đại hội Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam lần thứ
IX vừa diễn ra tại Hà Nội.
Nói
cuối cùng là bởi, trong dãy đại hội các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam khi hết
nhiệm kỳ năm 2015 thì đại hội này là đại hội sau cùng.
Lẽ
ra nó đã diễn ra từ khoảng tháng 9 tháng 10 năm ngoái, nhưng rồi cứ lùi lại cho
đến tận những ngày tháng 1 năm 2016.
Trong
hệ thống các hội nghề nghiệp Văn học Nghệ thuật của Việt Nam thì liên hiệp này
là cơ quan kiểu như... siêu hội, bởi nó chứa trong mình 9 hội chuyên ngành
Trung ương và 64 hội VHNT các địa phương.
Nhiệm
kỳ 5 năm qua, báo cáo của đại hội nêu ra mùa gặt mới của Văn học Nghệ thuật có
các khuynh hướng chính là: Một là tinh thần đồng hành và nhập cuộc với cuộc sống
rộng lớn của đất nước của nhân dân ngày càng được đề cao. Hai là xu hướng trở về
với truyền thống văn hóa dân tộc, với lịch sử dựng nước và giữ nước, đặc biệt
là 2 cuộc kháng chiến vĩ đại trong thời đại Hồ Chí Minh được đông đảo văn nghệ
sĩ đầu tư thời gian, công sức tiến hành sưu tầm, bổ sung nhiều tư liệu mới, xây
dựng những tác phẩm có giá trị sử thi sâu sắc. Ba là vấn đề đạo đức xã hội trở
thành một chủ đề trung tâm, nóng bỏng, là đòi hỏi bức thiết của công chúng nghệ
thuật. Cuộc đấu tranh thiện ác xưa nay đã là chuyện muôn thuở. Cái mới là cuộc
đấu tranh đó hôm nay được gắn liền với một vấn đề trung tâm đó là yêu cầu nhiệm
vụ xây dựng con người. Bốn là tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đội ngũ văn
nghệ sĩ mạnh dạn tìm tòi, thể nghiệm, đổi mới ngôn ngữ nghệ thuật, làm tăng
thêm hiệu quả của sự phản ánh và giá trị thẩm mỹ mới, đáp ứng thị hiếu đa dạng,
phong phú trong nhịp sống hiện đại. Và năm là, phát hiện, bồi dưỡng, thu hút những
tài năng trẻ, nguồn kế cận đầy triển vọng của văn học nghệ thuật nước nhà...
Và
báo cáo cũng chỉ ra những khuyết điểm, yếu kém là số lượng tác phẩm thì rất nhiều
nhưng tác phẩm có giá trị cao chưa nhiều. Trong việc tái hiện lịch sử, có hiện
tượng không chú ý đến bối cảnh cụ thể, khách quan, vi phạm sự chân thật lịch sử,
hoặc xóa nhòa ranh giới chiến tranh chính nghĩa, phi nghĩa. Công tác hỗ trợ
sáng tạo tác phẩm chậm chuyển sang chiều sâu, do đó chưa tạo được động lực mới
cho sáng tạo. Và cuối cùng là công tác lý luận phê bình còn có những biểu hiện
né tránh, ngại va chạm, đội ngũ viết lý luận phê bình còn rất mỏng ở các địa
phương...
Tôi
là người tham gia vào các hoạt động của hội Văn học Nghệ thuật và liên hiệp các
hội VHNT Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ trước, thời toàn những tên tuổi lừng
lững trong giới, mỗi lần gặp nhau là... vui như tết.
Có
vẻ như, mỗi năm, không khí hội hè nghề nghiệp càng bớt đi, không khí hành chính
cứng nhắc tăng lên. Bằng chứng là, trong đại hội này, có khá đông các lãnh đạo
các hội VHNT địa phương không phải là những người hoạt động Văn học Nghệ thuật,
mà họ được cử từ các cơ quan khác sang. Có người từ báo, người từ tuyên giáo,
người từ dân vận, người từ giáo dục... vân vân. Cũng có vẻ như hoạt động của
các hội ngày càng tiến về phía... nghiệp dư. Ấy là bởi người ta chăm chú việc
phát triển hội viên mà có phần coi nhẹ chất lượng tác phẩm.
Những
văn nghệ sĩ hàng đầu của quốc gia được mời đến dự đại hội với tư cách khách mời
phần đông là đã chậm chạp, phần tinh hoa của họ đã phát tiết từ những năm trước.
Đại
hội vừa là để nhìn lại hoạt động năm năm, và đề ra kế hoạch 5 năm tới. Và là để...
làm công tác nhân sự, dù đại hội liên hiệp sự bầu bán không "quyết liệt”
như các hội khác, mà chỉ là hiệp thương và biểu quyết bằng... giơ tay. Những đại
biểu được mời đi đại hội gồm có chủ tịch, các phó chủ tịch các hội, Tổng biên tập
các báo, tạp chí của hội và chánh văn phòng. Các cá nhân tham gia Ủy ban toàn
quốc là đại diện cho tập thể hội mà họ đứng đầu. Từ tập thể các ủy viên ủy ban
toàn quốc ấy, hiệp thương cử ra một đoàn chủ tịch, cũng gồm những người đứng đầu
các hội chuyên ngành trung ương, một số hội địa phương đại diện các khu vực. Nếu
ở các hội chuyên ngành hoặc hội địa phương, bầu người lãnh đạo là từ uy tín cá
nhân của họ, thì ở đây là đại diện tập thể. Từ đoàn chủ tịch này lại bầu tiếp
ra thường trực đoàn chủ tịch gồm chủ tịch và các phó chủ tịch. Tôi phải dẫn ra
cụ thể thế nếu không có khi bạn đọc hình dung cả ngày không ra hệ thống lớp
lang của các cơ quan lãnh đạo liên hiệp.
Có
câu chuyện vui thế này, hơn chục năm trước, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Phức khi ấy
còn sống, là phó chủ tịch thường trực liên hiệp VHNT Việt Nam, nhân đi công tác
một tỉnh phía Nam, gặp một nhà thơ phó chủ tịch một hội VHNT địa phương, thấy
ông nhà thơ này có vẻ nhanh nhẹn, tay dao tay thớt giỏi, bèn bảo hay là chú ra
liên hiệp làm công tác văn phòng cho bọn anh. Tay nhà thơ chớt nhả: Em thì, tự
lượng thấy đã đủ mọi tiêu chuẩn, chỉ thiếu một tí. Ông Phức hỏi một tí gì, ông
kia cười, dạ tí... tuổi!
Chả
biết có ai quy định không, nhưng quả là đoàn chủ tịch liên hiệp VHNT Việt Nam
thường xuyên là các bác... lớn tuổi. Tất nhiên đấy toàn là những tên tuổi, những
đấng những bậc, nhưng những người “thiếu hiểu biết”, “rảnh mồm” lại hay nói đùa
rằng đấy là nơi chuyên dành cho... người cao tuổi.
Đã
có rất nhiều ý kiến, kiến nghị rằng là liên hiệp VHNT Việt Nam phải là cơ quan
cấp trên của các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương và các hội địa phương, nhưng
có vẻ, liên hiệp không mặn mà với việc “ủy thác” này, nên mối quan hệ giữa liên
hiệp và các hội thành viên rất “đặc trưng” văn nghệ.
Xung
quanh chuyện quản lý các hội cũng khối chuyện hay. Bên bộ Văn hóa Thể thao và
Du lịch có các cục chuyên về quản lý sân khấu, nhiếp ảnh, điện ảnh... nhưng lại
không có cục quản lý khối văn chương, dù văn chương, mà cụ thể là Hội Nhà Văn vừa
đông vừa mạnh nhất, chả thế mà người ta lại gọi là Văn học Nghệ thuật, mình Văn
học đứng nguyên một vế, các hội Nghệ thuật còn lại chỉ đứng một vế... Và vì có
các cục quản lý như thế nên hàng vài năm, lâu nhất là 5 năm, đều có các liên
hoan tưng bừng tầm quốc gia như liên hoan sân khấu, triển lãm toàn quốc, liên
hoan phim toàn quốc vân vân... còn Văn học thì... tự xoay, muốn làm gì thì làm.
Mới đây Bộ Văn hóa mới thành lập phòng Văn học, ban đầu trực thuộc cục Văn hóa
cơ sở, mới đây phòng này lại được “điều” về cục nghệ thuật biểu diễn, có lẽ là
tại thấy hơn chục năm nay Hội Nhà Văn Việt Nam tổ chức “Ngày thơ Việt Nam” mang
đậm yếu tố trình diễn, rất vui. Rõ ràng
so với cục Điện ảnh, cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh… thì cái phòng Văn học này vai vế
thấp xa nhiều.
Rồi
ngay mô hình các hội Văn học Nghệ thuật cũng mỗi nơi mỗi khác. Nơi thì liên hiệp
hội, nơi thì hội, con dấu cũng khác nhau, biên chế, kinh phí cũng khác nhau,
nơi thì Tạp chí Văn nghệ là cơ quan độc lập, nơi thì vẫn ở chung trong hội, vân
vân và vân vân... Ngoài những chuyện kể trên, thì còn nhiều chuyện không thống
nhất. Ví dụ biên chế chẳng hạn, hiện nay có hội biên chế 3 người và có nơi 30
người, có nơi trụ sở hai ba tòa, có nơi đi mượn. Có nơi mong có khách đến để
tiêu tiền thì lại có nơi thấy khách là mặt xanh như tàu lá… Có tỉnh thì Hội Văn
học Nghệ thuật trực thuộc tỉnh ủy, nơi lại thuộc ủy ban. Nơi quan hệ tốt thì Hội
chỉ lo sáng tác, việc công bố tác phẩm như triển lãm, dàn dựng chương trình…
thì sở Văn hóa lo, nơi khác thì việc ấy là của các ông bà Văn nghệ, sở chỉ lo
quản lý nhà nước. Mà hội thì luôn trong tư thế… rỗng két, nên cái sự phổ biến
nó chỉ là được chăng hay chớ, chủ yếu là anh chị em tác giả tự xoay xở, mà cách
xoay xở phổ biến hiện nay là in sách ra rồi… biếu, có người thì biếu rất… chạy,
có người hẩm hiu hơn, biếu mãi không hết, chất cả đống trong góc buồng, vợ đi
ra đi vào thở dài thườn thượt...
Về đãi ngộ thì
hiện nay, tất cả các cán bộ của các hội Văn học Nghệ thuật các tỉnh, cả Hội Nhà
Văn Việt Nam, chỉ được hưởng lương, không có phụ cấp công vụ như các cơ quan
hành chính sự nghiệp khác hoặc cơ quan khối Đảng, dù họ cũng là công chức, cũng
phải thi tuyển, cũng bằng cấp đầy mình, và còn hơn ở khả năng sáng tác.
Vậy
nên việc tuyển người vào các cơ quan hội khó hơn tuyển… chủ tịch Hội, bởi chủ tịch
hội nhiều khi là được điều về, còn các trí thức bây giờ, trừ những người sống
chết với văn chương, chả ai dại gì đầu quân và nơi trần sì lương như thế…
Đại hội tất
nhiên đã thành công rực rỡ. Nhà thơ Hữu Thỉnh tiếp tục là chủ tịch liên hiệp,
các nhà văn Đỗ Kim Cuông, Tùng Điển, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Nông Quốc Bình, họa
sĩ Trần Khánh Chương là phó chủ tịch, trong đó 2 nhà văn Đỗ Kim Cuông, Tùng Điển
và nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân tái đắc cử, 2 phó chủ tịch mới của khóa này là họa sĩ
Trần Khánh Chương và nhạc sĩ Nông Quốc Bình, trong đó trẻ nhất là nhạc sĩ Nông
Quốc Bình sinh năm 1958...
6 nhận xét:
Muốn một tác phẩm nào đó trở thành một tác phẩm lớn (thậm chí là siêu lớn) thì hội phải đề nghị nhà nước trao tặng nó một giải thưởng lớn rồi tuyên truyền quảng bá cho nó, lập tức nó sẽ thành tác phẩm lớn. Tui nghĩ các tác phẩm được giải thưởng HCM đều là những tác phẩm rất lớn.
Như thế thì để có tác phẩm lớn không có gì là khó cả. Kiểu như "làm giàu không khó" thôi mà. :))
Các anh cứ lo cái đại hội chết tiệt của các anh. Đại hội của "những nhà văn chẳng ai biết và chẳng ai thèm đọc. Nhà văn cũng chỉ là thứ danh hão để các anh trang trí và kiếm ăn mà thôi. Chán bỏ mẹ. Tiên sư các anh.
liên hiệp VHNT VN có 10 hội chuyên ngành chứ: nhà văn, sân khấu, nhạc sĩ, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, VHNT các dân tộc thiểu số, KIẾN TRÚC, dân gian,... và nhiếp ảnh, hêhê. Anh nào cũng giỏi, mà chẳng có uy như cái anh Hội đồng LLPB văn học nghệ thuật trung ương
cái người nặc danh 18'11 làm gì mà nặng lời thế, chắc là loại nhà,... CHÓ nên mới ăn nói như thế
Đọc cái tiêu đề tưởng bác này gan to mật lớn dám nói móc động đến cái Đại hội TO ĐÙNG kia chứ...:)
Gọi là Liên Hiệp Nghệ Thuật Quốc Doanh, bác Hùng nhĩ!
Đăng nhận xét