Đồ chừng nó là sản phẩm của những suy nghĩ quái gở xuất hiện trong thời kỳ còn đầy những hỗn mang, ở đấy, sự lòe loẹt, những giá trị ảo, mù mờ, những bọt bong bóng xà phòng nhiễu sắc, những sự lệch lạc, thậm chí là bệnh hoạn...
----------------------
Không
biết tự bao giờ, một số người ở nước ta lại có cái ý thích quái gở, khác người,
là thích những “kỷ lục”, và thi nhau lập kỷ lục.
Ấy
là chai rượu to nhất, tô phở to nhất, ly cà phê to nhất, bức tượng cao nhất,
cái bánh chưng to nhất, bánh phồng tôm to nhất...
Tất
cả những thứ “nhất” ấy chỉ có giá trị hão, chứ giá trị sử dụng hầu như không
có. Hồi cái bánh chưng to nhất cung tiến đền vua Hùng, khi xắn ra chia cho mọi
người thì không ai có thể ăn được, bởi chỗ thì sống, chỗ thì thiu, chỗ thì
nhão. Cái tô hủ tiếu kỷ lục cũng thế, được quảng cáo là có thể phục vụ cho 1000
người ăn nhưng cuối cùng đã phải đổ bỏ, bởi đơn giản ai cũng biết, hủ tiếu đã
chan nước vào là phải ăn ngay không nó vữa. Đằng này chỉ nguyên việc huy động
người đứng vào giơ tay giơ chân để chụp ảnh đã đủ tô hủ tiếu thành một thứ gì rồi.
Trong khi bao nhiêu dân nghèo không có mà ăn. Các cháu trong chương trình “cơm
có thịt” nhiều cháu chưa biết mùi hủ tiếu là như thế nào?
Và mới nhất là
cái bánh tét to và dài nhất, hai mốt mét, tương ứng với 21 năm đất nước ta bị
chia cắt do một cái khách sạn nào đó nghĩ ra, dâng cúng nghĩa trang liệt sĩ Trường
Sơn nhân ngày 27 tháng 7.
Cái
ngày 27/7 linh thiêng thế mà vẫn có những kẻ lợi dụng làm trò hề.
Hết
biết. Năm nào cũng có vài ông rồ nghĩ ra
một thứ kỷ lục nào đó, rồi tuyên truyền, rồi ồn ào các kiểu. Rồ, chắc chắn,
hoặc là đầu óc không bình thường, tạo nên một cơn sóng các loại... kỷ lục,
khuyến khích thói háo danh và cả háo thắng của con người. Trong khi đó, nước ta
đã từng có những “kỷ lục” cố giấu mà vẫn lòi ra, ví dụ con đường đắt nhất hành
tinh.
Mọi
người chê cứ chê, chửi cứ chửi, còn mấy ông rồ vẫn thắng, bởi mục đích chính
của họ là quảng cáo. Càng nhiều người biết thì quảng cáo càng thắng...
Tất
nhiên, nó có sự góp tay của giới truyền thông, của tính tò mò của con người,
của cộng đồng, để, những cái gọi là kỷ lục này năm nào cũng xuất hiện. Văn hoá Việt Nam không có mấy trò này, văn hoá tâm linh
càng không, văn hoá XHCN đậm đà bản sắc dân tộc cũng không. Vậy thì nó từ đâu ra? Đồ chừng nó là sản phẩm của những suy nghĩ quái
gở xuất hiện trong thời kỳ còn đầy những hỗn mang, ở đấy, sự lòe loẹt, những
giá trị ảo, mù mờ, những bọt bong bóng xà phòng nhiễu sắc, những sự lệch lạc,
thậm chí là bệnh hoạn... xuất hiện trong sự tiếp tay, hoặc cố ý hoặc vô tình
của một nhóm người. Ví dụ, năm nay ban quản lý đền Hùng tuyên bố không nhận
cung tiến những thứ bất bình thường, những “kỷ lục”, thế là “kỷ lục” hết phép,
nó lại chạy sang nơi khác.
Nói không với những kỷ lục ảo, dối trá, vênh váo, phi
thẩm mỹ, phi nhân văn, phi nhân tính... được quá đi chứ, miễn là chúng ta sống
một cách bình thường, không bị ảo giác đánh lừa, không bị dẫn dụ bởi những phù
phiếm hư danh và cả những lợi ích vật chất phi lý...
15 nhận xét:
Sao Bác Hùng không nhắc đến cái tháp truyền hình cao nhất thế giới
Có một cái kỉ lục gọi là kỉ lục "cái tò boi" nhất
Kỉ lục:
Anh đi công tác Play
Cu dài dằng dặc ... 21 năm mới về !
Thật xót xa cho kỷ lục nhân văn VN.
Năm ấy, tôi có đến xem cái bánh chưng to nhất, ở Dền Hùng. Nhưng không hiểu sao, lại có cả ảnh TBT cắt bánh nữa?
Vũ Xuân Tửu
Sợi dây kinh nghiêm rút mai không hết.
Mẹ đẻ của những trò ấy là cơ chế thị trường. Mục đích của nó là quảng cáo.Tôi nghĩ nó chả phương hại gì. Nó có tiền, nó cứ làm. Nếu nó làm đúng chỗ (Ví dụ như ở hội chợ chẳng hạn) thì cũng là chuyện bình thường, chẳng có gì đáng phê phán cả. Còn những lễ hội mang màu sắc Văn hóa thì tốt nhất không nên cho nó xen vào.
Cả kỉ lục cái "tồn lo" nhất nữa chứ!
Bác Văn Công Hùng đa˜ đi chùa Bái Đính chưa?
Cái mả cũng to nhất nữa!
Nhân nói về ngày 27/7, mạo muội tặng Văn tiên sinh bài thơ:
Viếng vong hồn liệt sỹ Lê Quang Vinh
Ba thằng tao giờ còn bốn mắt
Bốn bàn chân và chỉ bốn bàn tay
Bốn đứa cùng ra đi, ba trở về què quặt
Mỗi mình mày hòa vào đất nuôi cây.
Phũ phàng ơi đêm ấy B52
Trái bom mồ côi rơi trúng hầm mày trú
Tan nát cả năm đứa đại đội mày đang ngủ
Những mảnh vụn chúng mày chúng tao gói thành năm.
Không phải riêng mày,
cả hàng vạn người làm gì có nghĩa trang
Hương thắp cho mày chúng tao đốt trong lòng âm ỉ
Hôm nay đã hết kẻ thù
chỉ còn anh bạn Mỹ
Nếu trở về đừng ngạc nhiên nhé mày ơi.
Ở ngoài kia người ta khắc bia ghi nhớ đời đời
Có cả mày vì mày là liệt sỹ
Chúng tao không làm sao kiếm cho mày mộ chí
Hai thằng “ít chữ” kia buông súng trở về nuôi bò cái
Trí thức nửa mùa như tao thành đứa vô tâm.
Từ xa xưa ai đó nghĩ ra rằm tháng Bảy lịch âm
Đốt vàng hương dụ những vong hồn phiêu lãng
Giờ Hai Bảy lịch dương cùng tháng
Ngàn vạn người ngược xuôi, xuôi ngược tri ân.
Thắp hương cho mày chúng tao thắp trong tim
Mày đâu chết vào những ngày tháng Bảy.
Ôi mày ơi! tất cả những gì chúng tao đang thấy
Bao nhiêu người tìm vào dĩ vãng ăn mày.
Giá như ngày xưa tao cũng trúng B52
Để được tri ân vào ngày tao không chết
Ba thằng tao giờ còn bốn mắt
Bốn bàn tay và chỉ bốn bàn chân
Ăn theo mày chúng tao cũng được nhớ ơn
Tất nhiên nhớ khi chúng tao chưa chết
Người Mỹ nói "the end" người Việt là "chấm hết"
Mẹ kiếp đời! Mẹ kiếp chiến tranh!
Ôi xưa là thằng nay lại gọi là anh
Những cái chết có trở thành vô nghĩa?
Mà bia đá vẫn ghi "Đời đời nhớ ơn liệt sỹ"
Cho kẻ bất lương sục sạo vào dĩ vãng ăn mày.
Cuộc đời ơi! Sao mà lắm đắng cay?
hy sinh 23 giờ 11/6/1972 trên rừng Hương Trà-Thừa Thiên
1. Người Việt mình không biết nhiễm tính “Tự sướng” tự bao giờ. Luôn muốn nhất, nhưng những điều thiên hạ nhất rồi thì mình vẫn bét. Thế là nghĩ ra những cái nhất mà duy nhất chỉ mình làm.
Hôm nay ngày 27/7. Thắp một nén nhang tưởng nhớ những người đã hi sinh vì Tổ Quốc, các bậc tiền nhân có linh thiêng xin hãy vật chết những thằng bố láo; chỉ đường cho các hiền tài để chung tay xây dựng đất nước.
2. Bố vợ mình là Bộ đội về hưu, là thương binh. Từ khi mình làm rể thấy năm nào gần 27/7 ông cũng cầm số tiền 3.600.000 VND lên góp vào quỹ hội CCB của xã. Một số người bảo ông “Hâm”, số tiền đó sao không cho con cho cháu. Năm nay vẫn vậy mặc dù cụ đã 75 tuổi, mình đánh liều hỏi cụ. Cụ bảo- Sống để trở về là hạnh phúc lắm rồi. Cụ nói cụ không hút thuốc lá nên mỗi ngày cụ tiết kiệm 10.000đ dành cho đồng đội, những người không trở về.
TNC
- Đọc bài thơ của bạn Hồ quốc Thái, đầy tâm trạng, tôi xin có lời chia sẻ, cảm thông. Tối nay, xem VTV1, thấy Chủ tich nước gặp gỡ cựu binh 2 sư đoàn 313 và 314, tri ân các liệt sĩ bảo vệ biên giới phía Bắc và nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, cũng cảm thấy ấm lòng. Có lẽ, ta đã vượt qua được nỗi sợ hãi...
- Trong chương trình VTV1, nói về quy tập hài cốt liệt sĩ ở Lào, thấy 1 sĩ quan cứ nói đi nói lại về "Bộ tộc Lào", tôi thấy không ổn. Nói nước bạn là bộ tộc, khác nào coi người ta thuộc thời nguyên thủy, lạc hậu. Theo tôi biết, trước khi dùng từ này, Lào có hỏi ý kiến VN. (Đại khái, nên gọi dân tộc hay bộ tộc, thì VN bảo bộ tộc. Chắc hẳn, người tham mưu cũng không có ác ý gì, mà muốn cho có vẻ "cổ kính" mà thôi). Lâu lâu không thấy nói, tưởng xin bạn sửa rồi. Đến hôm nay lại nghe vậy, thực cám cảnh.
Vũ Xuân Tửu
Bác Hùng đưa thêm kỷ lục thơ của Hoàng Quang Thuận cho nó phong phú, tự hào nền thơ Việt trong thời đại mới
Tôi mắc cỡ, bác mắc cỡ, nhiều người Việt Nam khác nữa thấy mắc cỡ thì có hề hấn gì khi những kẻ lẽ ra cần mắc cỡ nhất lại không hề thấy điều đó ?! ...
dung la bon quai go
Đăng nhận xét