Lúc ấy mình chưa đọc những đoạn văn sau đây (Đọc xong cấm cười nhé):
Đề: Tả ông nội
Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây?
Đề: Miêu tả về bố
Bố em có một hàm răng vàng, hàm răng vàng luôn chỉ bảo em những điều hay lẽ phải.
Đề: Tả cây chuối
Nhà em có cây chuối rất to, chiều nào em cũng leo lên cây chuối ngồi hóng mát. Khi em leo lên, cành chuối rung rinh.
Đề: Tả người thầy em yêu quý nhất
Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản.
Anh bộ đội cao khoảng 1,20 m, súng AK dài 1m rưỡi.
Đề: Tả buổi chào cờ đầu tuần
Sáng thứ hai tuần nào cũng vậy, trường em lại tổ chức chào cờ. Đầu tiên là thầy hiệu phó phụ trách lao động lên mắng mỏ một tí. Sau đó đến lượt thầy hiệu trưởng lên mắng. Khi thầy hiệu trưởng mắng, cái cục ở cổ thầy cứ chạy đi, chạy lại.
Đề: Tả cây bàng
Ở cạnh nhà em cách một quán phở có một cây bàng. Cây bàng đã sống trên 10 năm nên nó đã già và nó đã biến thành cây đa.
Đề: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích nhất
Nhà em có một con chim chích bông, nó nhỏ và xinh, lông nó màu vàng óng, em thấy nó không ngừng nhảy và mổ mồi. Em rất yêu con gà của ông em.
Đề: Tả con trâu (của một học sinh thành phố)
Nhà em có nuôi một con trâu. Nó đáng yêu lắm. Hàng ngày, mẹ xích nó ở góc hiên. Trên cổ nó có đeo một cái nơ màu hồng thật xinh xắn. Nó ăn rất ít cơm. Nó có khuôn mặt trái xoan thanh tú.
Đề: Tả một buổi học
Tùng tùng tùng, tiếng trống vang lên báo hiệu đã đến giờ vào lớp. Không còn cảnh nô nghịch, chạy nhảy nhốn nháo nữa. Các bạn, ai ai vào vị trí của người đó. Sách vở để ngay ngắn trên bàn. Cô giáo bước vào lớp. Học sinh đứng dậy chào cô. Cô mặc chiếc áo dài hoa rất đẹp. Tóc cô thẳng mượt thả đến ngang lưng. Cô đặt chiếc cặp đen lên bàn và cất tiếng dịu dàng: "Hôm nay có ai đóng tiền không?"
Đề: Tả con lợn nhà em
Con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!
Đề: Tả đêm giao thừa
Em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang loáng…
Đề: Tả con gà trống nhà em
Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái...
Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây?
Đề: Miêu tả về bố
Bố em có một hàm răng vàng, hàm răng vàng luôn chỉ bảo em những điều hay lẽ phải.
Đề: Tả cây chuối
Nhà em có cây chuối rất to, chiều nào em cũng leo lên cây chuối ngồi hóng mát. Khi em leo lên, cành chuối rung rinh.
Đề: Tả người thầy em yêu quý nhất
Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản.
Ảnh minh họa
Đề: Tả anh bộ độiAnh bộ đội cao khoảng 1,20 m, súng AK dài 1m rưỡi.
Đề: Tả buổi chào cờ đầu tuần
Sáng thứ hai tuần nào cũng vậy, trường em lại tổ chức chào cờ. Đầu tiên là thầy hiệu phó phụ trách lao động lên mắng mỏ một tí. Sau đó đến lượt thầy hiệu trưởng lên mắng. Khi thầy hiệu trưởng mắng, cái cục ở cổ thầy cứ chạy đi, chạy lại.
Đề: Tả cây bàng
Ở cạnh nhà em cách một quán phở có một cây bàng. Cây bàng đã sống trên 10 năm nên nó đã già và nó đã biến thành cây đa.
Đề: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích nhất
Nhà em có một con chim chích bông, nó nhỏ và xinh, lông nó màu vàng óng, em thấy nó không ngừng nhảy và mổ mồi. Em rất yêu con gà của ông em.
Đề: Tả con trâu (của một học sinh thành phố)
Nhà em có nuôi một con trâu. Nó đáng yêu lắm. Hàng ngày, mẹ xích nó ở góc hiên. Trên cổ nó có đeo một cái nơ màu hồng thật xinh xắn. Nó ăn rất ít cơm. Nó có khuôn mặt trái xoan thanh tú.
Đề: Tả một buổi học
Tùng tùng tùng, tiếng trống vang lên báo hiệu đã đến giờ vào lớp. Không còn cảnh nô nghịch, chạy nhảy nhốn nháo nữa. Các bạn, ai ai vào vị trí của người đó. Sách vở để ngay ngắn trên bàn. Cô giáo bước vào lớp. Học sinh đứng dậy chào cô. Cô mặc chiếc áo dài hoa rất đẹp. Tóc cô thẳng mượt thả đến ngang lưng. Cô đặt chiếc cặp đen lên bàn và cất tiếng dịu dàng: "Hôm nay có ai đóng tiền không?"
Đề: Tả con lợn nhà em
Con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!
Đề: Tả đêm giao thừa
Em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang loáng…
Đề: Tả con gà trống nhà em
Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái...
25 nhận xét:
Không cấm cũng chả cười được, mà...mếu, hic hic...
Xì... Thế đã ăn nhằm gì! Con mèo nhà tôi có đôi mắt sáng như đèn pha ô tô...
Trẻ con vốn trong trắng, ngây thơ, do đó mà chân thực, chưa phải vướng cái tính ỏng ẹo nặng mùi thành tích của người lớn. Chịu ảnh hưởng bởi cái gì là chúng thể hiện ra đúng cái ấy. Nhưng bởi ở ta mọi thứ đều được (bị?)thừa nhận là ưu việt, đỉnh cao, nên đành hô khẩu hiệu hùa theo: "Nền giáo dục nước nhà (hổng phải muôn năm, mà là) muốn... nằm !!!" Híc...
Đúng là cười ra nước mắt !
Thắc mắc suốt đêm qua mà không biết hỏi ai, hỏi VCH thì sợ bị mắng là...ngu lâu. Thôi không giấu dốt, vậy ai biết giải thích giùm nhé:
Tại sao lại đặt "tít" là BÁ ĐẠO cho entry này? Có phải ý nói ngành giáo dục là bá đạo không?
Cám ơn.
Tôi đi dạy học (môn văn) 25 năm nay.Thấy hết,biết hết có nhiều chuyện đắng lòng nhưng nói chẳng thằng nào nó chịu nghe
Ví dụ về bá đạo:
Thầy sinh vật lấy cô sinh vật, vật rồi sinh-sinh rồi lại vật, vật ở chỗ sinh-sinh cũng ở chỗ vật.
Có câu "đối" bá đạo bạn Hùng: Anh tiểu thương yêu chị tiểu thương, tiểu rồi thương, thương rồi lại tiểu, tiểu ở chỗ thương, thương cũng ở chỗ tiểu!
Gửi ông Văn Công Hùng! Tôi thấy ông hay đặt đàng những câu chuyện hết sức thô thiển, vô văn hóa , phản giáo dục... bôi đen trên blog của chính mình. Khuyên ông nên dành thời gian viết văn, làm thơ cho đời trẻ lại và nó phản ánh cái hiện thực khách quan trong cuộc sống đương đại. Nhằm, giúp cho Ngành Giáo dục cả nước nói chung và Giáo dục tỉnh nhà phát triển. Ai chả biết ông chữ nghĩa hàng siêu, nhưng xin thưa với ông Ngành Giáo dục GiaLai cũng dư thừa những Nhà Ngôn ngữ học, những TS văn chương có trình độ bậc cấp hơn ông rất nhiều. Tuy thế, họ vẫn "bình an" xin cống hiến cho sự nghiệp trồng người này; Còn ông lúc này trong đầu mình cũng bị "bôi đen" với ảo giác không hề là của ông, như người ta lầm tưởng; có thể ông sinh ra và chưa trai qua mái trường XHCN; Và, các con ông ngày nay đã tạm khôn lớn nên người cũng không qua ghế nhà trường XHCN, không ở đâu xa hơn với các trường nhỏ nhoi trong Thanh phố Pleiku nhỏ bé này. Xin ông tĩnh tâm trong 30 giây, rồi tự soi lại chính mình bằng một cái gương ngay tại siêu thị.
Cẩn ngôn vô tội , cẩn tắc vô ưu
Cung tàn , Điểu tận
Cao nhân tắc hữu cao nhân trị
Dục hoản cầu mưu
Dưỡng hổ , di họa
Ví dụ những từ chỉ có trong "Từ điển bá đạo":
-Bất chắc
-Con dạ
-Lâm dâm
-Rắn giáo
_Trôm trôm
-Lăn sả
-Sềnh sệch
-Muỗi như chấu
....
Bác đừng xóa cái còm của Nhà giáo nhé, nó hay không kém những gì trên kia.
Ha ha...Thế là bác Hùng nhà ta thường ra siêu thị mua rau, mua cá...nên tay "Nhà giáo" này mới luôn theo dõi và mời Bác soi gương. Gương siêu thị soi xong Bác sẽ ngỡ mình là cô gái 18 tuổi đấy bác a. Nói cho vui, chứ tên "nhà giáo" này là giáo viên Văn là chắc, và chắc chắn nó đã được đào tạo dưới mái trường miền bắc XHCN thời bao hấp rồi, nên nó mới ngu lâu ở cái đất Tây nguyên này. Đừng buồn cho nó nhé Bác.
Gia lai của Bác cũng quá nhiều nhà ngôn ngữ học và lại quá là dư TS văn chương nữa cha ...(TS: là Tiến sĩ or thạc sĩ zậy Bác?. Sở GD-ĐT Gia lai cũng 1 trời Thạc sĩ văn chương, văn chiết, văn nghệ, văn gừng gì ấy mà hi hi..
Gửi: ông Hùng và các đồng môn của ông! Các ngươi phải xem giáo dục là yếu tố chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách bởi giáo dục có những đặc điểm và tính chất ưu việt : Một mặt, nó là sự tác động có mục đích, có hệ thống, theo một tổ chức chặt chẽ, nó định hướng cho sự phát triển bởi nó phác thảo trước mô hình nhân cách cần đạt đến; mặt khác, giáo dục truyền lại những thành tựu của nền văn minh xã hội theo con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất. các ông hôm nay có được nhân cách hay không, đấy chính là nhờ ngành Giáo dục đã dày công dạy bảo các ông đấy. Xin ngẫm Câu ca dao :
” Con ơi muốn nên thân người ,
Lắng tai nghe lấy những lời Thầy khuyên .”
Kính gửi nhà giáo
Định hướng mô hình nhân cách hơn 20 năm kể từ khi cải cách giáo dục lần thứ 3 nhưng sản phẩm nhân cách "làm ra" hầu như không dùng được. Lỗi này một phần ở thầy đấy nhà giáo ạ, bệnh vô cảm chắc chắn không phải do lỗi của gia đình, xã hội theo như logic lập luận của thầy, con người ta ác với nhau như vụ siêu thị làm nhục trẻ em ở Chư sê, chắc do mấy cô nhân viên kia tiếp nhận mô hình giáo dục ở thế giới khác chắc...tôi lấy vài ví dụ để thấy rằng thầy cần đọc và nghiên cứu triết lý giáo dục đương đại đi, cả dân tộc này khổ vì mô hình nhân cách đặt sẵn của thầy rồi, Đảng cũng phải quyết tâm đổi mới toàn diện, căn bản giáo dục kia mà và chắc chắn cái gọi là mô hình nhân cách nó phải khác và giáo dục dạy dỗ cũng phải khác, thầy đã từng nghe chuyện có thật mà như đùa không về một đề kiểm tra môn văn - tiếng việt của học sinh lớp 4 chưa, nếu chưa thì nán lại để đọc nhé. Cô giáo ra đề" em hãy tả cảnh bố em thường đọc báo vào buổi tối" trong lớp có một em không làm bài, cô giáo rất không hài lòng, mời phụ Huynh lên làm việc, qua tìm hiểu thì hóa ra em không có bố, bố em mất khi em chưa chào đời, vậy thì kiến thức thực tế ở đâu để em tả bố, cô thì chưng hửng, học trò nọ và mẹ em lại bị nỗi đau mồ côi giày vò. Bá đạo là ở chỗ đó đó thầy, thầy hiểu bá đạo là thế nào chưa ạ.
Bác Hùng đừng xóa cái còm của nhà giáo nhé, vi em đọc nội dung của thầy ấy em hình dung văn hóa thầy đến đâu rồi, cứ để mọi người hình dung cái gọi là định hướng mô hình nhân cách của nhà giáo nhé, thú thật tôi rất muốn diện kiến với nhà giáo này lắm để học hỏi vài chiêu cách góp ý với người khác, sao giống hàng ....quá, thầy này chắc dạy them điên cuồng đây.
Bài BÁ ĐẠO của anh hay quá. Vừa buồn cười vừa ..chua xót.Nhưng chua xót hơn, đến bây giờ vẫn còn "nhà giáo " đã gửi com.. đến anh
Thế là đây rồi. Siêu thị là chợ, đúng nghĩa của hắn. Nếu, không có mái che mưa, che nắng cho mấy ả bán hàng thì đúng là cái chợ trời. Đã là chợ thì các bọ muốn nói năn, làm gì chả được.
Cách hành sự của mấy còm này giống giọng điệu Nguyễn Quang Lập!
Người thầy giáo, Cô giáo là một mẫu người với những gì cao đẹp nhất được xã hội từ xưa quý trọng. Trước hết, người thầy, người Cô là những con người đã dành trọn công sức và tâm huyết để trao lại cho học trò của mình một thứ tài sản vô giá đó là : “đạo làm người”. Trong thời khắc cả nước và nhân dân ta đang chăm lo cho ngành giáo dục, chúng ta cùng nhau nghĩ về phẩm chất đạo đức cao đẹp của người Thầy, người Cô trong giai đoạn hiện nay.
" Không Thầy, đố mầy làm nên"
Những nhà giáo chân chính. Không bao giờ nhận mình là nhà giáo trên mạng xã hội đâu cái người kí tên là nhà giáo khi comment ạ. Tởm không thể tả. Không khéo chính cái người comment ấy đã dạy học trò viết những câu văn miêu tả ngây ngô ấy cũng nên.
Trước đây, mình cũng là Thây giáo gần 20 năm cầm phấn, sau đó mình bị mất dạy, lại vô giáo dục (về phòng); thời gian sau lại vô tổ chức (về BTC). Vậy, xem mấy lời giáo điều của vị "nhà giáo" GL, mình giận lắm. Vị này phi thực tế, chỉ nói suông nó không còn phù hợp với giai đoạn hiện nay. Nói sơ vậy, không bình nhiều.
Thi thoảng ghé qua blog của VCH, xem tên nhà giáo, nhưng hắn lặn mất tăm.huhu
Ăn thua gì , nghe tả đây .
Quê hương XHCN của em rất giàu và đẹp, đời sống nhân dân được ấm no, tự do từ khi cỏ Vầng Dương chói loà .
Quê em TIVI , Tủ Lạnh chạy đầy đường
Đăng nhận xét