Mình làm cái Tạp chí Văn Nghệ Gia Lai này từ năm 1981, tức là lên cái được giao làm ngay. Những ngày đầu là làm... cu li, cật lực đặt bài, biên tập... đủ thứ rồi... nộp cho dăm bác duyệt, về đến tay mình nó nát bét ra, lại kỳ cạch làm lại cho nó ra tấm ra món, lại nộp lên, lại bị...
Mà các bác ấy chủ yếu là thích sửa để chứng tỏ mình oai chứ chắc chắn là chả hiểu đầu cua tai nheo gì, chả biết nó hay nó dở thế nào.
Đấy là thời cấm kỵ, có những từ, những vấn đề bây giờ cứ toang toang nói, nhưng hồi ấy mà hở ra nói là "bị" ngay. Cho nên ăn trộm ăn cắp người ta gọi là tham ô, trấn lột người ta gọi là ăn hối lộ...
Sau bao nhiêu năm, cuối cùng mình được quản lý một tòa soạn, trên dăm người, dưới 1 người.
Và mình in cái truyện ngắn "Thằng chó đẻ" của Trần Duy Phiên.
Đấy là một cái truyện rất bình thường, nó nói về cái ác của con người. Những người trông hoành tráng thì lại khốn nạn, trong khi những thằng như cái thằng chó đẻ ấy, tận cùng con người nó là đốm sáng của lương tri. Đại loại thế, tôi nhớ láng máng.
Nhưng bão tố nổi lên.
Cũng lúc ấy anh Trần Duy Phiên cũng in một cái truyện ngắn "Kiến và người" ở tạp chí Đất Quảng, hồi ấy là của Hội VHNT Quảng Nam Đà Nẵng, hình như anh Thanh Quế làm Tổng biên tập.
Truyện này cũng bị đánh, nhưng ở QNĐN người ta oánh nhẹ hơn, có văn hóa hơn.
Ở GL KT, tờ báo địa phương liên tục mấy số in bài của các bác "bạn đọc" làm ở VPTU, ở ban TG nổ ùng oàng, kết tội BBT tạp chí chuyển lửa về quê hương. Mình lên tận tòa soạn, gặp nữ phó tổng, đề nghị phải in bài đối thoại. Vì đây là một cuộc trao đổi chứ không phải kết tội một phía. Nhưng không được chấp nhận, chỉ mỗi một phía ùng oàng bắn. Có mấy cuộc họp để kiểm điểm, tất nhiên mình cũng... cứng đầu, không dễ gì bắt nạt. Mình nhớ trong một cuộc mình có nói: văn học có chức năng dự báo, cái truyện này nó dự báo sự thoái hóa băng hoại của con người. Một bác phó ban đứng lên quát mình: anh đừng láo, Đảng và nhà nước quy định văn học có 3 chức năng là giáo dục, nhận thức và thẩm mỹ, mà anh dám nói văn học đa chức năng, anh ăn học mà nói thế à? Trong cuộc ấy, có bác này là học hành bài bản nhất, nguyên là giáo viên trường dân tộc nội trú. Huhu quát đến thế mà mình vẫn... cãi, dù nói thật trong bụng cũng... run.
Không đối thoại được ở tờ báo đang tổ chức oánh mình (và đồng đội kia), mình tổ chức 1 số Tạp chí đặc biệt chuyên về "Thằng chó đẻ", tập hợp tất cả các bài anh em văn nghệ sĩ viết về truyện này, tút tát lại cho nó ra thể tài tạp chí, rồi in. Cuối chùm còn "dọa" số sau chúng tôi sẽ tiếp tục bàn về vấn đề này. Những tác giả viết cho Tạp chí hồi ấy, mà viết khá hay, giờ đọc lại vẫn thích là Phạm Đức Long, PHạm Minh Mẫn, Đặng Cường, mình, tất nhiên, và mấy người nữa...
Tạp chí ra rất oách, nhiều người tìm đọc và ủng hộ. Phó chủ tịch tỉnh kêu mình lên: Thôi ông ạ, trả lời 1 số được rồi, báo cũng sẽ không in nữa, ông thôi đi nhé. Thú thật mình thấy ông này kêu mình lên, tưởng ông ấy cũng ùng oàng với mình, ai ngờ ông ấy nhẹ nhàng một cách bất ngờ thế. Mình cười ha hả, thực ra em đề số sau tiếp tục là nói cho "oai" chứ em cũng định 1 số rồi thôi.
Té ra sau mới biết, cũng chả phải tự nhiên tờ báo kia dở dói chuyện này ra oánh, mà có sự xúi bẩy của mấy chuyên viên, và sau chính mấy ông này trực tiếp viết bài oánh. Nhưng thuở ấy, trình độ các ông ấy rất gà mờ, nên viết nó rất hài hước dù quy chụp rất ghê, cứ như tác giả và người cho in bị bắt đến nơi ấy.
Còn chị P TBT nọ, sau làm TBT tờ báo ấy, sau nữa ra HN làm ở văn phòng 1 bộ, có lần gặp lại, chị này cười hô hố- chị này rất vô tư- bảo hồi ấy tôi chả nghĩ gì sâu xa đâu, thấy các chú bảo thì làm. Nhưng sau này ra HN thì thấy, té ra những gì ông nói đều đúng cả. Tôi ngây thơ quá...
Hồi ấy có những tin đồn rất kinh, ví dụ Trần Duy Phiên sẽ bị bắt, tôi sẽ bị... cách chức. Hihi thì mình có lo thì lo cho Phiên thôi chứ mình có chức quái gì mà cách. Hồi ấy mình được giao phụ trách cái tòa soạn ấy bằng... mồm, có quyết định đẹo gì đâu, và mình cứ làm thế, một thời hăng say và nhiệt huyết, không sợ gì cả, chỉ sợ cái dốt, cái sai, chứ đã thấy đúng là quyết làm bằng được, bảo vệ bằng được. Nên vài ông có thơ dở, nhất là mấy bác lãnh đạo, thù mình hơn thù... Tây vì mình không in thơ các bác ấy, hiihi, nhờ thế mà môi trường thơ ở GL khá lành. Chứ ngay giờ xem các tạp chí văn nghệ địa phương, thơ quan chức vẫn nhiều lắm. Quan chức mà thơ hay thì quá quý, chứ thơ hổ lốn rồi cứ in rồi khen vống lên, thì trước hết là mình hại mình, rồi là hại bạn đọc, tiếp đến là hại các bác ấy...
Tạp chí thời in Typo trên giấy 2 mặt, bìa in kẽm làm tận TP HCM |
Hồi ấy thằng Trương Duy Nhất còn hăng hái làm thơ lắm, sau này nó mới... chửi thơ, hiih |
Bìa số Tạp chí có truyện ngắn "Thằng chó đẻ" |
Chức mọn của mình hồi ấy, hì |
18 nhận xét:
Thứ nhất là phải thừa nhận rằng từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, VHNTGL đã làm được một việc đáng nể và mang tính đi trước thời đại rùi. Thứ hai, bác Hùng sai một lỗi chính tả: "sâu xa" chứ không phải "sâu sa". Thứ ba, bà PTBT báo GL chẳng xứng làm ở vị trí ấy vì bà ấy phải thể hiện chính kiến của bà ấy chứ? Bà này đã từng học ở Trường Đảng ngoài Trung ương mà. Tôi có biết bà ấy.
VCH cà kê về "thời xa vắng", thấy " thân phận" nhể. Tôi chả liên quan gì đến văn hóa nghệ thuật như bác, thế mà cũng " thân phận" lắm. Khi mới nhận công tác ít năm, ông tổ chức gọi tôi lên nói: cậu đừng đi sau, vì sẽ bị lạc hậu, nhưng cậu càng không được đi trước, vì sẽ bị lạc lõng!
Cơ khổ, mới ra trường, là thằng cu con chứ thá gì mà đòi đi trước ai...Tôi mới trả lời là em không dám, thôi từ nay em xin...đi ngang, hihi...( bắt chước mấy chú bộ đội trả lời câu hỏi của bọ trước khi vào Nam chiến đấu.).
Làm thầy (lãnh đạo) thằng ngu ( lính) đã khổ rồi, đằng này còn bị làm trò (lính) của thằng ngu ( lãnh đạo) thì...thôi rồi Lượm ơi...
@Nặc danh:
Cám ơn bạn, tôi gõ trực tiếp nên bị 1 lỗi, tôi sửa ngay đây.
Chuyện quan chức dốt nát chụp mũ thì nhiều lắm. Cái đận em ở Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Kon Tum có một số ông cán bộ cũng to to và cả cán bộ ở Công an tỉnh lên làm việc bảo phải có ý kiến oánh truyện ngắn ông này, ông kia em bình luận, cãi lại tới bến. Còn dù không hề nịnh anh nhưng khách quan mà nói Tạp chí Văn nghệ Gia Lai vẫn là một trong những tạp chí có chất lượng về tác phẩm văn nghệ. Đúng là khối tạp chí đăng những cái tào lao không. Em mà làm biên tập thì những tác phẩm đó vứt hết. Thời em còn làm biên tập báo cũng chả nể nang ông cộng tác viên nào nếu tác phẩm không có chất lường là loại. He he, lắm ông cũng thù em như thù bọn khủng bố anh à!?
Cậu Võ Công Phúc nhé. Cậu nói phét đấy, kon Tum đã nuôi, dạy cho cậu nên người đấy nhé. Thời cậu ở BTG KT cậu làm ảnh hưởng đến uy tín của ban này dữ lắm cậu biết không? Tác phong, quan hệ lăng nhăng 1 thời của cậu KT ai chả biết, đừng bốc phét nữa nhé cậu.
Tên bất lương, lúc còn ở làm việc: Bẩm, thưa, cho em xin... da, vâng răm rắp. Khi rời khỏi, nói chả ai chấp nhận được. bạn có ăn, có học nên thận trọng trong nhời nói. Đấy là cái bản chất của bại bây giờ mới lòi ra đấy.
TÔI CHẢ BIẾT THUỶ LÀ AI, THOA LÀ AI, NHƯNG NHỮNG VIỆC TÔI LÀM MỌI NGƯỜI ĐỀU BIẾT CẢ VÀ TÔI CŨNG KHÔNG CÓ GÌ PHẢI GIẤU VÀ TÔI NGHĨ MÌNH CHẲNG LÀM ẢNH HƯỞNG GÌ AI. VÀ AI ĐÓ CÓ CÁI THÓI NỊNH BỢ THÌ CỨ NGHĨ NGƯỜI KHÁC NHƯ MÌNH CHỚ TÔI CHƯA HỀ KHUẤT PHỤC TRƯỚC CƯỜNG QUYỀN ĐIỀU NÀY THÌ AI CŨNG BIẾT. CÒN BẠN NÓI TÔI QUAN HỆ LĂNG NHĂNG RỒI LẠI NÓI NÊN NGƯỜI THÌ THẬT LÀ BUỒN CƯỜI ĐẤY, LẠI THÊM NÓI KON TUM NUÔI DẠY TÔI NÊN NGƯỜI LÀ CHỈ MỘT PHÍA THÔI. ĐÀNH RẰNG MẢNH ĐÁT NUÔI TA THÀNH DŨNG SĨ NHƯNG TÔI CŨNG LÀM VIỆC, CỐNG HIẾN ĐẤY BẠN VÀ TÔI CŨNG KHÔNG QUÊN ƠN VỚI MẢNH ĐẤT, CON NGƯỜI KON TUM. TÔI CHỈ NÓI LÊN CÁI ẤU TRĨ VÀ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI NHƯ ANH HÙNG ĐÃ NÊU VÀ TÔI HOÀN TOÀN CÓ THỂ NÊU CỤ THỂ RA TỪNG TRƯỜNG NHƯNG VÌ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁ NHÂN HỌ NÊN TÔI KHÔNG NÊU RA MÀ THÔI. TÔI CHỈ NÓI MỌI LẦN CHO RÕ CHỨ KHÔNG CÓ Ý TRANH LUẬN VỚI NHỮNG KẺ HÈN VÀ GIẢ DANH ĐÂU. DÙ TÔI CŨNG ĐOÁN ĐƯỢC MỘT VÀI CÁI TÊN CỤ THỂ! Ở ĐỜI NÀY THẬT VÀNG THÌ SỢ CHI LỬA, CHỈ CÓ NHỮNG KẺ CHẢ RA GÌ MỚI NÚP BÓNG CHỬI ĐỔNG MÀ THÔI! XIN LỖI ANH VĂN CÔNG HÙNG VÌ ĐÃ NÓI NHỮNG ĐIỀU NÀY TRÊN BLOG CỦA ANH, DÙ EM KHÔNG HỀ MUỐN!
Người mới ra trường thường hay chê thủ trưởng dốt. Sau này khi trở thành thủ trưởng lại bị mấy anh mới ra trường chê dốt.
Xét ra như thế là hậu sinh khả úy.
Nhưng xét lại thì thấy thế hệ nào cũng dốt cả.
Cho nên khi về hưu thì ai cũng khoe mình tững là người tài ở cơ quan nhưng không được trọng dụng hoặc bị đối xử không công bằng.
Những năm 80 mà anh Hùng làm được tạp chí như vầy thì oai thật , ngó qua chả thua Văn nghệ quân đội mấy tí .
VNQĐ là tạp chí tui cực khoái , đến giờ vẫn khoái .
Bạn Phúc nâng cái TÔI lên cao ngất ngưỡng hơn cả dãy trường sơn và dài hơn cả dòng sông Đakla thơ mộng đang ưỡn mình chịu bão táp phong ba! Tôi nói thật bạn Phúc nhá. Bạn chả cống hiến gì cho mãnh đất truyền thống KonTum của chúng tôi đâu. Bạn chỉ lên đây lo vun vén (về mọi mặt) cho bản thân và gia đình bạn thôi. Bạn còn tac oai, tác quái cái giá rồi bạn sẽ trả và phải trả thôi. "ko có thầy đố mày làm nên" nên suy ngẫm lại câu nói của cha ông nhá.
“... Đường lên xứ lạ kon Tum
Quanh quanh đèo chật, trùng trùng núi cao...
Đường lên Đăk Sút, Đăk Pao
Đèo leo ngọn thác cầu treo mặt nghềnh... ”
(Tố Hữu – Tiếng hát đi đày)
Bạn Phúc nhớ đọc, thuộc bài thơ này.
TuDalinh
Võ công Phúc đâu phải là nhà văn, nhà báo nổi danh như Văn công Hùng ở cái mãnh đất tây nguyên giàu truyền thống cách mạng? Đất kon tum lớp hàng trên ai chả biết danh của nhà thơ VCH. Nhà báo VCP hàng dưới,chưa đỗ ông nghè lại đòi đe thằng tổng và chă có bài thơ, bài báo nào được nhân dân và cán bộ ở đây đánh giá có hạng cả. Khiêm tốn nhé cậu út.
Cậu út (VCP) năm nay cũng đã 45 mùa xuân rồi đấy. Cái tuổi này bước vào đời đã rất chững chạc rồi. thế mà chưa nhận ra mình sắp U5 chục? Lương ai trả cho cậu út về nuôi vợ, nuôi con? Thế còn đi nguyền xã hội tốt đẹp này? Nhiều bạn tại BTG, BKT....phản ứng rất gay gắt với lời xấc xược của cậu út đất.
Cái ông Võ Công Phúc này lạ kì quá, đã "DÙ EM KHÔNG HỀ MUỐN!" thì thôi đi. Còn còm cái nổi gì
Mời Võ Công Phúc đến mình đi uống Cà phê tranh luận mấy sự đời nhé.
He he, có còn bọn hèn hạ, giả danh nào vào đây chửi đổng nữa không nào? Ớn mửa quá. Nếu đường đường chính chính thì tranh luận, nói năng một cách đàng hoàng chứ như thế này thì ông đây không chấp đâu. Thôi, mà ông cũng chả rảnh để mà tranh luận với tên hèn nữa!
Con tưởng chỉ có những ngành khác mới có hiện tượng ưu tiên quan chức chứ báo chí, văn thơ mà cũng in bài theo chỉ tiêu ưu tiên quan chúc sao. Umh, nhắc đến chuyện này con nhớ mình có đọc trên một tạp chí (con không nhớ rõ tạp chí nào) có bài viết để vinh danh 1 nhà thơ đã qua đời nhưng đọc xong lại thấy nội dụng viết về tính cách của người tuổi Hợi nhiều hơn là nói về thơ và đời của nhà thơ. Có lẽ đó cũng là 1 bài đăng được ưu tiên.
Đăng nhận xét